Trang chủ Lớp 10 Địa lý Thi Online Trắc nghiệm Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất có đáp án

  • 300 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

01/07/2024
Các quá trình ngoại lực bao gồm:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Tác động của quá trình ngoại lực thông qua ba quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Xu hướng chung của ngoại lực là phá huỷ, hạ thấp độ cao và san bằng địa hình.


Câu 2:

21/07/2024
Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...


Câu 3:

09/10/2024
Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hoá học trong hang động); đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển); đồng bằng băng thuỷ (do băng tan),...

*Tìm hiểu thêm: "Quá trình vận chuyển và bồi tụ"

a. Vận chuyển

- Khái niệm: Là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn, làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực.

- Nguyên nhân: Khoảng cách và hình thức vận chuyển phụ thuộc vào kích thước, khối lượng vật liệu, tốc độ di chuyển của các nhân tố ngoại lực.

- Vai trò: Vận chuyển có vai trò cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình bồi tụ.

* Bồi tụ

- Đặc điểm: Là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình.

- Ví dụ

+ Nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời).

+ Bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên).

+ Thạch nhũ (do kết tủa hoá học trong hang động).

+ Đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển).

+ Đồng bằng băng thuỷ (do băng tan),...

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

 


Câu 4:

23/07/2024
Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực.


Câu 5:

12/10/2024
Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...

*Tìm hiểu thêm: "Quá trình bóc mòn"

- Khái niệm: Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà,...) làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hoá ra khỏi vị trí ban đầu.

- Phân loại: Địa hình do bóc mòn rất đa dạng về tên gọi và hình thái tuỳ thuộc vào các nhân tố tác động.

+ Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: khe rãnh, mương xói, thung lũng sông,...

+ Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...

+ Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn, tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn,...

+ Quá trình bóc mòn do băng hà gọi là nạo mòn, tạo thành các dạng địa hình chủ yếu là máng bằng, phi-o, đá lưng cừu,...

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

 


Câu 6:

21/09/2024
Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Biểu hiện do tác động của ngoại lực tạo nên là đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

B đúng 

- A sai vì hiện tượng này thường xảy ra trong bối cảnh của các quá trình kiến tạo địa chất, không phải do các yếu tố ngoại lực như gió, nước hay nhiệt độ.

- C sai vì hiện tượng này không thể được giải thích chỉ bằng các tác động ngoại lực như gió, nước hay băng tuyết.

- D sai vì quá trình này không phải do các tác động ngoại lực như nước, gió hay băng tuyết gây ra.

Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là một biểu hiện rõ ràng của tác động ngoại lực, đặc biệt là quá trình phong hóa vật lý. Khi nhiệt độ môi trường tăng hoặc giảm đột ngột, các khoáng vật trong đá co giãn khác nhau, dẫn đến căng thẳng và tạo ra các vết nứt. Ví dụ, trong các vùng sa mạc hoặc vùng có khí hậu lạnh giá, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có thể rất lớn, khiến cho đá bị nứt vỡ.

Quá trình này không chỉ diễn ra ở bề mặt mà còn có thể ảnh hưởng sâu vào trong đá, làm giảm độ bền của chúng và tạo điều kiện cho các yếu tố ngoại lực khác như nước và gió tác động sâu hơn. Theo thời gian, những vết nứt này có thể mở rộng, dẫn đến sự phá vỡ và phân hủy đá thành các mảnh nhỏ hơn. Từ đó, chúng trở thành nguyên liệu cho quá trình hình thành đất và các dạng địa hình mới, thể hiện rõ sự tương tác giữa các yếu tố ngoại lực và sự phát triển của cảnh quan.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất


Câu 7:

18/07/2024
Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn, con người và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực. Còn yếu tố kiến tạo thuộc về nội lực.


Câu 8:

23/07/2024
Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,... Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật.


Câu 9:

22/07/2024
Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,... Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất.


Câu 10:

22/07/2024
Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,... Quá trình phong hoá bao gồm: phong hoá vật lí, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học. Kết quả chung của quá trình phong hoá là tạo ra lớp vỏ phong hoá.


Câu 11:

23/07/2024
Ngoại lực có nguồn gốc từ
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực.


Câu 12:

09/10/2024
Các phi-o thuộc địa hình
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Các phi-o thuộc địa hình băng tích.

*Tìm hiểu thêm: "Quá trình phong hóa"

- Khái niệm: Phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của các nhân tố ngoại lực.

- Phân loại:

+ Phong hoá lí học

+ Phong hoá hoá học

+ Phong hoá sinh học

Phong hóa lí học

- Khái niệm: Là quá trình phá huỷ, làm các đá, khoáng vật bị vỡ với kích thước khác nhau nhưng không thay đổi thành phần và tính chất.

- Điều kiện xảy ra: Xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những khu vực bề mặt có nước bị đóng băng.

- Kết quả: Làm khối đá bị tách vỡ do nước trong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc vào mùa đông.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

 


Câu 13:

19/07/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng với quá trình vận chuyển?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Vận chuyển là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn, làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực. Khoảng cách (xa hay gần) và hình thức vận chuyển (lăn, nhảy cóc hoặc cuốn theo các nhân tố ngoại lực) phụ thuộc vào kích thước, khối lượng vật liệu, tốc độ di chuyển của các nhân tố ngoại lực. Vận chuyển có vai trò cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình bồi tụ.


Câu 14:

23/07/2024
Hàm ếch sóng vỗ thuộc địa hình
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn, tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn,...


Câu 15:

24/10/2024
Các mũi đất ven biển thuộc địa hình
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình. Khi các vật liệu được bồi tụ nhiều ở các vùng ven biển tạo nên các mũi đất ven biển, ở Việt Nam dọc ven biển có nhiều mũi đất ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,…

A sai vì Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...

C sai vì Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn, tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn,...

D sai vì Quá trình bóc mòn do băng hà gọi là nạo mòn, tạo thành các dạng địa hình chủ yếu là máng bằng, phi-o, đá lưng cừu,.

=> A, C, D sai

*Tìm hiểu thêm: "Bồi tụ"

- Đặc điểm: Là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình.

- Ví dụ

+ Nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời).

+ Bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên).

+ Thạch nhũ (do kết tủa hoá học trong hang động).

+ Đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển).

+ Đồng bằng băng thuỷ (do băng tan),...

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

 


Bắt đầu thi ngay