Soạn Tiếng Việt 4 CTST Ôn tập giữa học kì 1
Soạn Tiếng Việt 4 CTST Ôn tập giữa học kì 1
-
93 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Bài thơ: Tiếng chim
Sau mưa chim hót tưng bừng
Ngỡ cơn mưa nở ra từng đàn chim
Đầy không gian tiếng gọi tìm
Giơ tay tưởng chạm vào nghìn âm thanh
Vườn cây lá mượt mà xanh
Tiếng chim nặng trĩu đầu cành bềnh bồng
Bên sông dựng chiếc cầu vồng
Rung rinh gánh tiếng hót cong hai đầu
Vùng đồng ló mặt đỏ au
Gió xua mây xám cho bầu trời xanh
Mái trường rực rỡ bình minh
Chúng em đứng giữa âm thanh màu hồng
Tiếng chim rộn rã từng không
Sân trường em cũng một vùng xôn xao.
(Thanh Hào)
Đọc đoạn từ đầu đến "cho bầu trời xanh" và trả lời câu hỏi: Tác giả tưởng tượng những đàn chim từ đâu tới? Vì sao?
Tác giả tưởng tượng những đàn chim tới từ cơn mưa, do cơn mưa nở ra đàn chim.
Vì do sau cơn mưa, bỗng xuất hiện nhiều tiếng chim hót tưng bừng hơn.
Câu 2:
17/07/2024Đọc đoạn từ đầu đến "cho bầu trời xanh" và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy tiếng chim lấp đầy không gian?
Câu 3:
22/07/2024Đọc đoạn từ "Vườn cây" đến hết và trả lời câu hỏi: Chiếc cầu vồng bên sông có gì đặc biệt?
Chiếc cầu vồng bên sông gánh tiếng hót của chim nên bị cong hai đầu, chúc hai bên đầu xuống.
Câu 4:
21/07/2024Đọc đoạn từ "Vườn cây" đến hết và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả tả “Chúng em đứng giữa âm thanh màu hồng"?
Âm thanh màu hồng là âm thanh hạnh phúc, ấm áp.
Các bạn nhỏ được học dưới mái trường, âm thanh và những vẻ đẹp của trường chính là thứ màu hồng của các bạn, mái trường bảo vệ và ôm lấy các bạn học sinh.
Câu 5:
17/07/2024Trao đổi với bạn: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Em thích nhất hình ảnh “ngỡ cơn mưa nở ra từng đàn chim”.
Vì em thấy hình ảnh này thật kì diệu. Mưa vốn chẳng thể nở ra chim, không khí sau cơn mưa trong lành đã làm đàn chim thoải mái, thích thú cất tiếng hót. Em thấy khung cảnh thật thanh bình, nhẹ nhàng.
Câu 6:
23/07/2024Nghe – viết:
Văn bản: Ngôi trường nơi đầu ngọn sóng
Trường Tiểu học Sinh Tồn nằm giữa những hàng cây phong ba, cây bàng vuông xanh thẫm trên đảo Sinh Tồn đầy nắng gió. Hằng năm, trường đều nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân xã Sinh Tồn, Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu,... Ở nơi đầu ngọn sóng, các bạn nhỏ ngày một trưởng thành và thêm yêu biển đảo quê hương.
(Phan Phùng Duy)
Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, em lắng nghe lời đọc của thầy cô và viết đoạn văn.
Em chú ý xem trước các từ mà bản thân thấy khó hiểu, dễ nghe nhầm để tra nghĩa.
Em viết sạch đẹp, giữ nét chữ thoáng, dễ nhìn.
Câu 7:
17/07/2024Viết tên:
Dựa vào thông tin của em, em hãy viết thông tin vào chỗ chấm:
- Trường của em tên là Trường Tiểu học …………………………….
- Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi em ở là Uỷ ban nhân dân ………………………
- Câu lạc bộ mà em biết là câu lạc bộ ……………………………
Câu 8:
17/07/2024Nói về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường dựa vào gợi ý:
a. Giới thiệu hoạt động trải nghiệm thú vị.
b. Nói về hoạt động trải nghiệm.
– Tập trung vào những điều thú vị thể hiện qua:
• Việc làm
• Lời nói
• ?
– Chú ý đến cảm xúc của em và những người xung quanh:
• Khi tham gia hoạt động
• Về sản phẩm hoặc kết quả của hoạt động
c. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
a. Em đã biết và tham gia một hoạt động thú vị: Tham gia ngày hội trăng rằm.
