Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Alat - Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Trang 26 Atlat Địa lí Việt Nam)

Trắc nghiệm Alat - Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Trang 26 Atlat Địa lí Việt Nam)

Trắc nghiệm Alat - Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Trang 26 Atlat Địa lí Việt Nam)

  • 349 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ không có khoáng sản nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ không có khoáng sản là dầu mỏ.

Chọn B.

- Một số loại khoáng sản chủ yếu được khai thác trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như: than (Thái Nguyên, Lạng Sơn), a-pa-tít (Lào Cai), đá vôi (Hoà Bình, Hà Giang), nước khoáng (Phú Thọ, Hoà Bình, Tuyên Quang,...), sắt (Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng). Một số khoáng sản được khai thác với quy mô nhỏ như: chì – kẽm (Bắc Kạn), thiếc (Cao Bằng),...

Loại A, C, D.

* Mở rộng: Việt Nam là nước có nguồn khoáng sản phong phú

Nước ta là đất nước giàu tài nguyên khoáng sản vì hiện nay nước ta đã phát hiện và thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng đã và đang được khai thác sử dụng. Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về loại hình với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau và có tất cả hơn 3000 mỏ lớn nhỏ ở cả nước. Nhưng tất cả khoáng sản có thể được gộp làm 3 nhóm chính sau đây:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng gồm:

+ Than đá: ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.

+ Than nâu: ta có mỏ than nâu khá lớn trữ lượng hàng trăm triệu tấn là Na Dương (Lạng Sơn). Mới phát hiện dưới lòng đất ĐBSH có trữ lượng than nâu hàng trăm triệu tấn (980 triệu tấn) nhưng than nâu nằm sâu dưới lòng đất từ 300 - 1000m.

+ Than mỡ: ta chỉ có một mỏ than mỡ duy nhất ở làng Cẩm, Phấn Mễ (Thái Nguyên).

+ Than bùn: có ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là ở rừng U Minh (Cà Mau).

+ Dầu mỏ và khí đốt: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:

  • Bể trầm tích phía Đông ĐBSH đã phát hiện có nhiều mỏ khí đốt nằm dọc ven biển Thái Bình trong đó nổi tiếng là mỏ khí đốt Tiền Hải.
  • Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng đã phát hiện có trữ lượng dầu mỏ khí đốt khá lớn nhưng chưa khai thác. Nhưng hiện nay ta đang xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1 để đón trước sự khai thác dầu khí ở vùng này.
  • Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo đã phát hiện nhiều dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng, Mỏ Rồng…và đặc biệt mới tìm thấy 2 mỏ khí đốt lớn là Lan Tây, Lan Đỏ.
  • Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long có trữ lượng dầu khí lớn nhưng rất khó khai thác vì các mỏ này nằm ở vùng nước sâu.

Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai đã tìm thấy nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng khá lớn như Rạng Đông, Chiến Thắng, Hữu Nghị… nhưng chưa khai thác.

+ Năng lượng thủy điện (than trắng): Tổng công suất thủy điện của nước ta từ 20 triệu - 30 triệu kW tương đương 260 - 270 tỉ kWh trong đó nguyên hệ thống sông Hồng chiếm 11 triệu kW » 37% tổng trữ năng thủy điện cả nước và sông Đồng Nai chiếm 19%. Nhờ vậy trên sông ngòi nước ta đã xây dựng nhiều thủy điện công suất lớn như: thủy điện Hòa Bình, Trị An…

- Nhóm khoáng sản kim loại gồm:

+ Quặng sắt: ta có mỏ Trại Cau, Linh Nham (Thái Nguyên), Tòng Bá (Hà Giang), Bảo Hà (Lào Cai), Yên BáI (ven sông Hồng) và đặc biệt có mỏ sắt lớn nhất cả nước là Thạch Khê (Hà Tĩnh).

+ Mỏ Măngan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).

+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hóa).

+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng - Bình Thuận.

+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ lượng bôxit khá lớn.

+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).

+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.

+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.

+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.

- Nhóm khoáng sản phi kim gồm:

+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)

+ Cát thủy tinh: ta có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát rất lớn ở ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận.

+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hóa vào tận Quảng Bình nổi tiếng với núi đá vôi Kè Bảng (Quảng Bình). ở miền Nam rất hiếm đá vôI và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.

+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An).

+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát vàng, đa ốp lát.. Tóm lại qua chứng minh trên ta thấy tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và rất đa dạng về loại hình.

Xem thêm các bài liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Địa lí 12 Bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ


Câu 3:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 4:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 5:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 6:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 7:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết công nghiệp khai thác sắt phân bố ở nơi nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Ở Yên Châu (Sơn La) khai thác đồng.

A sai.

