Trang chủ Lớp 10 Địa lý Trắc nghiệm Đất trên Trái Đất có đáp án

Trắc nghiệm Đất trên Trái Đất có đáp án

Trắc nghiệm Đất trên Trái Đất có đáp án

  • 418 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

13/07/2024
Địa hình có tác động chủ yếu tới sự
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Địa hình có tác động chủ yếu tới sự phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu. Nước chảy theo độ dốc của địa hình làm xói mòn đất, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất. Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm, vỏ phong hoá mỏng, sự hình thành đất yếu. Ở những nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày.


Câu 2:

10/10/2024
Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò rất quan trọng làm biến đổi đất, tạo ra một số loại đất có tính chất bị biến đổi, như đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá,… thông qua các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp (khai khoáng, xả thải chất hóa học,…).

*Tìm hiểu thêm: "Các nhân tố hình thành đất"

- Đá mẹ (đá gốc) Là nhân tố khởi đầu cho quá trình hình thành đất, ảnh hưởng đến tính chất lí, hóa của đất.

- Khí hậu: có vai trò quan trọng, tác động đến quá trình phong hóa, hình thành đất.

- Địa hình: tác động đến sự phân phối nhiệt độ, độ ẩm, tích tụ vật liệu. Địa hình dốc tầng đất mỏng;địa hình thấp bằng phẳng đất bồi tụ dày và màu mỡ

- Sinh vật: tham gia quá trình phá hủy đá, cung cấp dinh dưỡng cho đất, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi.

- Thời gian: chính là tuổi của đất.

- Con người: Tác động quan trọng làm biến đổi đất.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất

 


Câu 3:

19/07/2024
Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính bao gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì => Độ phì chính là căn cứ quan trọng để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật và địa hình.


Câu 4:

27/11/2024
Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Nhân tố khí hậu,đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất.

Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hoá đá và hình thành đất => Khí hậu là nhân tố đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất.

- Các đáp án khác,không phải là nhân tố chính đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Khái niệm

+ Đất là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa.

+ Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc.

- Thành phần: Vô cơ, hữu cơ, nước, không khí và được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng, nước, nhiệt, khí cho thực vật sinh trưởng và phát triển, tạo ra năng suất cây trồng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển - Cánh diều (ảnh 1)

II. Các nhân tố hình thành đất

Đất được hình thành do tác động đồng thời của nhiều nhân tố

* Đá mẹ

- Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất

- Quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất

* Khí hậu

- Nhiệt và ẩm làm phá hủy đá gốc, tạo ra các sản phẩm phong hóa và tiếp tục phong hía thành đất

- Ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất

* Sinh vật

- Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất

- Thực vật cing cấp chất hữu cơ

- Vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn

* Địa hình

- Độ cao: Những vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm làm quá trình hình thành đất diễn ra yếu.

- Hướng sườn: Sườn đón nắng và đón gió ẩm có nhiệt ẩm dồi dào hơn sườn khuất nắng, khuất gió nên đất giàu mùn hơn.

- Độ dốc:

+ Địa hình dốc có sự xâm thực và xói mòn diễn ra mạnh hơn, nhất là trong điều kiện mất lớp phủ thực vật nên đất thường mỏng và bị bạc màu.

+ Địa hình bằng phẳng có quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

- Hình thái địa hình: Nơi trũng thấp ngập nước thường xuyên có đất ( khác với nơi cao ráo thoát nước tốt.

* Thời gian

- Thời gian từ khi một loại đất bắt đầu được hình thành đến nay được gọi là tuổi đất. Trong thời gian đó xảy ra toàn bộ các hiện tượng của quá trình hình thành đất, tác động của các nhân tố hình thành đất.

* Con người

- Hoạt động sản xuất của con người làm cho đất tốt lên hay xấu đi.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển - Cánh diều (ảnh 1)

 Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển


Câu 5:

24/10/2024
Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.

*Tìm hiểu thêm: "Các nhân tố hình thành đất"

- Đá mẹ (đá gốc) Là nhân tố khởi đầu cho quá trình hình thành đất, ảnh hưởng đến tính chất lí, hóa của đất.

- Khí hậu: có vai trò quan trọng, tác động đến quá trình phong hóa, hình thành đất.