Tên hoạt động: Ngày hội trăng rằm đêm Trung thu
Thời gian: 20 giờ tối – vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: nhà văn hoá phường, xã.
Người tham gia: cô chú cán bộ phường, xã và các bạn nhỏ, các bác phụ huynh.
b. Nói về hoạt động trải nghiệm
- Tập trung vào những điều thú vị thể hiện qua:
• Việc làm: trẻ em vui chơi, người lớn bày cỗ, chuẩn bị chương trình.
• Lời nói: vui tươi, rộn ràng
• Các hoạt động: nhiều trò chơi vui, bài văn nghệ hay.
– Chú ý đến cảm xúc của em và những người xung quanh:
• Khi tham gia hoạt động: háo hức, vui vẻ, cười đùa.
• Về kết quả của hoạt động: các bạn trẻ được vui đùa, ăn uống và nhận quà.
c. Suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động trải nghiệm: Em rất vui, chờ đón có thêm những buổi hoạt động vui như này khi chưa tới rằm tháng 8.
Câu 9:
18/07/2024Cùng bạn bình chọn bài nói:
Em và bạn cùng bàn bình chọn bài nói tốt dựa trên các tiêu chí đã được đưa ra.
Câu 10:
20/07/2024Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn dưới đây:
Cái giàn mướp bố tôi bắc chìa ra mặt ao như mái nhà.
Mầm cây mới lên chỉ có mấy cái lá mảnh mai, màu xanh như men sứ. Ít hôm sau, mướp đã leo thoăn thoắt lên tới mặt giàn. Những tay mướp mềm mại, thanh mảnh, ngóc lên rung rinh trước gió. Chẳng bao lâu, giàn mướp đã xanh um những lá.
Theo Vũ Tú Nam
Trong đoạn văn,
+ Các danh từ là: giàn mướp, ao, mái nhà, mầm cây, lá, men sứ, hôm sau, tay.
+ Các động từ là: bắc, chìa, lên, leo, ngóc.
+ Các tính từ là: mảnh mai, xanh, thoăn thoắt, mềm mại, thanh mảnh, rung rinh, xanh um.
Câu 11:
17/07/2024Tìm 2 – 3 tính từ:
- Tính từ chỉ đặc điểm tiếng suối, tiếng thác: róc rách, ầm ầm, rì rào, róc rách.
- Tính từ chỉ đặc điểm của ánh nắng: chói chang, len lói, vàng rộm, ấm áp.
- Tính từ chỉ đặc điểm của con đường: quanh co, uốn lượn, dích dắc, gập ghềnh
Câu 12:
22/07/2024Tìm thành ngữ so sánh có các động từ, tính từ sau:
Các thành ngữ:
- Yếu như sên.
- Nhanh như thỏ.
- Phi như ngựa.
- Chậm như rùa.
- Chạy như bay.
- Khoẻ như voi.
Câu 13:
22/07/2024Viết đoạn văn ngắn kể về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.
Mỗi buổi sáng, em rất háo hức được dự giờ chào cờ của trường em. Không hiểu sao, thầy tổng phụ trách rất tài năng, mỗi tuần thầy đều xây dựng các tiết mục văn nghệ, chương trình giao lưu cho chúng em. Tuần này thì chủ đề an toàn giao thông, các bài hát, chương trình tặng mũ bảo hiểm, hoạt cảnh đóng tai nạn giao thông; tuần khác thì chủ đề tà áo dài Việt Nam, các bạn nữ và cô giáo dắt tay nhau đi trình diễn áo dài quanh sân trường;… Có lẽ đây là điều làm em âm thầm yêu mến trường lớp của mình hơn chăng.
Câu 14:
22/07/2024Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe có nhân vật là đồ vật hoặc con vật.
– Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào có nhân vật là đồ vật hoặc con vật?
– Em chọn kể lại câu chuyện theo cách nào?
• Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
Trực tiếp |
Gián tiếp |
• Thân bài:
+ Câu chuyện bắt đầu bằng sự việc gì?
+ Diễn biến của câu chuyện ra sao?
• Kết bài
Không mở rộng |
Mở rộng |
– Cùng bạn bình chọn bài văn kể chuyện hấp dẫn.
