Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 24 (có đáp án): Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 24 (có đáp án): Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

  • 500 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Khi tấn công Đà Nẵng (1858), thực dân Pháp thực hiện kế hoạch

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Tại Đà Nẵng, Pháp thực hiện kế hoạch“đánh nhanh thắng nhanh”, chiếm xong Đà Năng sẽ kéo thẳng ra Huế nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng (SGK – Trang 115).


Câu 2:

21/07/2024

Người chỉ huy quân dân Việt Nam anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân dân ta chống trả cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng (SGK – Trang 115).


Câu 3:

21/07/2024

Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng quân Pháp đã kéo tới

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng quân Pháp đã kéo tới thành Gia Định (SGK – Trang 115).   


Câu 4:

23/07/2024

Người bị ép phải nộp thành không điều kiện vào ngày 20/6/1867 khi quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Ngày 20/6/1867 khi quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long đã ép Phan Thanh Giản nộp thành, nhân đó Pháp chiếm các tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn.


Câu 5:

19/07/2024

Trước các hoạt động xâm lược của Pháp ở Đông Nam Kì, ngày 5//6/1862, triều đình nhà Nguyễn đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trước các hoạt động xâm lược của Pháp ở Đông Nam Kì, ngày 5//6/1862, triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.


Câu 6:

21/07/2024

Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn (SGK – Trang 116).


Câu 7:

21/07/2024

Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, ba cửa biển triều đình Huế đồng ý mở cho Pháp vào buôn bán là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, ba cửa biển triều đình Huế đồng ý mở cho Pháp vào buôn bán là Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên (SGK – Trang 116).


Câu 8:

21/07/2024

Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Trương Định được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp.


Câu 9:

22/07/2024

Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Từ giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước phương Tây nói chung, Pháp đang rất cần thị trường và thuộc địa, nhu cầu này thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam.


Câu 10:

22/07/2024

Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình vì Việt Nam

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình vì Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên và nhân công dồi dào và thị trường rộng lớn.


Câu 11:

22/07/2024

Nửa đầu thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nửa đầu thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.


Câu 12:

19/07/2024

Ý nào không phải lí do mà Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đà Nẵng không phải là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, vì vậy đây không phải là lý do mà Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nước ta.

D đúng 

- A sai vì vị trí chiến lược này cho phép họ nhanh chóng tiếp cận và gây áp lực trực tiếp lên triều đình Huế, trung tâm quyền lực của nhà Nguyễn.

- B sai vì cảng này cho phép tàu chiến Pháp dễ dàng tiếp cận, đổ bộ và cung cấp hậu cần cho chiến dịch quân sự.

- C sai vì Đà Nẵng gần kinh đô Huế, trung tâm quyền lực của nhà Nguyễn, nên việc chiếm được Đà Nẵng sẽ tạo áp lực trực tiếp và nhanh chóng lên triều đình.

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .


Câu 13:

22/07/2024

Kết quả của cuộc tấn công Đà Nẵng của Pháp là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Sau 5 tháng xâm lược Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà và phải chuyển hướng tấn công Gia Định.


Câu 14:

20/07/2024

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình nhà Nguyễn đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Sau Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình đã tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ (SGK – Trang 117).


Câu 15:

08/10/2024

Tháng 6/1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Tháng 6/1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (SGK – Trang 118).

*Tìm hiểu thêm: "Phong trào kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược lan rộng ra cả nước (1873-1884)"

a) Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874)

- Thực dân Pháp tiếp tục kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì, Trung Kì sau khi chiếm được Nam Kì.

- Cuối năm 1873, Ph. Gác-ni-ê dẫn quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội, gặp sự chống cự của binh sĩ do Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy.

- Ph. Gác-ni-ê mở rộng đánh chiếm nhiều tỉnh thành, gây nổi lên cuộc kháng chiến của quân dân ta.

- Ngày 20-11, quân Pháp bị đánh bại tại Sơn Tây, giết chết tên chỉ huy là Ph. Gác-ni-ê, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.

- Năm 1874, triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

 


Câu 16:

21/07/2024

Những nhà yêu nước dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Những nhà yêu nước dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị (SGK – Trang 118).


Câu 17:

22/07/2024

Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mời hết người Nam đánh Tây” là của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Nguyễn Trung Trực khi bị giặc bắt đem ra chém, ông đã nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mời hết người Nam đánh Tây” (SGK – Trang 119).


Câu 18:

21/07/2024

Thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây vì thái độ do dự và nhu nhược không kiên quyết kháng chiến của triều đình Huế.


Câu 19:

22/07/2024

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống lại

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bao hàm hai nhiệm vụ vừa chống thực dân Pháp xâm lược vừa chống phong kiến đầu hàng.


Câu 20:

15/07/2024

Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Điều khoản: nhà Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.


Bắt đầu thi ngay