Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh (Có đáp án)
Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh (Có đáp án)
-
214 lượt thi
-
45 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Đáp án C
Mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên đến 200 tỉ phrăng => để bù đắp lại thiệt hại của chiến tranh, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929)
Câu 2:
28/11/2024Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) khi
Đáp án đúng là : C
- Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) khi Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kế thúc đã để lại hậu quả nặng nề cho các cường quốc tư bản châu Âu. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại vật chất lên gần 200 tỉ phrăng. Để bù đắp những thiệt hại đó, Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929).
=> Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp được tiến hành sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
→ C đúng.A,B,D sai.
*Tìm hiểu thêm về "Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp"
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
a. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác:
- Sau Chiến tranh thế giới nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề với hơn 1.4 triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy,.. bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơ-răng.
⇒ Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh khai thác các thuộc địa ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam).
b. Thời gian tiến hành:
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là ở Việt Nam) diễn ra trong những năm 1919 – 1929.
c. Quan điểm của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa:
- Tập trung đầu tư vào những ngành kinh tế: vốn ít, lời nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh; những ngành kinh tế không có khả năng cạnh tranh với kinh tế chính quốc.
- Khai thác nhằm vơ vét, bóc lột, không nhằm phát triển kinh tế thuộc địa.
- Khai thác nhằm mục đích biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.
d. Nội dung khai thác:
- Nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế được quan tâm, đầu tư vốn nhiều nhất.
+ Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền (chủ yếu là đồn điền cao su).
- Công nghiệp:
+ Tập trung chủ yếu vào khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).
+ Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng; mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công và phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của Pháp.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
+ Đánh thuế nặng vào hàng hóa từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) nhập vào Việt Nam.
+ Giảm thuế hoặc miễn thuế với hàng hóa của Pháp.
- Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
e. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đến Việt Nam
* Tác động tích cực:
- Góp phần làm chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam => tạo điều kiện bên trong cho sự xuất hiện và phát triển của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam => góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở một số vùng.
-Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (tiểu tư sản, tư sản dân tộc ...).
* Tác động tiêu cực:
- Tài nguyên vơi cạn.
- Xã hội phân hóa sâu sắc.
- Văn hóa dân tộc bị xói mòn.
- Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Câu 3:
17/07/2024Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Đông Dương?
Đáp án A
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đã đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam, trong đó nhiều nhất là vào nông nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao su
Câu 4:
19/07/2024Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào
Đáp án A
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp tập trung vào nông nghiệp (đồn điền cao su) để cung cấp nguyên liệu chiến lược cho sự phát triển của công nghiệp Pháp
Câu 5:
22/07/2024Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào
Đáp án D
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp chủ trọng đầu tư vào nông nghiệp (đồn điền cao su) và khai thác mỏ (trước hết là các mỏ than) nhằm phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế chính quốc
Câu 6:
17/07/2024Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
Đáp án B
Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương thông qua việc phát hành tiền giấy và cho vay lãi
Câu 7:
17/07/2024Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919), thực dân Pháp sử dụng biện pháp nào để tăng ngân sách Đông Dương?
Đáp án C
Để tăng thêm ngân sách Đông Dương, thực dân Pháp phát hành tiền giấy và cho vay lãi. Ngoài ra, Pháp còn thực hiện biện pháp tăng thuế. Chính vì thế, ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp ba lần so với năm 1912.
Câu 8:
17/07/2024Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào?
Đáp án B
Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới với sự ra đời của hai giai cấp là tư sản và tiểu tư sản
Câu 9:
20/12/2024Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc đia lần thứ hai có sự chuyển biến như thế nào?
Đáp án đúng là: C
- Tăng nhanh về số lượng: đến năm 1929, trong các doanh nghiêp của người Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, số lượng công nhân có trên 22 vạn người.
- Tăng nhanh về chất lượng: chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
→ C đúng
- A sai vì sự chuyển biến chủ yếu là về chất, với sự hình thành và phát triển của phong trào đấu tranh giai cấp, chứ không chỉ đơn thuần là sự gia tăng số lượng công nhân.
- B sai vì sự chuyển biến chủ yếu là về số lượng, sự gia tăng công nhân trong các ngành công nghiệp và sự hình thành lớp công nhân trưởng thành qua quá trình đấu tranh, chứ không phải sự cải thiện chất lượng lao động ngay lập tức.