Em viết bài văn kể lại câu chuyện Cóc kiện trời:
Có lẽ trong chúng ta, ai cũng có tiếp xúc với những con vật nuôi ở nhà phải không các bạn? Con Chó giữ nhà, con Mèo bắt chuột, Họa Mi ca hát v.v... Những con vật ấy thật đáng yêu làm sao? Nhưng có bao giờ bạn nào chú ý đến con vật nhỏ bé xấu xí tưởng như là vô tích sự mà lại có lần nó được phong là "anh hùng" không?
Không nói ra chắc không ai nghĩ đến, nhưng khi tôi đọc câu hát này các bạn sẽ thấy quen và ai cũng biết:
Con Cóc là cậu ông Trời
Ai mà đánh Cóc thì trời đánh cho.
Tại sao "con Cóc là cậu ông Trời"? Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện này nhé!
Ngày xửa ngày xưa, không nhớ rõ vào thời kì nào, trời làm hạn hán rất lâu, sông hồ đều hết nước, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối chết khô, các loài vật mệt mỏi, rũ rượi thoi thóp dưới cơn khát.
Cóc thấy nguy quá bèn lên thiên đình kiện trời. Cóc gặp Cua, Cua đòi theo. Cóc gặp Gấu, gặp Cọp. Gấu, Cọp xin tháp tùng cùng lên trời kiện tụng. Đi được một lúc, bốn con gặp Ong và Cáo. Nghe nói chuyện lên trời, Ong và Cáo lại xin đi cùng.
- Thật là đại phúc cho muôn loài. Xin các bác cho chúng em đi với! Chúng em nguyện theo các bác đến tận cùng trời, thẳng lên thiên đình để làm cho ra lẽ và để tự cứu mình.
Thế là cả bọn, tuy cổ họng khát khô, nhưng lòng đầy quyết tâm đã kéo nhau lên thiên đình kiện Trời, dưới sự chỉ huy của chú Cóc.
Tới thiên đình, Cóc thông minh nên phân công ai vào việc đó rất hợp với tài năng của mình. Riêng Cóc nhảy lên bậc treo cái trống để gióng trống kêu oan. Cóc đánh một hồi trống làm vang động cả thiên đình. Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi ra xem coi chuyện gì thì chỉ thấy có một con Cóc ngồi chễm chệ trên mặt trống. Thiên Lôi vào tâu lại, Ngọc Hoàng bực mình liền sai Gà ra mổ cho Cóc một trận nên thân. Nào ngờ Gà vừa bước ra đã bị Cáo nhảy tới vồ lấy mang đi. Ngọc Hoàng hay tin nổi giận, liền sai Chó ra cắn cho Cóc một trận hết đường gây rối. Nhưng Chó vừa hung hăng nhảy ra khỏi cửa thì Gấu đã tiến đến ăn thịt ngay. Ngọc Hoàng càng thêm tức giận, đập tay xuống bàn thét Thiên Lôi ra ứng chiến đánh cho Cóc vài lưỡi búa đến tan xương nát thịt mới thôi... Nào ngờ Thiên Lôi vừa ra bị Ong đốt túi bụi vào mặt, mũi, tay, chân. Đau quá, nhức quá Thiên Lôi kêu cứu rồi nhảy vào chum nước tránh nạn thì lại bị Cua giương càng kẹp vào mông đau điếng. Hoảng hồn, Thiên Lôi vội nhảy ra thì bị Hổ tấn công. Hổ vồ lấy Thiên Lôi xé xác ra từng mảnh.
Thế là quân của thiên đình bị một trận thất điên bát đảo. Ngọc Hoàng thấy thế nguy bèn chấp nhận thương lượng với Cóc. Được lệnh Cóc vào diện kiến Ngọc Hoàng và trình bày mọi lẽ.
- Tâu Ngọc Hoàng, nơi trần gian hiện đang khốn khổ vì nạn hạn hán, biết bao con người và muôn vật phải chết khô, chết khát vì thiếu nước. Mong được Ngọc Hoàng rủ lòng thương cho mưa xuống để cứu muôn loài.
Nghe xong Ngọc Hoàng hứa sẽ làm mưa và từ nay nếu ở dưới trần có hạn hán thì Cóc nghiến răng kêu lên mấy tiếng Ngọc Hoàng sẽ cho mưa. Được Ngọc Hoàng hứa, Cóc mừng rỡ cùng các bạn về trần. Ai cũng vui mừng hớn hở tôn vinh Cóc có công lớn trong việc kiện trời. Vừa đến trần gian thì mưa to kéo đến tưới mát cả ruộng đồng, vườn tược. Cỏ cây hoa lá bừng sống dậy. Cả muôn vật lẫn con người đồng ca hát chào đón Cóc như một vị "anh hùng cứu thế". Và từ đó nhân gian mới truyền câu ca:
Con Cóc là cậu ông Trời
Nếu ai đánh Cóc thì Trời đảnh cho!