- Ở Tốc Tát (Cao Bằng) chủ yếu khai thác quặng mangan do ở đây có trữ lượng khá lớn.

B sai.

- Ở Trại Cau (Thái Nguyên) phát triển khai thác mỏ sắt.

C đúng.

- Ở Na Rì (Bắc Cạn) với trữ lượng dồi dào các loại khoáng sản, đá quý (vàng sa khoáng, đồng, antimon, đất sét…), Na Rì có nhiều tiềm năng để phát triển khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã đầu tư xây dựng khai thác các mỏ vàng sa khoáng, mỏ đồng, mỏ đá, sản xuất gạch…

D sai.

* Khai thác, chế biến khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Đây là vVùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta:

+ Than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (sản lượng khai thác 30 triệu tấn/năm, chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á). Ngoài ra còn có ở Thái Nguyên.

+ Một số mỏ lớn ở Tây Bắc: Đồng (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), apatit (Lào Cai).

+ Mỏ kim loại lớn ở Đông Bắc: Mỏ sắt (Yên Bái), thiếc (Cao Bằng), kẽm - chì ở Chợ Điền (Bắc cạn), đồng - vàng (Lào Cai).

Xem thêm một số bài viết hay, liên quan khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Giải SGK Địa lí 12 Bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ


Câu 14:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phân bố những nơi nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 15:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết công nghiệp chế biến nông sản phân bố nơi nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 21:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các tỉnh nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều cây ăn quả?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 30:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các ngành nào sau đây có cả ở trung tâm công nghiệp Hạ Long và Cẩm Phả?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 32:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nơi nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có cả nhà máy nhiệt điện và công nghiệp khai thác than đá?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, ta thấy Uông Bí ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có cả nhà máy nhiệt điện và công nghiệp khai thác than đá.

B đúng.

- Cẩm Phả có ngành cơ khí và khai thác than đá.

A sai.

- Hạ Long có ngành cơ khí, khai thác than đá, chế biến nông sản, hóa chất và phân bón.

C sai.

- Thái Nguyên có ngành khai thác than.

D sai.

* Phát triển thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
a) Thế mạnh
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất nước ta.

+ Riêng hệ thống sông Hồng chiếm trên 30% trữ lượng thuỷ năng của cả nước (11 triệu kW), trong đó sông Đà gần 6 triệu kW.

+ Ngoài ra, vùng có nhiều sông, suối, thuận lợi để xây dựng các nhà máy thuỷ điện có công suất vừa và nhỏ.
- Nhu cầu về điện trong nước ngày càng tăng, khoa học – công nghệ tiên tiến, chính sách phát triển phù hợp, nguồn vốn đầu tư lớn là động lực thúc đẩy ngành phát triển.
b) Khai thác thế mạnh

Trung du và miền núi Bắc Bộ đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện có công suất lớn. Trên sông Đà, ba nhà máy thuỷ điện lớn nhất cả nước đã được xây dựng là nhà máy thuỷ điện Sơn La (2 400 MW), nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (1 920 MW), nhà máy thuỷ điện Lai Châu (1200 MW). Các nhà máy thuỷ điện đáng kể khác là Huội Quảng (520 MW), Tuyên Quang (342 MW), Bản Chát (220 MW), Thác Bà (120 MW). Ngoài ra, trên các sông suối nhỏ đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện có công suất vừa và nhỏ.

Xem thêm các bài liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Địa lí 12 Bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ


Câu 34:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 35:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Xem đáp án

Đáp án C

 


Câu 36:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết cây trồng nào sau đây phổ biến rộng rãi nhất ở Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết cây lúa được trồng phổ biến rộng rãi nhất ở Đồng bằng sông Hồng. Các cây ngô, cây ăn quả, mía chỉ được trồng ở một vài vùng thuộc đồng bằng sông Hồng.

A đúng.

* Mở rộng

- Đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng lúa lớn vì:

+ Đất phù sa tốt

+ Khí hậu phù hợp

+ Thuỷ văn phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.

- Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa thứ hai của cả nước và có năng suất dẫn đầu cả nước.

Xem thêm một số bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Địa lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng


Câu 40:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các loại cây nào sau đây là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 42:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô đồng cấp với nhau?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 46:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các ngành công nghiệp nào sau đây đều có ở tất cả các trung tâm công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 47:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết hai trung tâm công nghiệp Bắc Ninh, Phúc Yên ở Đồng bằng sông Hồng đều có các ngành công nghiệp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 48:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết hai trung tâm công nghiệp Nam Định và Hưng Yên ở Đồng bằng sông Hồng đều có các ngành công nghiệp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 49:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về kinh tế của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 50:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về kinh tế của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án C


Bắt đầu thi ngay