Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 7 (có đáp án): Một số tính chất của đất trồng
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 7 (có đáp án): Một số tính chất của đất trồng
-
134 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?
Đáp án: A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.
Giải thích: Mỗi 1 hạt keo có 1 nhân. Lớp phân tử nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài là lớp ion bù (gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện tích trái dấu – Hình 7 SGK trang 22
Câu 2:
10/11/2024Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất – SGK trang 22
*Tìm hiểu thêm: "Một số tính chất của đất trồng"
a. Thành phần cơ giới của đất
- Tỉ lệ các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
+ Đường kính hạt cát: 0,02 mm đến 2 mm
+ Đường kính limon: 0,002 mm đến 0,02 mm
+ Đường kính sét: dưới 0,002 mm.
- Đất có chiều hạt kích thước nhỏ:
+ Nhiều chất mùn
+ Khả năng giữ nước tốt
+ Khả năng giữ chất dinh dưỡng tốt
- Có 3 loại đất chính:
+ Đất cát: tỉ lệ cát lớn
+ Đất thịt: tỉ lệ hạt cân đối
+ Đất sét: tỉ lệ sét lớn
b. Phản ứng của dung dịch đất
* Phản ứng chua
- Là do nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-
- Độ PH dưới 6,6.
- Ảnh hưởng đến:
+ Hệ sinh vật đất
+ Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất
+ Sự duy trì hàm lượng cân bằng chất hữu cơ và chất vô cơ trong đất.
* Phản ứng kiềm
- Là do nồng độ H+ nhỏ hơn nồng độ OH-
- Độ PH trên 7,5
- Ảnh hưởng đến:
+ Tính chất vật lí của đất bị xấu
+ Mùn trong đất dễ bị rửa trôi
+ Chế độ nước, không khí không điều hòa, không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
* Phản ứng trung tính:
- Là do nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất cân bằng nhau.
- Độ PH từ 6,6 đến 7,5
- Ảnh hưởng đến:
+ sinh trưởng, phát triển cây trồng
+ hệ sinh vật trong đất.
Câu 3:
19/07/2024Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà?
Đáp án: D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.
Giải thích: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất làm cơ sở cho sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
Câu 4:
22/10/2024Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?
Đáp án đúng là : B
- Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố Số lương keo đất.
Vì đất có khả năng hấp phụ vì đất (trong đất có nhiều các khoáng chất) mang ion âm còn trong nước (môi trường đệm cho các chất hoá học... thấm vào đất) có ion dương (H+) nên sinh ra lực hút giữa nước và các chất khoáng trong đất, lực hút này yếu, mặt khác khi nước khi bám vào các hạt trong đất sẽ xuất hiện lực căng mặt ngoài ( lực dính ướt) nữa làm khả năng bám vào các hạt đất của nước càng lớn.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Thành phần của đất trồng
1. Nước
- Tồn tại ở các dạng khác nhau
- Cây trồng hấp thụ chủ yếu là nước tự do
2. Không khí
- Cung cấp O2 cho rễ cây và hệ sinh vật đất hô hấp
- Cung cấp N2 cho quá trình cố định đạm trong đất
3. Chất rắn
- Các hạt khoáng là phần cốt lõi và quan trọng nhất của chất rắn, quyết định các tính chất của đất
- Các hạt khoáng chứ chất khoáng cần thiết cho cây trồng và chác chất dinh dưỡng khác
- Chất hữu cơ quyết định tính chất và độ phì nhiêu của đất
4. Sinh vật
Vi sinh vật tác động, chất hữu cơ biến đổi thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và hình thành hợp chất mùn cho đất
II. Một số tính chất của đất trồng
Gồm các nhóm:
- Nhóm tính chất lí học
- Nhóm tính chất hóa học
- Nhóm tính chất sinh học
1. Thành phần cơ giới, độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất
- Thành phần cơ giới của đất:
+ Là tỉ lệ % các cấp hạt cát, limon và sét có trong đất
+ Các loại đất trồng: đất cát, đất thịt, đất sét
+ Tỉ lệ các hạt quyết định tính chất và độ phì nhiêu cảu đất
- Độ thoáng khí
+ Là khả năng di chuyển của không khí qua các tầng đất
+ Quyết định tốc độ trao đổi khí giữa đất và khí quyển
- Khả năng giữ nước
2. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất
- Keo đất: là những phần tử chất rắn có kích thước dưới 1µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.
- Keo đất quyết định tính chất cơ bản của đất về mặt lí học, hóa học, đặc tính hấp phụ của đất.
- Khả năng hấp phụ của đất: là khả năng đất có thể giữ lại các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc làm thay đổi nồng độ của các chất đó trên bề mặt của hạt đất.
- Các dạng hấp phụ của đất:
+ Hấp phụ sinh học
+ Hấp phụ cơ học
+ Hấp phụ lí học
+ Hấp phụ hóa học
+ Hấp phụ lí hóa học
3. Phản ứng của dung dịch đất
Dung dịch đất là nước và chất hòa tan ở trong đất
- Phản ứng chua của đất
- Phản ứng kiềm của đất
- Phản ứng trung tính của đất
4. Độ phì nhiêu của đất
- Là khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khí và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
- Gồm 2 loại:
+ Độ phì nhiêu tự nhiên
+ Độ phì nhiêu nhân tạo
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng
Giải Công nghệ lớp 10 Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng
Câu 5:
21/07/2024Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu:
Đáp án: B. Keo đất và dung dịch đất.
Giải thích: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở keo đất và dung dịch đất – SGK trang 22.
Câu 6:
19/07/2024Chọn câu đúng:
Đáp án: C. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua.
Giải thích: Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua – SGK trang 23
Câu 7:
06/07/2024Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất ?
Đáp án: A. H+ trong dung dịch đất.
Giải thích:Độ chua hoạt tính là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên – SGK trang 23
Câu 8:
19/07/2024Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa
Đáp án: D. các ion mang tính kiềm: Na+, K+, Ca2+...
Giải thích: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa các muối kiềm Na2CO3, CaCO3… Khi các muối này thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm – SGK trang 23
Câu 9:
18/07/2024Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào?
Đáp án: A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt năng suất cao.
Giải thích: Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cây đạt năng suất cao – SGK trang 23
Câu 10:
19/07/2024Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng?
Đáp án: B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
Giải thích:Bón phân hữu cơ cho đất giúp tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất