Trắc nghiệm Địa 8 CTST Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên biển Việt Nam
Trắc nghiệm Địa 8 CTST Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên biển Việt Nam
-
240 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Trên Biển Đông có dòng biển chảy theo mùa với các hướng chủ yếu là
Đáp án đúng là: C
Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ. Vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc. Dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.
C đúng, A, B, D sai.
* Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển
- Chế độ gió: mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.
Lược đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt
- Chế độ nhiệt: mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền và biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm khoảng 1100-1300mm và ít hơn trên đất liền.
- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa. Vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.
Lược đồ dòng biển theo mùa ở trên Biển Đông
- Chế độ triều: vùng biển ven bờ có nhiều chế độ triều khác nhau. Chế độ nhật triều ở vinh Bắc Bộ được coi là điển hình trên thế giới.
- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30-33‰.
Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 2:
16/07/2024Gió thổi trên Biển Đông theo 2 hướng chính nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4; các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam.
A đúng
- B, C, D sai vì gió trên Biển Đông thường thổi theo hướng Đông Bắc vào mùa đông và hướng Tây Nam vào mùa hè. Hai hướng chính này là đặc trưng của gió mùa trong khu vực.
*) Khí hậu
* Đặc điểm chung: Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
* Cụ thể:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.
- Lượng mưa: trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền.
- Gió trên Biển:
+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế; các tháng còn lại: ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam (riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam).
+ Gió mạnh hơn trên đất liền. Tốc độ trung bình đạt 5 - 6 m/s và cực đại tới 50 m/s.
+ Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển.
- Bão trên Biển Đông:
+ Thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông.
+ Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam
Giải Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam
Câu 3:
22/07/2024Trên Biển Đông gió Đông Nam thổi trong thời gian khoảng từ
Đáp án đúng là: B
Hướng gió thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế; từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.
Câu 4:
21/07/2024Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?
Đáp án đúng là: B
Trong các thành phần tự nhiên, khí hậu là yếu tố chịu ảnh hưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của Biển Đông. Nhờ có Biển Đông mà khí hậu nước ta có tính chất hải dương, mùa đông bớt lạnh và mùa hè bớt nóng.
Câu 5:
20/07/2024Địa hình thềm lục địa ở miền Trung nước ta có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung. Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.
Câu 6:
16/07/2024Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây ở nước ta?
Đáp án đúng là: A
Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Quần đảo Trường Sa là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Câu 7:
18/07/2024Các đảo ở phía Nam nước ta được thành tạo chủ yếu từ
Đáp án đúng là: B
Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ. Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.
Câu 8:
23/07/2024Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển
Đáp án đúng là: D
Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông. Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Câu 9:
03/10/2024Trung bình mỗi năm trên Biển Đông xuất hiện bao nhiêu cơn bão?
Đáp án đúng là: C
-Trung bình mỗi năm trên Biển Đông xuất hiện 9 - 10 cơn bão.
Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông. Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo
- Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, bao gồm các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...
- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền.
- Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).
- Ba đảo lớn nhất nước ta (diện tích trên 100 km2) là đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng) và Cái Bầu (Quảng Ninh), còn lại chủ yếu là đảo nhỏ.
- Các đảo và quần đảo của nước ta đóng vai trò rất quan trọng về kinh tế – chính trị và an ninh quốc phòng.
- Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có sự phân hoá theo chiều bắc – nam, có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.
- Lượng mưa trung bình trên biển từ 1 100 đến 1 300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền của nước ta.
- Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5 – 6 m/s và cực đại tới 50 m/s.
c) Đặc điểm hải văn
- Hoạt động của gió mùa đã hình thành các dòng biển bao gồm dòng biển lạnh theo gió mùa đông và dòng biển nóng theo gió mùa hạ.
- Gió mùa cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng trên Biển Đông, trong đó sóng vào mùa đông thường mạnh hơn mùa hạ.
- Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam
Giải Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam
Câu 10:
20/07/2024Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam là khoảng
Đáp án đúng là: B
Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 32% - 33%o, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.
B đúng
- A, C, D sai vì độ muối thực tế thấp hơn: độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam thường dao động từ 32 - 33‰ tùy thuộc vào khu vực và mùa. Biến động theo khu vực: độ muối của vùng biển Việt Nam thay đổi theo vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, không cố định ở mức 31 - 35‰.
Vùng biển Việt Nam
a) Diện tích, giới hạn
- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phân của Biển Đông.
- Biển Đông là một biển lớn, diện tích 3,447 triệu km2, tương đối kín, nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á.
- Biển Đông có 2 vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển
* Đặc điểm khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình khoảng 230C, biên độ nhiệt nhỏ, mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền.
- Mưa ít hơn trên đất liền, từ 1100 – 1300 mm/năm.
- Chế độ gió chia 2 mùa:
+) Từ tháng 10 – tháng 4: gió đông bắc.
+) Từ tháng 5 – tháng 11: gió tây nam.
* Đặc điểm hải văn:
- Dòng biển tương ứng với 2 mùa gió:
+) Dòng biển mùa đông hướng tây bắc – đông nam.
+) Dòng biển mùa hạ hướng tây nam - đông bắc.
- Dòng biển cùng các vùng nước trồi, nước chìm kéo theo sự di chuyển sinh vật biển.
- Chế độ thủy triều phức tạp, độc đáo và điển hình trên thế giới: nhật triều, bán nhật triều.
- Độ mặn bình quân 32 – 33 ‰.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam
Giải Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam
Câu 11:
20/07/2024Dòng biển ở Biển Đông chảy theo hướng nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ. Vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc. Dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.
Câu 12:
16/07/2024Yếu tố tự nhiên của môi trường biển không phải là
Đáp án đúng là: D
Môi trường biển là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta. Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên (nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển) và các yếu tố vật chất nhân tạo (các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất ven biển và trên biển như đê, kè, cảng, xí nghiệp, giàn khoan dầu khí,...).
Câu 13:
22/07/2024Nhận định nào sau đây không đúng với môi trường bờ biển và bãi biển?
Đáp án đúng là: D
Môi trường bờ biển, bãi biển: vùng bờ biển nước ta có nhiều dạng địa hình tiêu biểu như các vịnh cửa sông, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá,… tạo nên những cảnh quan đẹp và phân hoá đa dạng. Các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú, nhất là rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng triều có tính đa dạng sinh học cao.
Câu 14:
18/07/2024Tài nguyên thiên nhiên vùng biển nào dưới đây có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển?
Đáp án đúng là: C
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là tài nguyên hải sản. Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn.
Câu 15:
22/07/2024Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?
Đáp án đúng là: B
Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là dầu khí. Hai bể lớn nhất hiện nay là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa 8 CTST Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên biển Việt Nam (239 lượt thi)