Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 CTST Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 CTST Bài 8: Đạo đức kinh doanh
-
132 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
14/07/2024Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “ ……… là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh”.
Đáp án đúng là: D
- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.
Câu 2:
14/07/2024Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: B
Cửa hàng V thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất.
Câu 3:
15/11/2024Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng đối với các chủ thể sản xuất kinh doang, ngoại trừ việc
Đáp án đúng là: B
- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng; đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế.
* Tìm hiểu thêm về " Đạo đức kinh doanh"
Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyên tắc như tôn trọng, công bằng, minh bạch,… nhằm mục đích hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh cũng là cách mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng, với các doanh nghiệp khác và chính phủ, cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên hay đối phó với dư luận tiêu cực.
Đạo đức kinh doanh không phải là một khái niệm mơ hồ, đây là phạm trù đạo đức được vận dụng vào các hoạt động kinh doanh, gắn liền với lợi ích kinh doanh và ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 4:
22/07/2024Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: A
Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.
Câu 5:
14/07/2024Trong trường hợp dưới đây, hành động nào không phải là biểu hiện đạo đức kinh doanh qua hoạt động của công ty B?
Trường hợp. Công ty B luôn đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu. Đồng thời, công ty áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới đề vận hành phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khẳng định vị thế, xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng. Đối với người lao động, công ty thực hiện đảm bảo lợi ích chính đáng (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,..) theo đúng cam kết. Chính những điều đó đã làm cho các nhân viên trong công ty gắn bó lâu dài và luôn tận tâm, tận tụy trong công việc.
Đáp án đúng là: D
Các hành vi, việc làm phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp B là:
+ Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.
+ Áp dụng mô hình và công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Đảm bảo lợi ích chính đáng theo đúng cam kết với người lao động
Câu 6:
01/10/2024Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: B
Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết là một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
B đúng
- A sai vì nó thể hiện sự thiếu tôn trọng và cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm nguyên tắc công bằng trong kinh doanh.
- C sai vì nó vi phạm nguyên tắc trung thực và minh bạch, gây hại cho người tiêu dùng và làm mất uy tín của ngành nghề.
- D sai vì nó vi phạm nguyên tắc bình đẳng và công bằng trong môi trường làm việc.
*) Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh
- Giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; hướng đến lợi ích chung và có lợi cho nhiều người.
- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong các mối quan hệ cụ thể:
♦ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với khách hàng:
+ Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết;
+ Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh;
+ Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng...
♦ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động:
+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết;
+ Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
♦ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội:
+ Tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật.
♦ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau: vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
Trung thực là một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 7:
15/07/2024Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: A
Nhân viên của Công ty X đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.
Câu 8:
16/07/2024Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần
Đáp án đúng là: A
Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.
Câu 9:
22/07/2024Nhận xét về hành vi của cửa hàng T trong trường hợp dưới đây:
Trường hợp. Cửa hàng T chuyên kinh doanh rau và thực phẩm sạch. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng T đã nhập hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là thực phẩm được nhập từ các nông trường có uy tín trên cả nước. Mỗi ngày, khi không bán hết, cửa hàng T còn ngâm tẩm các loại hóa chất để bảo quản hàng hóa được lâu hơn.
Đáp án đúng là: D
Trong trường hợp trên, cửa hàng T đã vi phạm đạo đức kinh doanh vì đã: buôn bán hàng hóa kém chất lượng nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Câu 10:
14/07/2024Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: D
- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng; đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế.
Câu 11:
22/07/2024Nhân vật nào trong tình huống sau đây đã vi phạm đạo đức kinh doanh?
Tình huống. Ông X mua chiếc tài có tổng dung tích trên 40 m3, máy nổ và các phụ tùng để hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang tàu. Sau khi lắp ráp xong, ông X không đăng kí, đăng kiểm nhưng vẫn sử dụng tàu để khai thác cát. Mặc dù chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ông X vẫn giao tàu cho anh T (con trai) quản lí, sử dụng,trong khi anh T chưa có giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Phát hiện hành vi sai phạm của gia đình ông X, anh M đã báo cáo sự việc với lực lượng công an.
Đáp án đúng là: B
Trong tình huống trên, ông X và anh T đã vi phạm đạo đức kinh doanh, vì hoạt động của ông X và anh T đã vi phạm pháp luật. Cụ thể: khai thác cát trái phép; không đăng kí, đăng kiểm phương tiện giao thông đường thủy,…
Câu 12:
14/07/2024Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: C
Đạo đức kinh doanh không chỉ đề cập đến các chủ thể kinh doanh mà còn cả với người lao động tham gia trong cơ sở kinh doanh đó.
Câu 13:
20/07/2024Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là
Đáp án đúng là: B
- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là:
+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết;
+ Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
Câu 14:
24/09/2024Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: D
Công ty T đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh (cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp A).
D đúng
- A sai vì đó là hoạt động thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu của họ, thay vì gây hại hoặc gian lận.
- B sai vì đây là hành động có trách nhiệm, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm.
- C sai vì đó là việc tuân thủ pháp luật và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
*) Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh
- Giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; hướng đến lợi ích chung và có lợi cho nhiều người.
- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong các mối quan hệ cụ thể:
♦ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với khách hàng:
+ Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết;
+ Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh;
+ Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng...
♦ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động:
+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết;
+ Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
♦ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội:
+ Tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật.
♦ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau: vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đạo đức kinh doanh | Kinh tế Pháp luật 11
Trung thực là một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 15:
23/07/2024Nhận định nào dưới đây sai khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
Đáp án đúng là: D
Chủ doanh nghiệp, người lao động và nhân viên trong doanh nghiệp đều cần thực hiện đạo đức kinh doanh.