Trắc nghiệm KTPL 10 CTST Bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng có đáp án
Trắc nghiệm KTPL 10 CTST Bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng có đáp án
-
144 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Vì sao tín dụng có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế?
Đáp án đúng là: D
Tín dụng có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế vì hoạt động của ngân hàng chủ yếu là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng cho các đơn vị kinh tế vay, hơn nữa việc đầu tư tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo tránh rủi ro tín dụng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
Câu 2:
20/07/2024Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Thông tin: Ông D có nhu cầu vay tiền ngân hàng để mua nhà ở. Với khả năng tài chính hiện tại, ông chỉ trả được 40% trị giá ngôi nhà. Ông dự định đến ngân hàng để vay 60% số tiền còn lại. Khi xem xét hồ sơ của ông, ngân hàng quyết định cho ông vay 60% số tiền còn lại trong thời hạn 10 năm với lãi suất 8,2 %/năm. Đổi lại, ông phải thế chấp sổ đỏ của ngôi nhà. Trong vòng 10 năm, ông D phải cam kết hoàn trả số tiền lãi và vốn đúng tiến độ thì mới được nhận lại sổ đỏ.
Ngân hàng đóng vai trò gì trong mối quan hệ vay mượn tiền để mua nhà của ông D?
Đáp án đúng là: C
Trong trường hợp trên ngân hàng đóng vai trò là bên cho vay, đảm bảo nhu cầu về vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân ông D.
Câu 3:
23/07/2024Ông A có một căn hộ mới xây dựng được thế chấp tín dụng định giá 2 tỷ đồng. Theo quy định của Luật Nhà ở, ông được quyền gì?
Đáp án đúng là: A
Theo quy định của Luật Nhà ở, ông A có quyền thế chấp tín dụng 2 tỷ đồng theo định giá và chỉ duy nhất tại một ngân hàng.
Câu 4:
13/10/2024Nội dung nào dưới đây không phải vai trò của tín dụng?
Đáp án đúng là: D
Vai trò của tín dụng: Tín dụng đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế; tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất; tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
D đúng
- A sai vì đây là kết quả mà tín dụng mang lại, chứ không phải vai trò cốt lõi của nó. Vai trò của tín dụng chủ yếu là cung cấp công cụ tài chính và tạo điều kiện cho việc luân chuyển nguồn vốn, từ đó mới đáp ứng được nhu cầu về vốn và tiêu dùng trong xã hội.
- B sai vì đây là một trong những hậu quả hoặc kết quả của việc sử dụng tín dụng, chứ không phải là mục tiêu chính.
- C sai vì vai trò của tín dụng chủ yếu là cung cấp nguồn vốn để hỗ trợ mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, chứ không chỉ tập trung vào một số ngành nhất định.
Tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển và ổn định. Đầu tiên, tín dụng giúp cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ. Việc tiếp cận vốn tín dụng cho phép doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Thứ hai, tín dụng cũng hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình trong việc tiêu dùng và đầu tư, giúp họ có khả năng mua sắm nhà ở, phương tiện, hoặc đầu tư cho giáo dục và sức khỏe. Điều này không chỉ cải thiện đời sống của người dân mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định thị trường tài chính. Các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể kiểm soát và phân bổ nguồn vốn hiệu quả, giúp cân bằng cung cầu trong nền kinh tế. Thông qua tín dụng, các ngân hàng có thể điều tiết lượng tiền trong lưu thông, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả.
Cuối cùng, tín dụng còn tạo ra mối liên kết giữa các thành phần trong nền kinh tế, như giữa người cho vay và người đi vay, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và phát triển chung. Tổng thể, tín dụng là một công cụ thiết yếu để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính.
Câu 5:
20/07/2024Khi đến hạn, bên vay tín dụng có nghĩa vụ gì?
Đáp án đúng là: A
Tín dụng là quan hệ cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay. Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn. Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (hoặc tài sản) ban đầu và lãi suất.
Câu 6:
23/07/2024Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm của tín dụng?
Đáp án đúng là: D
Tín dụng là quan hệ cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay. Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn. Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (hoặc tài sản) ban đầu và lãi suất.
Câu 7:
19/07/2024Tín dụng có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm của tín dụng: dựa trên cơ sở lòng tin; tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi; tính thời hạn.
Câu 8:
21/07/2024Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của tín dụng?
Đáp án đúng là: D
Vai trò của tín dụng: Tín dụng đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế; tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất; tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
Câu 9:
15/07/2024Chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng được gọi là gì?
Đáp án đúng là: A
Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng là tiền lãi phải trả cho khoản mua tín dụng.
Câu 10:
18/07/2024Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của tín dụng?
Đáp án đúng là: C
Đặc điểm của tín dụng: dựa trên cơ sở lòng tin; tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi; tính thời hạn thể hiện ở việc khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (hoặc tài sản) ban đầu và lãi suất.