Vậy đó, công trạng của Cóc to lớn thế đấy! Các bạn chớ coi khinh, xem thường Cóc nhé! Đừng chú ý vào hình thể xấu xí của nó mà hãy nhớ đến chiến công xưa - và kìa! Trời vừa đổ mưa ngoài kia. Phải chăng chú Cóc vừa nghiến răng gọi Trời?
Câu 15:
17/07/2024Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Văn bản: Bức tường có nhiều phép lạ
Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhẩm đề bài tập làm văn: “Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào.". Quy thở dài: "Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”.
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa... rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài.
Bố vào. Đúng lúc quá!
Quy chạy lại:
– Bố ạ, con nhìn mãi bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.
Bố hiểu ngay, tủm tỉm:
– Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết.
Quy nhoẻn cười:
– Vâng.
– Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi...
Quy chớp mắt:
– Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ?
– Có chứ!
– Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa... Bố lại tủm tỉm:
– Thế mà con bảo chẳng thấy gì.
Quy ngơ ngác:
– Thật đấy ạ.
– Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa con biết!
Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào...
Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ...
Theo Phong Thu
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Vì sao Quy nhìn vào bức tường trước mặt khi làm bài?
• Vì bức tường có màu vôi xanh mát.
• Vì bức tường trông như tấm màn ảnh rộng.
• Vì trên bức tường có những cơn mưa.
• Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.
b. Từ ngữ nào sau đây phù hợp để nhận xét về bạn Quy?
• chăm chỉ
• nhút nhát
• láu lỉnh
• nhanh nhẹn
c. Nhờ đâu Quy viết được bài tập làm văn?
• Nhờ những hình ảnh từ bức tường có nhiều phép lạ
• Nhờ những hình ảnh từ tấm màn ảnh rộng
• Nhờ những bức ảnh bố chụp cho Quy ngày bé
• Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra
d. Bố hướng dẫn Quy viết bài văn tả cơn mưa như thế nào?
• (1) Nhìn vào bức tường (2) Ngồi vào bàn (3) Viết bài văn (4) Nghĩ đến những trận mưa
|
• (1) Nghĩ đến những trận mưa 2) Nhìn vào bức tường (3) Ngồi vào bàn (4) Viết bài văn
|
• (1) Nhìn vào bức tường (2) Nghĩ đến những trận mưa (3) Ngồi vào bàn (4) Viết bài văn
|
• (1) Ngồi vào bàn (2) Nhìn vào bức tường (3) Nghĩ đến những trận mưa (4) Viết bài văn
|
e. Trong câu "Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa." có những danh từ chỉ hiện tượng nào?
• nắng, mưa
• trời, nắng, mưa
• hôm ấy, trời, nắng
• hôm ấy, nắng, mưa
g. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ in đậm trong câu “Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài."?
• động viên
• hướng dẫn
• thực hiện
• giúp đỡ
a. Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.
b. láu lỉnh
c. Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra
d. (1) Ngồi vào bàn
(2) Nhìn vào tường
(3) Nghĩ đến những trận mưa
(4) Viết bài văn
e. trời, nắng, mưa
g. giúp đỡ
Câu 16:
17/07/2024Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h. Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp?
i. Theo em, vì sao Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ?
k. Em biết thêm điều gì sau khi đọc bài?
l. Đặt câu giới thiệu hoặc nhận xét về một nhân vật trong bài đọc.
h. Bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp để Quy cũng nhớ lại những trận mưa Quy thấy, trải nghiệm. Giúp Quy có chất liệu để viết bài văn tả mưa.
i. Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ vì bố của Quy mỗi lần ngồi vào bàn, bố nhìn thẳng bức tường, nhìn một lúc rồi bố cầm bút viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Đây là phép lạ với Quy.
k. Sau khi đọc bài, em biết rằng: để viết bài văn tốt không cần phải nhìn thấy những gì hiện ra trước mắt, mà cần sự liên tưởng, tưởng tượng và nhớ lại những trải nghiệm trước đó của bản thân.
l. Câu nhận xét bạn Quy: Quy là một bạn nhỏ lém lỉnh, nhìn cuộc sống một cách chân thực, thật thà. Tâm hồn trẻ thơ trong Quy đang dần được nuôi lớn bởi người bố tài giỏi, khéo léo vô cùng.
