Soạn Tiếng Việt 4 CTST Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hoá
Soạn Tiếng Việt 4 CTST Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hoá
-
33 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Đọc các đoạn vè, đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Hay nhặt lân la Là bà chim sẻ Có tình có nghĩa Là mẹ chim sâu Giục hè đến mau Là cô tu hú Nhấp nhem buồn ngủ Là bác cú mèo... Vè dân gian |
Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình, ngỡ ai Bò chào: – “Kìa anh bạn! Lại gặp anh ở đây!" Phạm Hổ
|
a. Tìm các sự vật được nhân hoá và cho biết mỗi sự vật ấy được nhân hoá bằng những cách nào?
b. Em thích hình ảnh nhân hoá nào? Vì sao?
a. Các sự vật được nhân hoá:
+ Chim sẻ: được gọi là hình ảnh người bà, nhặt lân la.
+ Chim sâu: là hình ảnh nhân hoá mẹ, có tình có nghĩa.
+ Chim tu hú: hình ảnh nhân hoá giục, là người cô.
+ Chim cú mèo: hình ảnh nhân hoá là bác, nhấp nhem, buồn ngủ.
+ Mặt trời: được dùng hành động nhân hoá là rúc.
+ Con bò: hình ảnh nhân hoá thấy, ngỡ, chào như con người.
b. Em thích hình ảnh nhân hoá nào con bò.
Vì con bò không nhận ra cái bóng của mình. Chi tiết này gây cười và sự yêu thích với con bò.
Câu 2:
17/07/2024Sử dụng biện pháp nhân hoá, thay * bằng lời nói của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây:
Sáng sớm, tôi ra vườn. Những bông hoa vẫy tay chào đón tôi:
– *
Tôi mỉm cười đáp lại:
– *
Sáng sớm, tôi ra vườn. Những bông hoa vẫy tay chào đón tôi:
– Kìa bạn nhỏ ơi, sáng nay cậu quên tưới nước cho chúng tôi kìa. Mau mau không ông mặt trời lên cao mất.
Tôi mỉm cười đáp lại:
– Ôi! Chờ tôi nhé, tôi sẽ đi xách nước ngay. Yêu mến các chị hoa nhiều lắm!
Câu 3:
17/07/2024Sử dụng biện pháp nhân hoá, viết 3 – 4 câu ghi lại lời tự giới thiệu của một đồ vật.
Xin chào các bạn, mình là anh bút chì đây. Không biết các bạn nghĩ sao khi tớ có khả năng viết ra rồi lại dùng tẩy tẩy đi được. Nhờ thế mà các bạn học sinh tiểu học thường sử dụng tớ, luyện viết chữ nhiều, tẩy được khi viết nhầm. Đặc biệt hơn, trông tớ đẹp như vậy mà tớ sinh ra từ cục than đen sì cơ đấy!