Trang chủ Lớp 11 Hóa học Trắc nghiệm Ankadien (có đáp án)

Trắc nghiệm Ankadien (có đáp án)

Trắc nghiệm Bài 30: Ankadien

  • 348 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chất nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp?

Xem đáp án

Đáp án D

Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn là ankađien liên hợp.


Câu 2:

Số liên kết  trong 1 phân tử buta - 1,2 - đien là

Xem đáp án

Đáp án D

Buta - 1,2 - đien: C4H6

Số liên kết σ = số C + số H – 1 = 4 + 6 – 1 = 9.


Câu 3:

Các nhận xét sau, nhận xét nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A. Sai. CTPT chung của các ankađien là CnH2n-2 với n ≥ 3.

B. Sai. Ankin cũng có CTPT CnH2n-2 tuy nhiên khác ankađien là với n ≥ 2.

C. Sai. CH2=CH-CH2-CH=O → không phải là ankađien.

D. Đúng. Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C=C trong phân tử.


Câu 4:

Trong các chất dưới đây chất nào được gọi tên là đivinyl ?

Xem đáp án

Đáp án C

Gốc vinyl: CH2=CH-

→ Đivinyl là CH2 = CH - CH = CH2


Câu 5:

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

Xem đáp án

Đáp án C

Điều kiện để một chất có đồng phân hình học:

+ Trong phân tử phải có 1 liên kết đôi.

+ 2 nhóm thế liên kết với cùng 1 cacbon của nối đôi phải khác nhau.

VD: CH3-Ca(Cl)=Cb(Cl)-CH3 có 1 nối đôi trong phân tử. Mặt khác Ca và Cb đều có 2 nhóm thế khác nhau là Cl và CH3.

→ CH3 – CH = CH – CH = CH2 có đồng phân hình học.


Câu 6:

Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π?

Xem đáp án

Đáp án D

A. Buta-1,3-đien: CH2=CH-CH=CH2

B. Isopren: CH2=CH-C(CH3)=CH2

C. Propađien: CH2=C=CH2

D. Vinyl axetilen: CH2=CH-C≡CH


Câu 7:

Cho công thức cấu tạo: CH2=CH-CH=CH-CH3. Tên gọi nào sau đây là phù hợp với CTCT đó? 

Xem đáp án

Đáp án B

CH2=CH-CH=CH-CH3 có tên gọi là penta-1,3-đien.

Mạch chính được đánh số theo thứ tự từ trái sang phải.

Cách gọi tên ankađien:

Vị trí nhánh-tên nhánh + tên mạch chính (thêm a)-số chỉ vị trí hai nối đôi + đien

Chú ý:

+) Mạch chính là mạch chứa hai liên kết đôi, dài nhất, có nhiều nhánh nhất.

+) Đánh số C mạch chính bắt đầu từ phía gần liên kết đôi hơn.


Câu 8:

Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được

Xem đáp án

Đáp án A

Phương trình phản ứng:

CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 Ni,t° CH3-CH2-CH2-CH3


Câu 9:

Hiđro hóa hoàn toàn isopren , thu được

Xem đáp án

Đáp án C

CH2=CH-C(CH3)=CH2 + 2H2 Ni,t° CH3-CH-CH(CH3)-CH3


Câu 10:

Chất nào sau đây có tên là isopren?

Xem đáp án

Đáp án B

CH2=CH–C(CH3)=CH2 có tên gọi là isopren hay 2-metylbuta-1,3-đien.


Câu 11:

Hỗn hợp X gồm anken và một ankađien. Cho 0,1 mol hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy có 25,6 gam brom đã phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,32 mol CO2. Vậy công thức của anken và ankađien lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B

nanken = x mol; nankađien = y mol

→ x + y = 0,1 (1)

nBr2 = x + 2y = 0,16 (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,04; y = 0,06

Đặt công thức phân tử của anken và ankađien lần lượt là: CnH2n và CmH2m-2

Bảo toàn nguyên tố C:

0,04n + 0,06m = 0,32

→ n = 2; m = 4 (thỏa mãn)

→ Công thức phân tử của anken và ankađien lần lượt là: C2H4 và C4H6


Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankađien kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 28,6 gam CO2  và 9,18 gam nước. Vậy công thức của 2 ankađien là:

