Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
-
1133 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024“Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Lao động cần cù được hiểu là sự chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc.
Câu 2:
22/07/2024Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “….. là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động”.
Đáp án đúng là: C
Lao động sáng tạo được hiểu là: luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
Câu 3:
22/07/2024Hành vi nào sau đây là biểu hiện của lao động cần cù?
Đáp án đúng là: B
- Biểu hiện của lao động cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.
Câu 4:
22/07/2024Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ
Đáp án đúng là: D
Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng.
Câu 5:
22/07/2024Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của lao động sáng tạo?
Đáp án đúng là: A
- Biểu hiện của lao động sáng tạo:
+ Tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động.
+ Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả;
+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Câu 6:
31/10/2024Sự cần cù, sáng tạo trong lao động không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: A, B, D đều là ý nghĩa mà sự cần cù, sáng tạo trong lao động mang lại
*Tìm hiểu thêm: "Ý nghĩa của cần cù sáng tạo trong lao động"
- Tinh thần cần cù và sáng tạo trong lao động không chỉ giúp cá nhân phát triển bản thân mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
- Từ việc hoàn thiện năng lực, phẩm chất, kỹ năng trong lao động, con người có thể đạt được thành công và tạo ra những sản phẩm có giá trị, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Những người có tinh thần cần cù và sáng tạo thường được đánh giá cao và được yêu quý, vì họ là người đóng góp tích cực cho xã hội. Họ cũng thường có khả năng thích nghi với môi trường và trở thành những người lãnh đạo, những người có ảnh hưởng trong cộng đồng.
- Để trở thành những công dân có ích cho xã hội, học sinh cần trân trọng và lấy làm gương những người lao động cần cù, sáng tạo, bởi đây là phẩm chất quan trọng giúp phát triển năng lực và tạo nên hiệu quả cao trong học tập và cuộc sống
- Phê phán mọi hành vi chây lười, thụ động trong lao động, đồng thời tự tìm ra các phương pháp tự động hóa, tối ưu hóa quá trình học tập và đem lại kết quả tốt nhất cho bản thân và cả xã hội.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo
Câu 7:
21/07/2024Câu tục ngữ “một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật” phản ánh về đức tính nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Câu tục ngữ “một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật” phản ánh về đức tính lao động sáng tạo.
Câu 8:
23/07/2024Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính cần cù, chăm chỉ trong lao động?
Đáp án đúng là: A
Câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim” phản ánh về đức tính cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại, không ngại khó khăn, gian khó
Câu 9:
21/07/2024Câu ca dao “Muốn no thì phải chăm làm/ Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Câu ca dao “Muốn no thì phải chăm làm/ Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi” phản ánh về đức tính chăm chỉ, cần cù trong lao động.
Câu 10:
20/07/2024Câu ca dao “Ăn thì muốn những miếng ngon/ Làm thì một việc cỏn con chẳng làm” muốn phê phán thái độ nào?
Đáp án đúng là: D
Câu ca dao “Ăn thì muốn những miếng ngon/ Làm thì một việc cỏn con chẳng làm” muốn phê phán thái độ lười biếng trong lao động, học tập,…
Câu 11:
22/07/2024Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo?
Đáp án đúng là: A
Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo là ý kiến đúng.
Câu 12:
22/07/2024Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong lao động?
Đáp án đúng là: C
- Hành vi của bạn T không phải là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
Câu 13:
20/07/2024Trong tình huống dưới đây, nhân vật nào đã có ý thức sáng tạo trong lao động?
Tình huống. Anh K và chị X được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh K đưa ra nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị X không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.
Đáp án đúng là: A
Trong tình huống trên, anh K đã có ý thức sáng tạo trong lao động.
Câu 14:
23/07/2024Nhân vật nào trong tình huống sau đây không có ý thức sáng tạo trong lao động?
Tình huống. Chị M và C đều là công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X. Trong quá trình làm việc, chị M thường xuyên quan sát, suy nghĩ và phát hiện ra điểm hạn chế trong dây chuyền. Chị M đã đề xuất ý tưởng cải tiến quy trình làm việc với Tổ trưởng (anh P) và được anh P hưởng ứng, khen ngợi và bổ sung thêm để hoàn thiện ý tưởng. Trái lại, chị C cho rằng: công nhân chỉ cần làm đúng nhiệm vụ được phân công, không nên đề xuất gì thêm để khỏi ảnh hưởng kết quả chung của cả dây chuyền.
Đáp án đúng là: C
Trong tình huống trên, chị C chưa có ý thức sáng tạo trong lao động.
Câu 15:
20/07/2024Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây đã thể hiện thái độ cần cù, sáng tạo trong học tập?
Tình huống. Bạn V là học sinh lớp 8A. V rất năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp học trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với V, lại thường xuyên chơi điện tử trong giờ học trực tuyến. Khi V góp ý, thì M nói rằng: “Mình thấy cậu tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phần mềm thì vẫn học được mà”.
Đáp án đúng là: A
Trong tình huống trên, bạn V đã thể hiện thái độ cần cù, sáng tạo trong học tập.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo (1132 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam (1656 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc (891 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (557 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu (452 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân (364 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 4: Bảo vệ lẽ phải (353 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (255 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình (231 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại (201 lượt thi)