Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu có đáp án
-
423 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
08/10/2024Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là
Đáp án đúng là: D
Giải thích: - Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là lãnh chúa và nông nô.
+ Lãnh chúa phong kiến hình thành từ bộ phận: quỹ tộc quân sự và tăng lữ được nhà vua phân phong ruộng đất.
+ Nông nô hình thành từ bộ phận: nô lệ được giải phóng và nông dân mất ruộng đất.
*Tìm hiểu thêm: "Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu"
- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng, bị chia thành Đông La Mã và Tây La Mã
- Đến nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476).
- Các chính sách của người Giéc-man:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước của La Mã; thành lập nhiều vương quốc mới, như: Đông Gốt, Tây Gốt, Ăng-lô-xắc-xông, Phơ-răng…
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Câu 2:
23/07/2024Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?
Đáp án đúng là: C
- Trong xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận: quỹ tộc quân sự và tăng lữ được nhà vua phân phong ruộng đất (SGK 7 - trang 6)
Câu 3:
22/07/2024Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào?
Đáp án đúng là: D
- Trong xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận: nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng (SGK 7 - trang 6)
Câu 4:
21/07/2024Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã
Đáp án đúng là: A
Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã tràn xuống nhâm nhập La Mã (SGK 7 - trang 5).
Câu 5:
06/11/2024Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng, toàn quyền cai quản như một vị vua (SGK 7 - trang 6).
*Tìm hiểu thêm: "Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu"
* Sự hình thành:
- Đến thế kỉ IX, những vùng đất đai rộng lớn nhanh chóng bị các quý tộc biến thành khu đất riêng của mình, gọi là lãnh địa phong kiến và họ trở thành lãnh chúa.
- Mỗi lãnh chúa như “ông vua” cai quản lãnh địa của mình => đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản ở Tây Âu thời kì này.
* Khái niệm lãnh địa phong kiến: là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần, được coi là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
* Đặc điểm kinh tế: mang tính tự cung tự cấp, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
+ Nông nô: sản xuất lương thực, thực phẩm và mọi thứ đồ dùng để phục vụ nhu cầu trong lãnh địa.
+ Chỉ mua từ bên ngoài những thứ không sản xuất được như: sắt, muối và một số hàng xa xỉ (lụa, hương liệu,… từ các nước phương Đông).
* Đời sống trong các lãnh địa:
- Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô.
- Nông nô là lực lượng sản xuất chính, nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy, phải nộp tô và nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa như: thuế cưới xin, thuế ma chay,..
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Câu 6:
22/07/2024Thiên Chúa giáo do ai sáng lập ra?
Đáp án đúng là: A
Thiên Chúa giáo do Chúa Giê-su sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I tại vùng Giu-đê.
Câu 7:
23/07/2024Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
Đáp án đúng là: B
Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là các lãnh địa phong kiến (SGK 7 - trang 6).
Câu 8:
22/07/2024Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
Đáp án đúng là: A
- Đặc điểm của lãnh địa:
+ Là vùng đất do vua ban cấp cho quý tộc tăng lữ dưới sự cai quản của các lãnh chúa phong kiến.
+ Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế trong lãnh địa mang tính tự cung, tự cấp, rất ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
+ Cư dân trong lãnh địa gồm: nông nô và lãnh chúa. Nông nô là lực lượng sản xuất chính, tạo ra mọi của cải vật chất trong lãnh địa; lãnh chúa không tham gia vào đời sống sản xuất, mà sống sa hoa dựa trên sự bóc lột nông nô.
Câu 9:
19/07/2024Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến ở châu Âu mang đặc điểm như thế nào?
Đáp án đúng là: B
- Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến mang tính chất: khép kín, tự cung, tự cấp. Điều này được thể hiện ở việc:
+ Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra.
+ Người ta chỉ trao đổi với bên ngoài những thứ mà họ không tự làm được như: muối, sắt, lụa, hương liệu…
Câu 10:
31/10/2024Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
Đáp án đúng là: C
Hoạt động kinh tê chủ yếu trong các lãnh địa là nông nghiệp mà nông nô là những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất.
→ C đúng
- A, B, D sai vì họ chủ yếu giữ vai trò quản lý, điều hành và bảo vệ quyền lực, trong khi lực lượng sản xuất chủ yếu là nông dân và tá điền, những người thực sự tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Những người này đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra của cải, sản phẩm để nuôi sống xã hội phong kiến.
*) Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
* Sự hình thành:
- Đến thế kỉ IX, những vùng đất đai rộng lớn nhanh chóng bị các quý tộc biến thành khu đất riêng của mình, gọi là lãnh địa phong kiến và họ trở thành lãnh chúa.
- Mỗi lãnh chúa như “ông vua” cai quản lãnh địa của mình => đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản ở Tây Âu thời kì này.
* Khái niệm lãnh địa phong kiến: là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần, được coi là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
Lãnh địa phong kiến (tranh minh họa)
* Đặc điểm kinh tế: mang tính tự cung tự cấp, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
+ Nông nô: sản xuất lương thực, thực phẩm và mọi thứ đồ dùng để phục vụ nhu cầu trong lãnh địa.
+ Chỉ mua từ bên ngoài những thứ không sản xuất được như: sắt, muối và một số hàng xa xỉ (lụa, hương liệu,… từ các nước phương Đông).
* Đời sống trong các lãnh địa:
- Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô.
- Nông nô là lực lượng sản xuất chính, nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy, phải nộp tô và nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa như: thuế cưới xin, thuế ma chay,..
Đời sống nông nô và lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Câu 11:
22/07/2024Cư dân chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là
Đáp án đúng là: D
Cư dân chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là thợ thủ công và thương nhân (SGK 7 - trang 7).
Câu 12:
23/07/2024Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?
Đáp án đúng là: D
Nông nô vẫn có quyền kết hôn và có gia đình riêng nhưng phải nộp thuế cưới xin cho lãnh chúa.
Câu 13:
19/07/2024Sự ra đời của các thành thị trung đại đã có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển của các nước Tây Âu, ngoại trừ việc
Đáp án đúng là: D
Sự ra đời của các thành thị trung đại góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, đưa đến sự hình thành của chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu thời trung đại.
Câu 14:
19/07/2024Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện chủ yếu là do
Đáp án đúng là: B
Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện chủ yếu là do sự phát triển của hoạt động sản xuất.
+ Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
+ Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ.
=> Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa, họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời.
Câu 15:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Thiên Chúa giáo?
Đáp án đúng là: B
Thiên Chúa giáo do chúa Giê-su sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu có đáp án (422 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4. Phong trào cải cách tôn giáo có đáp án (532 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3. Phong trào Văn hóa phục hưng có đáp án (418 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lý từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI có đáp án (363 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại có đáp án (261 lượt thi)