Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Soạn Tiếng Việt 4 CTST Viết: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

Soạn Tiếng Việt 4 CTST Viết: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

Soạn Tiếng Việt 4 CTST Viết: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

  • 43 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Trong nhà, bố là người gần gũi với em nhất. Những ngày em còn nhỏ, sau giờ làm, bố thường đọc truyện cho em nghe hoặc cùng em vẽ tranh, xếp hình. Khi em lớn hơn một chút, cuối tuần nào bố cũng đưa đi chơi. Khi thì hai bố con đi nhà sách, khi thì đi thăm vườn thú, lúc lại ra ngoại ô. Năm lên bảy tuổi, bố tặng em một chiếc chuông gió có những quả chuông bằng men sứ xanh bóng, điểm hoa văn ngộ nghĩnh, vui tươi. Bố nói rằng bố mong tiếng cười của em mãi trong trẻo như tiếng chuông ngân rung trong gió. Mỗi lần em tự tay làm tặng bố một món quà hay một tấm thiệp xinh xắn, bố vui lắm. Bố ôm em và nở một nụ cười thật tươi. Em luôn mong bố mạnh khoẻ để hai bố con có thêm thật nhiều chuyến đi thú vị.

(Nguyên Linh)

a. Câu văn đầu tiên khẳng định điều gì?

b. Tìm các việc làm:

– Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố đối với bạn nhỏ.

– Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bố.

c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

Xem đáp án

a. Câu văn đầu tiên khẳng định: Bố là người gần gũi với em nhất.

b. Các việc làm:

– Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố đối với bạn nhỏ:

          + Bố thường đọc truyện cho em nghe

          + Bố cùng em vẽ tranh, xếp hình.

          + Khi em lớn hơn một chút, cuối tuần nào bố cũng đưa em đi chơi.

          + Khi hai bố con đi nhà sách, khi đi thăm vườn thú, lúc lại ra ngoại ô.

          + Năm lên bảy, bố tặng em chiếc chuông gió men sứ.

– Tình cảm của bạn nhỏ đối với bố:

          + Em tự tay làm tặng bố một món quà hay một tấm thiếp xinh xắn.

          + Em luôn mong bố khoẻ.

c. Câu cuối đoạn văn nói về việc: bạn nhỏ mong bố luôn khoẻ mạnh để hai bố con có thêm thật nhiều chuyến đi thú vị.

 

* Ghi nhớ: Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết thường có:

1. Câu đầu tiên: Giới thiệu người gần gũi, thân thiết.

2. Các câu tiếp theo: Kể lời nói, việc làm,... thể hiện sự gần gũi, thân thiết.

3. Câu cuối: Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết.


Câu 2:

17/07/2024

Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết dựa vào gợi ý:

Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết dựa vào gợi ý: (ảnh 1)
Xem đáp án

Ở trong nhà, em yêu quý mẹ nhất. Mẹ của em tên là Phương. So với bố, mẹ là người dịu dàng, chiều chuộng và nhẹ nhàng với em hơn bố nhiều!

Mỗi khi em ốm, mẹ thường nhẹ nhàng xoa đầu và an ủi em, nói những lời nhẹ nhàng mong em chóng khoẻ. Có bài tập khó về nhà, mẹ chỉ cho em từng li từng tí một, mong sao em hiểu bài được.

Biết mẹ vất vả mà vẫn dành thời gian cho mình nhiều như vậy, thi thoảng em lại hát hay đùa vui với mẹ. Mẹ đi làm nhiều không có thời gian nghỉ ngơi, em phụ giúp việc nhà để mẹ đỡ thêm việc. Và có một điều, rằng em rất yêu mẹ, tình yêu sẽ chứng minh cho tình cảm của em dành cho mẹ.

Em mong sao, mẹ có thật nhiều sức khoẻ, có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc mỗi ngày. Em nhất định sẽ học giỏi, sẽ ngoan ngoãn để mẹ được vui lòng.


Câu 3:

17/07/2024

Nói ý nghĩa của việc làm trong các bức tranh dưới đây:

Nói ý nghĩa của việc làm trong các bức tranh dưới đây: (ảnh 1)
Xem đáp án

- Ý nghĩa của bức tranh thứ nhất: Các bạn học sinh chăm chỉ đọc sách, sẽ nhanh hiểu bài. Sau này sẽ đem kiến thức ấy đi xây dựng, đóng góp có ích cho đất nước. 

- Ý nghĩa của bức tranh thứ hai: Cô công nhân bới đất để trồng cây giống. Mai này cây sẽ nhanh lớn toả bóng xum xuê. Cô đang là “đại sứ” đem màu xanh tới cho Trái đất!


Bắt đầu thi ngay