Xem đáp án

Đáp án C

nCO2 = 28,6 : 44 = 0,65 mol;

nH2O = 9,18 : 18 = 0,51 mol

Gọi công thức trung bình của X là: Cn¯H2n¯2

nX = nCO2 -  nH2O

= 0,65 – 0,51 = 0,14 mol

 n¯=nCO2nX = 0,650,14 = 4,6

X gồm hai ankađien đồng đẳng kế tiếp

→ X gồm: C4H6 và C5H8


Câu 13:

Oxi hóa hoàn toàn 6,8 gam ankađien X, thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

Xem đáp án

Đáp án C

Đặt CTPT X là CnH2n-2

Bảo toàn nguyên tố C:

n. nCnH2n2 = nCO2

→ 6,8n14n2=11,222,4

→ n = 5  → CTPT: C5H8


Câu 14:

Một hỗn hợp X gồm etan, propen và butađien. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với H2 là 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được?

Xem đáp án

Đáp án D

X: C2H6C3H6C4H6    

Dựa vào CTPT của các chất trong X ta có:

nH = 6.nX = 6.0,15 = 0,9 mol

→ mH = 0,9 gam

MX = 20.2 = 40 (g/mol)

→ mX = 0,15.40 = 6 gam

mC = mX – mH = 5,1 gam

→ nC = nCO2 = 0,425 mol

mCaCO3


Câu 15:

Hỗn hợp X gồm một ankađien và hiđro có tỷ lệ mol là 1 : 2. Cho 10,08 lít hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của hỗn hợp Y đối với hỗn hợp X là 1,25. Hãy cho biết khi cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì có bao nhiêu mol Br2 đã tham gia phản ứng?

Xem đáp án

Đáp án D

nX = 10,08 : 22,4 = 0,45 mol

→ n ankađien = 0,15 mol; = 0,3 mol.

MYMX=nXnY= 1,25

→ nY = 0,45 : 1,25 = 0,36 mol

nkhí giảm = nX – nY = 0,09

= nH2 phản ứng

Ta có n =  2n ankadien

= nH2 phản ứng nBr2

→ 2.0,15 = 0,09 + nBr2 

 nBr2 = 0,21 mol.


Câu 16:

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol butađien, 0,2 mol etilen và 0,4 mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni, nung nóng thu được V hỗn hợp Y (đktc). Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy có 32,0 gam brom đã tham gia phản ứng. Vậy giá trị của V tương ứng là:

Xem đáp án

Đáp án C

nBr2phản ứng = 32 : 160 = 0,2 mol

n = 2nbutadien + netilen

= nH2phản ứng +nBr2 phản ứng

→ 2.0,15 + 0,2 =nH2 phản ứng + 0,2

 nH2phản ứng = 0,3 mol

nY = nX  nH2phản ứng

= 0,15 + 0,2 + 0,4 – 0,3 = 0,45 mol

→ VY = 0,45.22,4 = 10,08 lít


Câu 17:

Cao su buna là sản phẩm trùng hợp chủ yếu theo kiểu 1,4 của

Xem đáp án

Đáp án A

Phương trình phản ứng trùng hợp

Trắc nghiệm Ankadien có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)


Câu 18:

Cho ankađien X tác dụng với HBr trong điều kiện thích hợp thì thu được dẫn xuất Y trong đó brom chiếm 69,56% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của X có thể là

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi CTPT của ankađien là CnH2n-2 

→ CTPT của dẫn xuất Y là CnH2n-2+aBra (với a = 1 hoặc a = 2)

%mBr = 80.a14n2+a+80a.100% 

= 69,56%

Với a = 1 → n = 5 → X là C5H8

Với a = 2 →  n = 10 (không có đáp án)


Câu 19:

Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án A

Ở nhiệt độ thấp (-80oC) → phản ứng cộng theo kiểu 1, 2 tạo sản phẩm chính. (Phản ứng tuân theo quy tắc cộng mac-côp-nhi-côp)

CH2=CH-CH=CH2 + HBr 80°C CH3-CHBr-CH=CH2


Câu 20:

Khi trùng hợp một ankađien X thu được polime M có cấu tạo như sau :

...– CH2CH=CHCH2CH2CH=CHCH2CH2CH=CHCH2–...

Công thức phân tử của monome X ban đầu là

Xem đáp án

Đáp án B

...– CH2CH=CHCH2CH2CH=CHCH2CH2CH=CHCH2–...

 Phản ứng trùng hợp chủ yếu cộng theo kiểu 1,4

Công thức phân tử của monome X ban đầu là

CH2=CH-CH=CH2 (C4H6)


Câu 21:

Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án B

Ở nhiệt độ 40oC → phản ứng cộng theo kiểu 1, 4 tạo sản phẩm chính.

