Top 10 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt 3 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
-
2266 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024I. Đọc thầm bài văn sau:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
Chọn A
Câu 3:
21/07/2024Câu : “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?
Chọn C
Câu 5:
21/07/2024Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?
Chọn A
Câu 6:
21/07/2024Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào? ( Hoặc : Bao giờ, ….Lúc nào ….., Tháng mấy,…. )
Câu 7:
21/07/2024II. Đọc thành tiếng ( Bài đọc 1)
Ông tổ nghề thêu
Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.
Trả lời câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào?
Câu 8:
21/07/2024Đọc thành tiếng ( Bài đọc 2)
Cuộc chạy đua trong rừng
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…
Trả lời câu hỏi: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.
Câu 9:
21/07/2024I. Chính tả: (Nghe viết) 15 phút
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước.
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm.
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm.
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm.
* Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm
Câu 10:
21/07/2024II. Tập làm văn (25 phút)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
a. Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào?
b. Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
c. Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em.
d. Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?
- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.( khoảng 3 câu ): 3 điểm
- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu ( khoảng 4 câu) : 4 điểm
- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ : 4,5 điểm.
- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý : 5 điểm
* Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ.
Bài thi liên quan
-
Đề thi Tiếng Việt 3 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 1)
-
7 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 3 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 3)
-
11 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 3 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 4)
-
11 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 3 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 5)
-
10 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 3 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 6)
-
9 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 3 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 7)
-
11 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 3 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 8)
-
6 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 3 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 9)
-
10 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Top 10 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án (2265 lượt thi)
- Top 10 Đề thi Cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án (4023 lượt thi)
- Đề thi Tiếng Việt 3 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 4) (418 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Top 10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án (3294 lượt thi)
- Top 10 Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án (2072 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án (226 lượt thi)