Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 KNTT Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 KNTT Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
-
172 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Yếu tố nào sau đây được ví như “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển?
Đáp án đúng là: B
- Tiêu dùng được ví như "đơn đặt hàng" của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Câu 2:
18/07/2024Tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
Đáp án đúng là: B
- Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
- Tiêu dùng góp phần định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
- Tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho người sản xuất.
Câu 3:
22/07/2024Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “……. là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng”.
Đáp án đúng là: B
Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng.
Câu 4:
23/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của văn hóa tiêu dùng?
Đáp án đúng là: C
Văn hoá tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội:
- Về kinh tế: văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng….
- Về văn hóa: góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống về tiêu dùng và tiếp thu các giá trị hiện đại.
- Về xã hội:
+ Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người;
+ Góp phần hình thành tư duy chiến lược trên phạm vi rộng lớn, gắn bó chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Câu 5:
21/07/2024Đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào?
Đáp án đúng là: A
Về kinh tế: văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng….
Câu 6:
14/07/2024Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là
Đáp án đúng là: A
- Đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam bao gồm: tính kế thừa, tính giá trị, tính thời đại, tính hợp lí.
Câu 7:
23/07/2024Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam bao gồm: tính kế thừa, tính giá trị, tính thời đại, tính hợp lí.
Câu 8:
22/07/2024Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Thông tin. Trong xã hội truyền thống, các hộ gia đình ở Việt Nam thường có thói quen mua sắm tại chợ truyền thống. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Ngày nay, với sự đa dạng của thị trường, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh các hình thức mua bán truyền thống, số lượng người mua bán và thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng.
Đáp án đúng là: B
Đoạn thông tin trên phản ánh về đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính kế thừa (duy trì các hình thức mua bá truyền thống) và tính thời đại (mua bán và thanh toán trực tuyến).
Câu 9:
14/07/2024Đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
Thông tin. Người Việt hiện nay đang dần văn minh hóa lối sống tiêu dùng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp. Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam đang có sự dịch chuyển về cơ cấu tiêu dùng theo xu hướng giảm tỉ trọng nhu cầu vật chất tối thiểu, dịch chuyển sang những loại hàng hoả hợp thị hiếu và chất lượng cao, dịch chuyển trong tần suất và phương thức mua sắm thiết yếu và tăng tỉ trọng cho nhu cầu tinh thần.
Đáp án đúng là: C
Đoạn thông tin trên phản ánh về đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính thời đại. Điều này được thể hiện thông qua việc: thói quen, hình thức và cách thức tiêu dùng ngày càng đa dạng, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.
Câu 10:
22/07/2024Thói quen tiêu dùng của chị T trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Trường hợp. Chị T mong mỏi, tin tưởng vào hàng Việt Nam ngày càng có giá trị cao về thẩm mĩ và giá trị sử dụng, có thể cạnh tranh với sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Để làm được điều đó, theo chị T, Nhà nước cần tập trung vận động phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm làm cho cầu và tiêu dùng tăng nhanh, tạo cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà thương mại nói chung phát triển sản xuất, cải tiến kĩ thuật, tái cơ cấu tổ chức...
Đáp án đúng là: B
Thói quen tiêu dùng của chị T trong trường hợp trên phản ánh đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính giá trị (hướng tới những giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ).
Câu 11:
23/07/2024Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng
Đáp án đúng là: B
Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 12:
28/09/2024Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải
Đáp án đúng là: D
Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
D đúng
- A sai vì cần các doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Các doanh nghiệp cần tạo ra môi trường tiêu dùng tích cực, giáo dục người tiêu dùng và phát triển các chiến lược tiếp thị hợp lý để thúc đẩy văn hóa tiêu dùng bền vững hơn.
- B sai vì nó chỉ tạo ra khung pháp lý mà không tự động thay đổi hành vi tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tạo ra một nền văn hóa tiêu dùng tích cực và bền vững hơn.
- C sai vì nó chỉ đảm bảo quyền lợi mà không trực tiếp thay đổi thói quen tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc tạo ra sản phẩm chất lượng, giáo dục người tiêu dùng về giá trị và lợi ích của sản phẩm, nhằm thúc đẩy một nền văn hóa tiêu dùng bền vững hơn.
*) Những biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng
- Để xây dựng văn hoá tiêu dùng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
+ Nhà nước cần có chủ trương, chính sách kinh tế, văn hoá phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và thị trường trong nước, thực hiện triệt để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam, hướng tới sản xuất sản phẩm bảo đảm các yếu tố xanh, sạch, bền vững phù hợp với xu hướng toàn cầu.
+ Giáo dục nhân dân thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng hưởng tới những giá trị cốt lõi, bền vững. Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng để xây dựng văn hoá tiêu dùng hàng Việt. Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 13:
03/11/2024Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề văn hóa tiêu dùng?
Đáp án đúng là: A
Văn hóa tiêu dùng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa tiêu dùng trước tiên xuất phát từ phía khách hàng, doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải nghiên cứu, tìm hiểu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
→ A đúng
- B sai vì văn hóa tiêu dùng ảnh hưởng đến thói quen, nhu cầu và lựa chọn của người tiêu dùng, từ đó tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và nền kinh tế. Một nền văn hóa tiêu dùng tích cực có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững, khuyến khích tiêu dùng hợp lý và bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển xã hội.
- C sai vì văn hóa tiêu dùng còn ảnh hưởng đến các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường. Nó không chỉ phản ánh nhu cầu cá nhân mà còn định hình lối sống, giá trị xã hội và thói quen tiêu dùng bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng.
- D sai vì điều này có thể dẫn đến việc tiêu dùng bừa bãi, ảnh hưởng đến tài chính cá nhân và tài nguyên môi trường. Văn hóa tiêu dùng nên khuyến khích sự suy nghĩ và lựa chọn thông minh, giúp người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về giá trị của sản phẩm và trách nhiệm xã hội trong tiêu dùng.
*) Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng
a) Khái niệm văn hoá tiêu dùng
- Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng.
b) Vai trò của văn hoá tiêu dùng
- Văn hoá tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội:
+ Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
+ Là cơ sở duy trì tiêu dùng bền vững, góp phần tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc.
+ Không chỉ tác động đến hoạt động kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc: làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người, góp phần hình thành tư duy chiến lược trên phạm vi rộng lớn, gắn bó chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 14:
26/09/2024Người tiêu dùng Việt Nam luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?
Đáp án đúng là: B
- Tính giá trị trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng ướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
- Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
→ A sai.
- Tính thời đại trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.
→ C sai.
- Tính hợp lí trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
→ D sai.
* Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế
- Tiêu dùng được ví như "đơn đặt hàng" của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.
2. Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng
a) Khái niệm văn hoá tiêu dùng
- Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng.
b) Vai trò của văn hoá tiêu dùng
- Văn hoá tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội:
+ Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
+ Là cơ sở duy trì tiêu dùng bền vững, góp phần tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc.
+ Không chỉ tác động đến hoạt động kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc: làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người, góp phần hình thành tư duy chiến lược trên phạm vi rộng lớn, gắn bó chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Mục lục Giải GDCD 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Câu 15:
17/07/2024Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Đáp án đúng là: A
- Đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam bao gồm: tính kế thừa, tính giá trị, tính thời đại, tính hợp lí.