Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 KNTT Bài 3: Lạm phát
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 KNTT Bài 3: Lạm phát
-
680 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là
Đáp án đúng là: B
- Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
Câu 2:
23/07/2024Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI < 10%) được gọi là tình trạng
>Đáp án đúng là: A
- Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại là:
+ Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
+ Lạm phát phi mã: mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% - 1.000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế.
+ Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
Câu 3:
19/07/2024Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi
Đáp án đúng là: C
Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% CPI < 1000%).
>Câu 4:
22/07/2024Quan sát biểu đồ dưới đây và cho biết: trong giai đoạn 2016 - 2021, ở Việt Nam tình trạng lạm phát ở mức độ như thế nào?
Đáp án đúng là: A
- Giai đoạn 2016 - 2021, tình trạng lạm phát tại Việt Nam ở mức vừa phải (mức độ tăng của giá cả ở một con số).
Câu 5:
23/07/2024Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc
Đáp án đúng là: B
- Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát:
+ Chi phí sản xuất (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, nhân công, thuế,…) tăng cao.
+ Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
+ Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Câu 6:
22/07/2024Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thông tin sau:
Thông tin. Khi mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Ví dụ, trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng trưởng 17%, trong khi đó, tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng tăng tới 73%.
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát được đề cập trong đoạn thông tin trên là: Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Câu 7:
22/07/2024Mức độ lạm phát vừa phải sẽ
Đáp án đúng là: C
- Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
Câu 8:
22/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu của của lạm phát đối với đời sống xã hội?
Đáp án đúng là: C
- Hậu quả của lạm phát đối với xã hội:
+ Giá cả hàng hóa cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khó khăn.
+ Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....
+ Làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản giữa các tầng lớp dân cư không hợp lí (có lợi cho người đi vay; gây thiệt hại cho người cho vay; làm thu nhập thực tế của người lao động giảm; gia tăng tình trạng phân hóa giàu - nghèo,…).
Câu 9:
15/07/2024Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?
Đáp án đúng là: A
Lạm phát khiến cho chi phí đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao, từ đó tác động trực tiếp đến việc các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh, khiến cho sản lượng hàng hóa sụt giảm.
Câu 10:
23/07/2024Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy?
Đáp án đúng là: A
- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:
+ Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,... (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).
+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,... (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).
Câu 11:
27/10/2024Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, nhà nước cần
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, nhà nước cần giảm mức cung tiền.
*Tìm hiểu thêm: "Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát"
- Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát:
+ Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức cho phép.
+ Đưa ra chính sách, biện pháp, sử dụng các công cụ điều tiết để kiềm chế, đẩy lùi lạm phát như: thực hiện chính sách tiền tệ (tăng lãi suất, giảm mức cung tiền,...), thực hiện chính sách tài chính thắt chặt (cắt giảm chi tiêu công), hỗ trợ thu nhập cho người gặp khó khăn, tăng cường quản lý thị trường (chống đầu cơ tích trữ hàng hóa, sử dụng dự trữ quốc gia để bình ổn cung - cầu, bình ổn giá trên thị trường,...).
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết KTPL 11 Bài 3: Lạm phát
Câu 12:
13/07/2024Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
Đáp án đúng là: A
Lạm phát là do mức giá chung của nền kinh tế tăng chứ không phải do một vài loại hàng hóa tăng.
Câu 13:
19/07/2024Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
Đáp án đúng là: B
Tình trạng lạm phát tăng cao, đồng tiền nội tệ bị mất giá trong khi mức lãi suất tiền gửi vẫn giữ nguyên => người gửi tiền bị thiệt.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 KNTT Bài 3: Lạm phát (679 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 KNTT Bài 4: Thất nghiệp (186 lượt thi)