- D sai vì lúc này, giai cấp công nhân chủ yếu tập trung vào phát triển về số lượng và tổ chức, chưa đủ mạnh để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc, điều này chủ yếu là vai trò của giai cấp nông dân và trí thức.
Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng:
-
Tăng nhanh về số lượng:
- Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác kinh tế, xây dựng nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, khiến nhu cầu về lao động tăng cao.
- Giai cấp công nhân từ chỗ chiếm tỷ lệ nhỏ đã tăng nhanh, đặc biệt ở các trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, và Sài Gòn.
-
Chuyển biến về chất lượng:
- Giai cấp công nhân Việt Nam được tiếp xúc với các phong trào công nhân quốc tế và tư tưởng cách mạng từ bên ngoài.
- Họ có ý thức chính trị ngày càng cao, gắn bó với phong trào đấu tranh vì quyền lợi giai cấp và độc lập dân tộc.
-
Đặc điểm nổi bật:
- Công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân từ nông dân bị mất đất, nên mang theo tinh thần căm thù thực dân, phong kiến sâu sắc.
- Tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp nhẹ và khai thác, làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt, với mức lương rẻ mạt.
Sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân đã góp phần quan trọng trong việc hình thành các tổ chức cách mạng và dẫn dắt phong trào đấu tranh giành độc lập.
Câu 10:
22/07/2024Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), sau khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị phân hóa thành những bộ phận nào?
Đáp án D
Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và phân hóa thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng. Tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ
Câu 11:
11/10/2024Tầng lớp tư sản mại bản có thái độ chính trị như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam
Đáp án đúng là : A
- Quyền lợi gắn với đế quốc, thái độ phản động, kẻ thù của cách mạng,là thái độ của Tầng lớp tư sản mại bản,đối với phong trào cách mạng Việt Nam.
+ Tầng lớp này thường giữ mối quan hệ mật thiết với chính quyền thực dân Pháp và các thế lực tư bản nước ngoài, hưởng lợi từ sự hợp tác kinh tế và chính trị. Họ không ủng hộ, thậm chí còn là kẻ thù của các phong trào cách mạng và các lực lượng yêu nước. Đối với họ, việc duy trì hệ thống cai trị thuộc địa và trật tự xã hội hiện có là cách bảo vệ quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội của mình.
+ Thái độ của họ đi ngược lại với lợi ích của đại bộ phận quần chúng nhân dân, nhất là giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp yêu nước khác, những người đấu tranh vì độc lập dân tộc và công bằng xã hội.
→ A đúng.B,C,D sai.
* PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1932 – 1935
1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng
a. Pháp đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng sau phong trào 1930 – 1931
* Khủng bố, đàn áp quân sự
- Pháp tăng cường các hoạt động kìm kẹp, đàn áp lực lượng cách mạng => nhiều cán bộ, đảng viên, chiến sĩ yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày.
* Thủ đoạn mị dân.
- Về Chính trị: tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp cấp Kỳ.
- Về kinh tế cho người Việt tham gia đấu thầu một số công trình công cộng.
- Về văn hóa – xã hội cho tổ chức một số trường Cao đẳng; lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
⇒ Các hoạt động đàn áp, khủng bố của Pháp khiến cho phong trào cách mạng ở Việt Nam đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách.
b. Hoạt động đấu tranh để khôi phục lực lượng cách mạng
- Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.
- Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.
- Tháng 6/1932, Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng.
- Dựa vào chương trình hành động, phong trào quần chúng được nhen nhóm trở lại và ngày càng phát triển.
- Cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần được khôi phục và củng cố.
- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương 3/1935 tại Ma cao
- Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao (Trung Quốc),có 13 đại biểu trong và ngoài nước.
- Những quyết định quan trọng của Đại hội:
+ Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.
+ Thông qua Nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng,vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ.
+ Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư.
=> Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước, các tổ chức quần chúng …
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931
Câu 12:
22/07/2024Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ
Đáp án A
Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp. Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở tên giàu có. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam
Câu 13:
17/07/2024Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân?