- Địa hình: tác động đến sự phân phối nhiệt độ, độ ẩm, tích tụ vật liệu. Địa hình dốc tầng đất mỏng;địa hình thấp bằng phẳng đất bồi tụ dày và màu mỡ

- Sinh vật: tham gia quá trình phá hủy đá, cung cấp dinh dưỡng cho đất, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi.

- Thời gian: chính là tuổi của đất.

- Con người: Tác động quan trọng làm biến đổi đất.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất

 


Câu 6:

18/07/2024
Đất ở vùng đồng bằng có đặc điểm nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đồng bằng là nơi chủ yếu diễn ra các quá trình bồi tụ vật liệu phù sa (được dòng chảy sông ngòi vận chuyển từ miền núi xuống) => Hình thành nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn với tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.


Câu 7:

23/07/2024

Loại đất nào sau đây thích hợp để trồng cây lúa nước?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đất phù sa có hàm lượng phù sa cao, được bồi đắp màu mỡ hàng năm. Đất Phù sa thuộc loại đất tốt cho canh tác, trồng cây bóng mát, cây bụi và thảm. Đất phù sa trồng rau màu và cây ăn trái rất tốt. Đặc biệt là loại đất này thường được sử dụng để trồng cây lúa.


Câu 8:

23/07/2024

Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào sau đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Công đoạn sản xuất làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất là bón phân. Bón phân hữu cơ và vô cơ (đạm, nitơ, phốt pho và kali) với liều lượng thích hợp sẽ làm tăng thành phần vô cơ và hữu cơ cho đất trồng -> Cải tạo độ phì, chất dinh dưỡng cho đất.


Câu 9:

18/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sự hình thành đất chịu tác động của nhiều nhân tố (đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người), các nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hình thành đất. Ví dụ: Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật,…


Câu 10:

12/07/2024
Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.


Câu 11:

23/07/2024
Lớp vỏ phong hóa không có tầng nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vỏ phong hóa gồm các tầng sau: tầng chứa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ và tầng đá gốc.


Câu 12:

01/07/2024

Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Địa hình (đặc biệt là độ cao và độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.


Câu 13:

20/07/2024
Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.


Câu 14:

16/10/2024

Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc -> Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

*Tìm hiểu thêm: "Các nhân tố hình thành đất"

- Đá mẹ (đá gốc) Là nhân tố khởi đầu cho quá trình hình thành đất, ảnh hưởng đến tính chất lí, hóa của đất.

- Khí hậu: có vai trò quan trọng, tác động đến quá trình phong hóa, hình thành đất.

- Địa hình: tác động đến sự phân phối nhiệt độ, độ ẩm, tích tụ vật liệu. Địa hình dốc tầng đất mỏng;địa hình thấp bằng phẳng đất bồi tụ dày và màu mỡ

- Sinh vật: tham gia quá trình phá hủy đá, cung cấp dinh dưỡng cho đất, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi.

- Thời gian: chính là tuổi của đất.

- Con người: Tác động quan trọng làm biến đổi đất.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất

 


Câu 15:

07/11/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, các đặc tính của đá mẹ như màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng sẽ tác động đến tính chất lí, hoá của đất. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.

→ B đúng 

- A sai vì đá mẹ cung cấp các khoáng chất và vật chất vô cơ cần thiết cho sự hình thành đất, ảnh hưởng đến độ pH, thành phần khoáng và đặc tính của đất. Điều này giúp đất phát triển và hỗ trợ sự sống của cây trồng.

- C sai vì các khoáng chất trong đá mẹ sẽ phân hủy và hòa tan, tạo thành các hợp chất có trong đất. Điều này ảnh hưởng đến tính chất đất như độ pH, độ dinh dưỡng và khả năng giữ nước.

- D sai vì cấu trúc và độ bền của đá mẹ ảnh hưởng đến kích thước và tỷ lệ phân bố các hạt trong đất, như đất cát, đất sét hay đất phù sa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ thông thoáng, khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất.

*) Các nhân tố hình thành đất

Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :

1. Đá mẹ

- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).

- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

2. Khí hậu

- Ảnh hưởng trực tiếp:

   + Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.

   + Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.

- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.

3. Sinh vật

- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.

- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.

- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương