Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27: Cacbon
-
355 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Cacbon có mấy dạng thù hình chính nào?
Đáp án C
Cacbon có 3 dạng thù hình chính là:
+ Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện.
+ Than chì: mềm, dẫn điện.
+ Cacbon vô định hình: xốp, không dẫn điện.
Câu 2:
18/07/2024Trong các dạng tồn tại của cacbon, dạng nào hoạt động hóa học mạnh nhất?
Đáp án C
Trong các dạng tồn tại của cacbon, dạng hoạt động hóa học mạnh nhất là: Cacbon vô định hình.
Câu 3:
21/07/2024Đốt cháy 3,6 gam C bằng lượng dư khí oxi, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là
Đáp án D
Số mol của C là:
nC = 3,612 = 0,3 mol
Phương trình phản ứng:
C+O2t°→CO20,3 0,3mol
Theo phương trình phản ứng ta có
nCO2= 0,3 mol
Vậy thể tích khí CO2 ở đktc là:
V = 0,3.22,4 = 6,72 lít.
Câu 4:
22/07/2024Chất nào sau đây tác dụng với C để tạo thành CO2 và kim loại?
Đáp án D
Phương trình phản ứng:
2PbO + C → 2Pb + CO2
Câu 5:
22/07/2024Ứng dụng của cacbon là
Đáp án D
Tùy thuộc vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời sống, sản xuất và trong kĩ thuật, ví dụ:
+ Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì…
+ Kim cương được dùng làm đồ trang sức quý hiếm, mũi khoan, dao cắt kính...
+ Cacbon vô định hình dùng làm mặt nạ phòng độc, chất khử mùi…
Câu 6:
23/07/2024Khử hoàn toàn 4,46 gam PbO bằng C dư ở nhiệt độ cao, thu được khối lượng Pb là
Đáp án C
Số mol của PbO là:
nPbO=4,46223 = 0,02 mol
Phương trình phản ứng:
2PbO+C→2Pb+CO20,02 0,02(mol)
Theo phương trình phản ứng ta có:
nPb = 0,02 mol
Vậy khối lượng Pb thu được là:
mPb = 0,02.207 = 4,14 gam
Câu 7:
23/07/2024Đốt cháy cacbon bởi O2, nếu dư thừa oxi thì sau phản ứng thu được khí nào?
Đáp án D
Đốt cháy cacbon bởi O2, nếu dư thừa oxi thì sau phản ứng thu được hỗn hợp khí là
CO2 và O2 dư
C + O2 (dư) t°→ CO2
Câu 8:
22/07/2024Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì
Đáp án A
Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì đều do nguyên tố cacbon tạo nên.
Câu 9:
21/07/2024Cho m gam than (C) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được 13,44 lít hỗn hợp hai khí ở đktc. Giá trị của m là
Đáp án B
Gọi số mol của C là x mol
Số mol của hỗn hợp hai khí là: n = 0,6 mol
Phương trình phản ứng:
C+4HNO3→CO2+4NO2+2H2Ox x 4x (mol)
Theo phương trình phản ứng, ta có:
x + 4x = 0,6 suy ra x = 0,12 mol
Vậy khối lượng của C là:
m = 0,12.12 = 1,44 gam.
Câu 10:
22/07/2024Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là:
Đáp án B
Cacbon có thể tạo với oxi 2 oxit là CO, CO2
Phương trình phản ứng:
C + O2 t°→ CO2
C + CO2 t°→ 2CO
Câu 11:
21/07/2024Dạng thù hình của nguyên tố là
Đáp án B
Dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
Câu 12:
23/07/2024Khối lượng C cần dùng để khử 16 gam CuO tạo thành CO2 là
Đáp án A
Số mol của CuO là:
nCuO = 1680 = 0,2 mol
Phương trình phản ứng:
C+2CuOt°→CO2+2Cu0,1 0,2 (mol)
Theo phương trình phản ứng ta có
nC = 0,1 mol
Vậy khối lượng C cần dùng là:
mC = 0,1.12 = 1,2 gam
Câu 13:
21/07/2024Kim cương là một dạng thù hình của nguyên tố
Đáp án C
Kim cương là một dạng thù hình của nguyên tố cacbon.
Câu 14:
21/07/2024Trộn dư bột cacbon với 3,24 gam một oxit kim loại hóa trị II. Sau đó nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao, dẫn khí sinh ra qua dung dịch nước vôi trong, thu được 2 gam kết tủa. Tên kim loại là
Đáp án A
Gọi công thức oxit là MO
C + 2MO t°→ 2M + CO2 (1)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (2)
Ta có:
Theo phương trình phản ứng (1) ta có:
nMO = 2.nCO2 = 0,04 mol
Suy ra 0,04 = 3,24M+16⇒ M = 65
Vậy M là kẽm (Zn).
Câu 15:
22/07/2024Cho các phát biểu sau:
(1) Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. Than gỗ có tính hấp phụ.
(2) Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon.
(3) Than hoạt tính có tính hấp phụ cao được dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc...
(4) Ở nhiệt độ cao, cacbon có thể khử được tất cả các oxit kim loại giải phóng kim loại.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Số phát biểu đúng là: (1), (2), (3).
Phát biểu (4) sai vì cacbon chỉ khử được oxit của các kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học.