CH2=CH-CH=CH2 + HBr 40°C CH3-CH=CH-CH2Br


Câu 22:

Trong các hiđrocacbon sau: propen, but-1-en, but-2-en, penta-1,3-đien, buta-1,3- đien. Những chất nào khi hiđro hóa hoàn toàn đều tạo ra butan?

Xem đáp án

Đáp án B

Công thức cấu tạo của các hợp chất trên như sau:

Propen: CH2=CH-CH3

But-1-en: CH2=CH-CH2-CH3

Penta-1,4-đien: CH2=CH-CH2-CH=CH2

But-2-en: CH3-CH=CH-CH3

Buta-1,3- đien: CH2=CH-CH=CH2

→ Các chất but-1-en, but-2-en,  buta-1,3- đien hiđro hóa hoàn toàn

đều ra butan (CH3-CH2-CH2-CH3)


Câu 23:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm etan, propen, buta-1,3-đien (tỉ khối của hỗn hợp X đối với H2 bằng 22,2) thì thu được m gam hỗn hợp khí CO2 và hơi nước. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hỗn hợp X gồm C2H6 , C3H6, C4H6    

→ Gọi công thức phân tử chung của hỗn hợp X là: CnH6

MX = 22,2.2 = 44,4 (g/mol)

12n + 6 = 44,4 →  n = 3,2

nCO2 = 0,2.3,2 = 0,64 mol

 mCO2 = 0,64.44 = 28,16 gam

nH = 0,2.6 = 1,2 mol

 nH2O = 0,6 mol

 mH2O = 0,6.18 = 10,8 gam

m = mCO2 + mH2O

 = 28,16 + 10,8 = 38,96 gam


Câu 24:

Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là

Xem đáp án

Đáp án A

CH2=CH-CH=CH2 + Br2 có thể tạo ra các sản phẩm là:

CH2Br-CHBr-CH=CH2

CH2Br-CH=CH-CH2Br (có đồng phân hình học)


Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn m gam ankađien X, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch Br2, số mol Br2 tối đa tham gia phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án B

nCO2= 8,96 : 22,4 = 0,4 mol;

nH2O  = 5,4 : 18 = 0,3 mol

nX = nCO2  -  nH2O

= 0,4 – 0,3 = 0,1 mol

 nBr2= 2nX = 0,2 mol


Câu 26:

Ankađien sau đây có bao nhiêu đồng phân hình học?

CH3-CH=CH-CH=CH-CH3

Xem đáp án

Đáp án A

Ứng với mỗi nối đôi sẽ có đồng phân cis hoặc trans

→ Số đồng phân hình học ứng với công thức trên là 3 gồm: cis – cis; trans – trans; trans – cis và cis – trans (vì có trục đối xứng nên đồng phân cis-trans  trùng với trans-cis).

Trắc nghiệm Ankadien có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)


Câu 27:

Ứng với công thức phân tử C5H8 có mấy chất thuộc loại ankađien liên hợp đồng phân của nhau?

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 akađien liên hợp là CH2=CH-CH=CH-CH3 (có đồng phân hình học), CH2=C(CH3)-CH=CH2


Câu 28:

Hiện nay trong công nghiệp, buta–1,3–đien được tổng hợp bằng cách: 

Xem đáp án

Đáp án B

Hiện nay trong công nghiệp, buta–1,3–đien được tổng hợp bằng cách tách hiđro của các hiđrocacbon (cụ thể là từ ankan tương ứng)

CH3-CH2-CH2-CH3 t°,  xt CH2=CH-CH=CH2 + 2H2


Câu 29:

2,24 lít hỗn hợp X gồm buta–1,3–đien và but–1–in (đktc) có thể tác dụng hết  tối đa bao nhiêu lít dung dịch brom 0,10 M? 

Xem đáp án

Đáp án A

nhỗn hợp = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

Số liên kết  trong phần tử buta–1,3–đien (CH2=CH-CH=CH2) là 2 và trong but–1–in (CH C-CH2-CH3) cũng là 2

 nBr2= 2. nhỗn hợp = 2.0,1 = 0,2 mol

 Vdd  Br2= 0,2 : 0,1 = 2 lít


Câu 30:

Kết luận nào sau đây là không đúng? 

Xem đáp án

Đáp án C

Những hợp chất có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro không chỉ là ankađien mà có thể là ankin


Bắt đầu thi ngay