Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 17 (có đáp án): Đa dạng nguyên sinh vật
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
-
294 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?
Nguyên sinh vật có kích thước hiển vi, cấu tạo tế bào nhân thực, đa số là cơ thể đơn bào. Một số có cấu tạo đa bào, nhân thực, cố thể quan sát bằng mắt thường (tảo lục).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
19/07/2024Đâu không phải tên một loại nguyên sinh vật
Corona là virut
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
19/07/2024Nguyên sinh vật dưới đây có tên là
Nguyên sinh vật trong hình là trùng biến hình
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
13/07/2024Tại sao tảo lục đơn bào chứa diệp lục, có thể quang hợp nhưng lại không phải thực vật:
Tảo lục đơn bào chứa diệp lục, có thể quang hợp nhưng lại không phải thực vật do thực vật là những sinh vật có cấu tạo cơ thể đa bào mà tảo lục lại có cấu tạo là cơ thể đơn bào
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
22/07/2024Đặc điểm đúng khi nói về trùng sốt rét
Trùng sốt rét sống bắt buộc trong tuyến nước bọt của muỗi Anopeles.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
13/07/2024Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?
Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển vì sống kí sinh nên chúng ít di chuyển, dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh và sinh sản vô tính với tốc độ nhanh để nhanh chóng phá hủy tế bào chủ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
13/07/2024Nguyên sinh vật di chuyển bằng :
Tùy vào cấu tạo cơ thể, nguyên sinh vật có thể di chuyển bằng roi (trùng roi), chân già (trùng biến hình), bào từ (những nguyên sinh vật sống kí sinh), tiêm mao…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
15/07/2024Người ta quan sát hầu hết nguyên sinh vật bằng gì?
Do hầu hết nguyên sinh vật có kích thước hiển vi nên để quan sát người ta sử dụng kính hiển vi, trừ tảo lục (được quan sát bằng mắt thường).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
21/07/2024Nguyên sinh vật nào sau đây, có thể quan sát bằng mắt thường
Tảo lục là nguyên sinh vật có kích thước lớn nên có thể quan sát bằng mắt thường
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
20/07/2024Quan sát hình và cho biết nguyên sinh vật có hình dang gì?
Đa dạng về hình dạng như hình cầu (trùng sốt rét) , hình thoi (trùng roi) , hình giày (trùng giày), hoặc không có hình dạng nào cố định (trùng biến hình), hình oval, hình sao…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
18/07/2024Cấu tạo của nguyên sinh vật gồm:
Đặc điểm cấu tạo nguyên sinh vật:
(1) màng tế bào: bảo vệ bao bọc tế bào
(2) chất tế bào: chứa các bào quan
(3) nhân tế bào: chứa vật chất di truyền
(4) lục lạp: chứa diệp lục để quang hợp
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
20/07/2024Nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp?
Trùng roi chứa các hạt diệp lục nên có khả năng quang hợp
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
18/07/2024Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò gì
Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò:
Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.
Tảo và nguyên sinh động vật là thức ăn cho các động vật lớn hơn
Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
19/07/2024Nguyên sinh vật có vai trò gì trong đời sống con người
Nguyên sinh vật có vai trò trong đời sống con người:
Một số loại tảo có giá trị dinh dưỡng cao nên được chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.
Tảo được sử dụng trong chế biến thực phẩm, chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, ...
Một số nguyên sinh vật có vài trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch môi trường nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
23/07/2024Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục
Trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục vì Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước, có lợi cho hô hấp của các loài động vật thuỷ sinh nuôi trong ao. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản, nhờ đó người chăn nuôi giảm bớt được chỉ phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
13/07/2024Đâu không phải tác hại của nguyên sinh vật
Là nguồn thực phẩm và nguyên liệu có giá trị đối với con người là lợi ích của nguyên sinh vật
Tác hại của nguyên sinh vật:
Một số nguyên sinh vật gây bệnh cho người và vật nuôi
Tảo phát triển mạnh (tảo nở hoa) có thể làm chết hàng loạt các động vật thuỷ sinh
Gây một số bệnh cho con người, động vật
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
21/07/2024Đâu là loài nguyên sinh vật vừa có lợi vừa có hại
Tảo loài nguyên sinh vật vừa có lợi vừa có hại
- Có lợi: Một só loại tảo là nguồn thực phẩm và nguyên liệu có giá trị đối với con người;
- Có hại: tảo phát triển mạnh (tảo nở hoa) có thể làm chết hàng loạt các động vật thuỷ sinh gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại cho ngành chăn nuôi thuỷ sản,...
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:
22/07/2024Dưới đây là các giai đoạn kí sinh của trùng sốt rét trong hồng cầu người:
(1): Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
(2): Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu.
(3) : Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lí.
Các giai đoạn kí sinh của trùng sốt rét trong hồng cầu người là
(1): Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu.
(2): Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
(3) : Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
18/07/2024Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?
Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là ruồi, nhặng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20:
17/07/2024Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
Trùng Entamoeba histolytica là tác nhân gây nên bệnh kiết lị
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21:
17/07/2024Amip ăn não thường gây tử vong sau bao lâu?
Amip ăn não thường gây tử vong sau nhiễm khoảng 1 tuần.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22:
21/07/2024Biện pháp pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật:
- Các biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật:
+ Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy,...
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; bảo quản thức ăn đúng cách.
+ Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23:
20/07/2024Đâu là cách phòng chống bệnh kiết lị
Biện pháp phòng chống bệnh kiết lị :
Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.
Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ
Đáp án cần chọn là: D
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 16 (có đáp án): Virus và vi khuẩn (573 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 14 (có đáp án): Phân loại thế giới sống (402 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 24 (có đáp án): Đa dạng sinh học (350 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 23 (có đáp án): Đa dạng động vật có xương sống (348 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 19 (có đáp án): Đa dạng thực vật (343 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 22 (có đáp án): Đa dạng động vật không xương sống (299 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 15 (có đáp án): Khóa lưỡng phân (257 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 18 (có đáp án): Đa dạng nấm (252 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 20 (có đáp án): Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên (217 lượt thi)