Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 5 (Có đáp án)
Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 5 (Có đáp án)
-
213 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
Đáp án C
- Năm 1973, trên thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ mở đầu cho cuộc khủng hoảng chung về nhiều mặt. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ nhiều vấn đề bức thiết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ về dân số…Đây là các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải chung tay giải quyết
- Cuộc chạy đua vũ trang đã làm suy giảm cả thế và lực của Xô và Mĩ.
- Tây Âu và Nhật Bản đang vươn lên phát triển, trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Mĩ
=> Liên Xô và Mĩ nhận thấy cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định là tình hình
=> Xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 2:
23/07/2024Lý do chính khiến Mĩ và Liên Xô đồng ý chấm dứt chiến tranh lạnh là gì?
Đáp án B
Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả Liên Xô và Mĩ quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Do đó hai cường quốc đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
Câu 3:
22/07/2024Điểm khác biệt giữa chiến tranh lạnh với 2 cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là gì?
Đáp án A
- Chiến tranh lạnh là chiến tranh không đổ máu, không tiếng súng, thực chất là cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô, đại diện cho hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực vũ trang, kinh tế, chính trị, ngoại giao. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trên bốn thập kỉ, thực tế chưa từng có cuộc xung đột trực tiếp nhưng những ảnh hưởng của nó lan rộng khắp thế giới
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đều có sự xung đột quân sự trực tiếp giữa các quốc gia tham chiến
Câu 4:
16/07/2024Mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á có sự biến đổi từ năm 1991 chủ yếu là do nguyên nhân nào?
Đáp án B
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ đánh dấu chiến tranh lạnh thực sự chất dứt. Đây là điều kiện thuận lợi để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên thế giới trong đó có vấn đề Campuchia. Cùng năm đó, hiệp định hòa bình Pari được kí kết đã giải quyết được vấn đề Campuchia. Tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện căn bản đã giúp cho quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu, chuyển sang đối thoại, hợp tác
Câu 5:
16/07/2024Sự Chấm dứt chiến tranh lạnh đã tác động như thế nào đến tình hình Đông Nam Á?
Đáp án A
Việc phát triển tổ chức ASEAN bị nhiều khó khăn do các cuộc chiến tranh ở Việt Nam là biểu hiện của chiến tranh lạnh, làm căng thẳng mối quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Việc chấm dứt chiến tranh lạnh đã làm cho mối quan hệ trong Đông Nam Á hòa dịu và tốt đẹp hơn => Từ đó, tạo điều kiện cho tổ chức ASEAN mở rộng thành viên từ những năm 90 của thế kỉ XX
Câu 6:
16/07/2024Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có…mới là vĩnh viễn” (Thủ tướng Anh Churchill)
Đáp án D
“Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”. Câu nói được phản ánh rất rõ trong mối quan hệ Xô- Mĩ thời kì trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, do có chung kẻ thù là chủ nghĩa phát xít nên Xô- Mĩ đã bắt tay hợp tác, trở thành đồng minh của nhau. Tuy nhiên sau chiến tranh, do sự đối lập về mục tiêu chiến lược, hai cường quốc đã dần chuyển sang thế đối đầu, đi tới tình trạng chiến tranh lạnh
Lợi ích quốc gia dân tộc chính là ngọn cờ dẫn đường, chi phối chính sách đối ngoại của các quốc gia trên thế giới
Câu 7:
16/07/2024Đâu không phải là lý do khiến cho tình hình thế giới luôn tiềm ẩn những dấu hiệu bất ổn sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
Đáp án C
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mặc dù hòa bình là xu thế chủ đạo nhưng tình hình thế giới vẫn luôn tiềm ẩn những dấu hiệu bất ổn do:
- Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo như mâu thuẫn giữa các nước Hồi giáo với các nước phương Tây, mâu thuẫn giữa dòng Hồi giáo Sunni và Shia…
- Tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia như ở khu vực biển Đông
- Sự va chạm quyền lợi giữa các nước lớn như Mĩ- Nga, Mĩ- Trung…
- Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố như Al- Qaeda, IS…
Câu 8:
16/07/2024Xu thế chủ đạo của thế giới sau chiến tranh lạnh có tác động như thế nào đến hướng giải quyết của Việt Nam trong cuộc tranh chấp ở biển Đông?
Đáp án A
- Xu thế chủ đạo của thế giới sau chiến tranh lạnh là hòa bình, hợp tác, cùng phát triển.
- Trong bối cảnh tình hình thế giới đang chuyển biến theo những xu thế mới, vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông đang nổi lên đe dọa đến tình hình an ninh khu vực và thế giới. Để bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam có thể giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở những bằng chứng lịch sử và pháp lý quốc tế
Câu 9:
19/07/2024Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, theo anh (chị) chiến lược hàng đầu mà Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới là gì?
Đáp án B
Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia. Việt Nam là một thực thể tồn tại trong quan hệ quốc tế nên không thể đứng ngoài xu thế đó.
=> Chiến lược hàng đầu của chính phủ Việt Nam trong thời gian tới là tập trung phát triển kinh tế để tạo ra cơ sở thực lực, chỗ dựa vững chắc thực hiện tốt các chính sách về chính trị- ngoại giao- văn hóa- xã hội
Câu 10:
16/07/2024Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh không đặt ra thách thức nào sau đây đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay?
Đáp án D
Sau chiến tranh lạnh, thế giới phát triển theo những xu thế mới đã đặt ra không ít thách thức đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam
- Mở cửa gia nhập thị trường thế giới Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, NICs…
- Quan hệ giữa các nước lớn luôn luôn ẩn chứa những mâu thuẫn bất đồng. Thách thức đặt ra cho Việt Nam là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ với các nước lớn để đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia dân tộc
=> Nếu không nắm được thời cơ, vượt qua thách thức thì Việt Nam sẽ bị tụt hậu rất xa so với thế giới
Câu 11:
16/07/2024Nhận định phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là
Đáp án B
So với các giai đoạn lịch sử trước đây, chưa bao giờ quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX:
- Quan hệ quốc tế trước năm 1945: tình trang đối đầu giứa các nước đế quốc nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa. Biểu hiện nổi bật nhất là hai cuộc chiến tranh thế giới: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Đồng thời là các phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại âm mưu xâm lược lãnh thổ của các nước đế quốc, thực dân.
- Quan hệ quốc tế từ sau 1945 đến 1991: tình trang đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN, đặt biệt là tình trạng Chiến tranh lạnh. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, đây là giai đoạn quan trọng đưa đến sư giải trừ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
- Từ năm 1991 trở đi cho đến nay: quan hệ quốc tế chuyển sang đối thoại, hòa dịu, cùng phát triển.
Câu 12:
16/07/2024Nét đặc trưng cơ bản của đời sống chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỉ XX là gì?
Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự hai cực Ianta được hình thành với hai cực Xô – Mĩ. Do đối lập về mục tiêu và chiến lược, hai cường quốc này đối đầu gay gắt với nhau dẫn tới hình thành cục diện Chiến tranh lạnh kéo dài suốt bốn thập kỉ, đến năm 1991 mới thực sự kết thúc => Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu gay gắt. Đây chính là nét đặc trưng cơ bản, chi phối đời sống chính trị thế giới từ sau nam 1945 đến những năm 90 của thế kỉ XX.