Câu 17:
22/07/2024Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.
b. Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm.
Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc về gương thiếu nhi Vừ A Dính dũng cảm.
Trong những năm của kháng chiến chống Pháp diễn ra vô cùng gay go, ác liệt thì anh hùng Vừ A Dính là con người được sinh ra tại Lai Châu và sống trong gia đình với cơ sở cách mạng có truyền thống yêu nước. B
ố của Anh là một cán bộ Việt Minh và bị thực dân pháp giam cầm sau đó thủ tiêu ở nhà tù ở năm 1949. Mẹ của A Dính là một trong những người tạo cơ sở kháng chiến của địa phương, bà từng bị bắt và đưa về giam tại đồn Bản Chăn do bị nghi ngờ tiếp tế Việt Minh.
Đây chính là nguồn động lực thúc đẩy về tinh thần cách mạng ngay từ khi Anh còn nhỏ. Từ năm Anh 13 tuổi, mặc dù còn ít tuổi nhưng anh đã tự chủ động xung phong làm liên lạc, tiếp tế nguồn lương thực cho nhân dân và các cán bộ cách mạng bị bao vây ở địa phương. Chính sự gan dạ, mưu trí và bản lĩnh kiên cường đã giúp anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự liên lạc được thông suốt dù rơi vào tình huống nguy hiểm như thế nào.
Cuộc sống của anh vô cùng lạc quan và yêu đời, ý chí ham học hỏi bởi lúc nào anh cũng để cuốn sách trong áo để có thể tranh thủ học. Anh được các anh trong đơn vị hỏi sao A Dính đi và luồn rừng giỏi thế, Dính hồn nhiên trả lời “Từ nhỏ em trèo núi, đi nhanh đã quen chân rồi”.
Đến năm 1949, giặc Pháp đã huy động lực lượng quân lính tại các đồn ở khu vực để vây và tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo. Hôm đó, trời mù sương, Dính đã bí mật về để gặp mẹ, mang theo cả trăm viên đạn mẹ mới trao. Không may bị rơi đúng vào ổ phục kích của giặc. Bọn giặc đánh đập tàn bạo, dã man Vừ A Dính, bắt Anh khai ra nhưng anh không hề hé miệng kiên quyết giữ bí mật. Biết không thể thoát khỏi bàn tay của kẻ thù, anh đã trả lời vờ gật đầu: “Biết biết!” , sau đó Dính được đưa khiêng hết các ngọn núi để chỉ vị trí đóng quân bộ đội. Đến chiều tối thì Dính lại chỉ về nơi xuất phát ban đầu, phát hiện bị lừa chúng đã xả băng đạn vào Vừ A Dính và treo xác lên cây đào cổ thụ. Vừ A Dính đã bị hi sinh vào chiều tối của ngày 15/6/1949, anh đã ra đi khi chưa tròn 15 tuổi.
Vừ A Dính đã hi sinh không một chút run sợ, măc dù Anh đã không còn có thể tiếp tục thực hiện cách mạng nhưng với khí phách vô cùng kiên cường, bất khuất vẫn luôn thắm sáng cả núi rừng Tây Bắc. Con người ở nơi đây luôn tự hào kể về tấm gương của cậu bé người Mông.
Ngày nay, Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Liên đội, Chi đội, nhà trường. Ngoài ra, qua truyện “ Vừ A Dính” đã được nhà văn Tô Hoài ghi lại tấm gương đó. Cùng với đó là ca khúc “ Vừ A Dính – Người thiếu niên Anh hùng” và “ Vừ A Dính bất tử” luôn được hát ngân vang tại các buổi sinh hoạt của Đội.
Ở tuổi 15, Vừ A dính đã tự nguyện hi sinh về sự tự do của dân tộc, lấy lại cuộc sống hòa bình như ngày nay. Khi đọc bài viết này chúng ta hãy tự hỏi bản thân đã làm được gì cho quê hương đất nước. Vì vậy, dù cho ở độ tuổi nhỏ hay lớn thì mỗi chúng ta cần phải có ước mơ, hoài báo cùng lý tưởng cao đẹp, từ đó cần ra sức, chăm chỉ học tập, có trách nhiệm, đóng góp một công sức nhỏ vào sự phát triển của đất nước.