Trắc nghiệm Bài 23: Thiên nhiên châu nam cực có đáp án
Trắc nghiệm Bài 23: Thiên nhiên châu nam cực có đáp án
-
259 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Địa hình chủ yếu của châu Nam Cực
Đáp án đúng là: A
Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng như những chiếc khiên khổng lồ. (SGK trang 177)
Câu 2:
20/07/2024Châu Nam Cực còn có tên gọi khác nào?
Đáp án đúng là: B
Châu Nam Cực còn được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới (SGK trang 177)
Câu 3:
20/07/2024Mùa mưa ở châu Nam Cực tập trung chủ yếu vào thời gian nào trong năm?
Đáp án đúng là: A
Mưa chủ yếu xảy ra vào mùa hè ở các khu vực ven biển và các đảo xung quanh, vùng nội địa gần như không có mưa (SGK trang 177)
Câu 4:
23/07/2024Vận tốc gió ở châu Nam Cực là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
Đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc thường trên 60km/h (SGK trang 178)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 5:
19/07/2024Loài động vật nào sau đây không thuộc châu Nam Cực?
Đáp án đúng là: D
Ven lục địa có một số loài động vật như thú chân vịt, chim cánh cụt và chim biển (SGK trang 179)
Câu 6:
22/07/2024Loại khoáng sản nào có nhiều nhất ở Châu Nam Cực?
Chọn đáp án C
Than đá: Là nguồn khoáng sản chính của Châu Nam Cực.
Sắt: Cũng có trữ lượng dồi dào, tập trung ở dãy núi Transantarctic và Wilkes Land.
Kim cương: Chỉ được tìm thấy ở một số khu vực nhỏ, trữ lượng không đáng kể.
=> A Sai
- Dầu mỏ, khí đốt: Tiềm năng có thể có ở thềm lục địa, nhưng chưa được thăm dò và khai thác.
=> B Sai
- than đá và sắt là hai loại khoáng sản có trữ lượng nhiều nhất ở Châu Nam Cực.
=> C đúng
- Vàng, đồng, chì: Cũng có trữ lượng nhưng ít hơn so với than và sắt.
=> D sai
Câu 7:
19/07/2024Nhận định nào không đúng về châu Nam Cực?
Đáp án đúng là: A
Châu Nam Cực có các tài nguyên khoáng sản như than đá, sắt… nhiều nhất là than, sắt phân bố ở dãy xuyên Nam Cực… Các khoáng sản ở đây đang trong tình trạng nghiên cứu và thăm dò.
A đúng
- B sai vì châu lục này không có dân cư thường trú do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chỉ có các nhà khoa học và nhân viên tạm thời sống trong các trạm nghiên cứu.
- C sai vì khu vực này thường xuyên trải qua các cơn bão cực mạnh và gió rất lớn, đặc biệt là gió katabatic, do địa hình băng tuyết và sự chênh lệch nhiệt độ lớn.
- D sai vì đây là châu lục có nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất, với nhiệt độ có thể xuống dưới -80°C vào mùa đông do vị trí địa lý gần cực Nam và bề mặt băng tuyết phản xạ nhiệt.
*) Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình
- Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày đặc. Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng chiếc khiên khổng lồ. Trung tâm địa hình cao hơn phần bên ngoài.
- Ngoài ra còn có các băng thềm lục địa ở các vịnh biển và các vùng bờ biển nông. Hai băng thềm lớn nhất là: Phin-xne và Rốt
b. Khí hậu
- Được gọi là hoang mạc lạnh vì khí hậu giá buốt quanh năm. Nhiệt độ thấp không vượt quá 00C và kéo dài suốt năm. Càng vào sâu trong lục địa nhiệt độ càng khắc nghiệt. Biên độ nhiệt lớn.
- Lượng mưa thấp chỉ khoảng 166mm/năm. Mưa chủ yếu vào mùa hè ở các khu vực ven biển và các đảo xung quanh, vùng nội địa gần như không có mưa. Mưa chủ yếu dưới dạng tuyết.
- Là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.
c. Sinh vật
- Thực vật: không tồn tại
- Động vật: khả năng chịu rét giỏi (chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển…). Cá voi xanh có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Cá voi xanh khổng lồ
d. Khoáng sản
- Châu Nam Cực có các tài nguyên khoáng sản như than dá, sắt,...nhiều nhất là than và sắt phân bố ở dãy Xuyên Nam Cực và vùng núi ở phía đông.
- Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên. Các khoáng sản ở đây dang trong quá trình nghiên cứu và thăm dò.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 8:
19/07/2024Loài vật biểu tượng cho châu Nam Cực là loài nào?
Đáp án đúng là: D
Loài vật được coi là biểu tượng của châu Nam Cực là chim Cánh Cụt. Chim Cánh Cụt là loài chim không biết bay, sống bày đàn và sống nhờ ăn nguồn tôm, cá, các sinh vật phù du dồi dào ở các biển bao quanh.
Câu 9:
19/07/2024Mưa ở châu Nam Cực chủ yếu ở dạng nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Phần lớn mưa ở châu Nam Cực chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (SGK trang 177)
Câu 10:
19/07/2024Châu Nam Cực là nơi có:
Đáp án đúng là: A
Vùng Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bảo nhất trên thế giới (SGK trang 178)
Câu 11:
20/07/2024Nhiệt độ thấp nhất đo được ở châu Nam Cực là:
Đáp án đúng là: C
Vào năm 1967 , các nhà khoa học Na – Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở châu Nam Cực là - 94,50C. (SGK trang 177)
Câu 12:
19/07/2024Tại sao trên lục địa Nam Cực thực vật và động vật không thể tồn tại?
Đáp án đúng là: A
Câu 13:
19/07/2024Nguyên nhân dẫn đến số lượng loài cá voi xanh ngày càng suy giảm ở vùng biển Nam Cực?
Đáp án đúng là: B
Cá voi xanh ở vùng biển Nam Cực trước kia rất nhiều, nhưng do con người đánh bắt quá mức nên chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng (SGK trang 179)
Câu 14:
19/07/2024Đâu không phải là hệ quả của băng tan ở Nam Cực?
Đáp án đúng là: D
Băng tan làm thu hẹp địa bàn sinh sống của loài chim cánh cụt, làm giảm số lượng loài chim này ở châu Nam Cực. Ngoài ra, băng tan còn làm thay đổi độ mặn của nước biển, làm giảm sút khối lượng các sinh vật phù du…(SGK trang 180)
Câu 15:
19/07/2024Tại sao nói Nam Cực là lục địa cao nhất Địa Cầu?
Đáp án đúng là: C
Bề dày trung bình của tầng băng ở lục địa Nam Cực là 1720 m, nhưng có nhiều nơi đạt tới 3000-4000m, với lớp băng bao phủ đó, độ cao trung bình của bề mặt lục địa lên tới 2040 m và Nam Cực trở thành lục địa cao nhất Địa Cầu. (SGK trang 177)
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Bài 23: Thiên nhiên châu nam cực có đáp án (258 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 7 Bài 23. Thiên nhiên Châu Nam Cực có đáp án (Phần 2) (387 lượt thi)