Đáp án A
Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ giai cấp nông dân (một bộ phận nông dân bị mất ruộng đất do chính sách cướp đoạt ruộng đất của đế quốc và địa chủ phong kiến đã ra thành thị, đến các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ tình kiếm việc làm và trở thành công nhân) nên giữa hai giai cấp có quan hệ gắn bó mật thiết => cơ sở để thiết lập liên minh công- nông trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 sau này.
Câu 14:
20/07/2024Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân là lực lượng có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là giai cấp tiên tiến, có tinh thần cách mạng triệt để
Câu 15:
19/07/2024Bộ phận nào của giai cấp địa chủ đầu thế kỉ XX có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?
Đáp án D
Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành 3 bộ phận khá rõ rệt là tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Hình thành và phát triển trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít trung và tiểu địa chủ có ý thức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.
Câu 16:
20/07/2024Trung và tiểu địa chủ Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là lực lượng
Đáp án A
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai), một bộ phận không nhỏ trung và tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
Câu 17:
17/12/2024Ai là tác giả của chương chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?
Đáp án đúng là: B
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương do toàn quyền Đông Dương Anbe- Xarô vạch ra được triển khai từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
→ B đúng
- A, C, D sai vì chương trình này chủ yếu được xây dựng và thực hiện dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Pháp, đặc biệt là trong thời kỳ của Thủ tướng Mẫn-giô (Mendès-France).
Anbe-xarô (Albert Sarraut) là một chính khách, nhà cai trị thuộc địa người Pháp, và là tác giả của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực hiện trong giai đoạn từ năm 1921 đến 1925. Chương trình này được triển khai trong bối cảnh kinh tế Pháp gặp khó khăn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi các nguồn tài nguyên từ các thuộc địa được khai thác mạnh mẽ để phục hồi nền kinh tế chính quốc.
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Anbe-xarô nhằm tăng cường sự kiểm soát của Pháp đối với Đông Dương, đặc biệt là trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, bao gồm khoáng sản, gỗ, nông sản và cao su, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa từ các thuộc địa này. Anbe-xarô đã thúc đẩy các chính sách nhằm củng cố bộ máy cai trị và tăng cường bóc lột lao động người bản địa.
Tuy nhiên, chương trình này đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với nhân dân Đông Dương, làm tăng sự bất mãn và dẫn đến các phong trào đấu tranh đòi quyền lợi và độc lập. Chính sách khai thác của Anbe-xarô không chỉ thúc đẩy sự giàu có cho thực dân Pháp mà còn tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa thực dân và nhân dân Đông Dương.
Câu 18:
09/09/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến ít nhiều song chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối. Kinh tế Đông Dương ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa không phải là sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp
D đúng
- A sai vì trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành kinh tế phục vụ cho lợi ích của họ như nông nghiệp và khai thác mỏ, bỏ qua sự phát triển toàn diện và cân đối của nền kinh tế Việt Nam. Điều này chủ yếu phục vụ mục tiêu bóc lột tài nguyên và lao động bản xứ.
- B sai vì cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động toàn diện đến nền kinh tế Việt Nam, làm thay đổi cả về cơ cấu ngành nghề, quan hệ sản xuất và hình thành các trung tâm kinh tế mới, mặc dù mục tiêu chủ yếu vẫn là phục vụ lợi ích của thực dân.
- C sai vì thực dân Pháp không có ý định phát triển kinh tế Việt Nam như một phần của hệ thống kinh tế Pháp, mà chỉ khai thác tài nguyên và lao động Việt Nam để phục vụ cho lợi ích kinh tế chính quốc, giữ Việt Nam trong tình trạng phụ thuộc và lạc hậu.
Nội dung "kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa" không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) vì:
-
Mục tiêu khai thác thuộc địa của Pháp: Thực dân Pháp chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ mạt để phục vụ cho lợi ích kinh tế của chính quốc, chứ không nhằm phát triển kinh tế Việt Nam.
-
Tính chất nền kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này vẫn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu phục vụ xuất khẩu nguyên liệu thô như gạo, than, cao su, và không có sự phát triển công nghiệp nội địa đáng kể.
-
Lợi ích phân hóa: Các lợi ích kinh tế chủ yếu tập trung vào tay người Pháp và một số ít địa chủ, tư sản người Việt giàu có, trong khi đại bộ phận dân chúng vẫn chịu sự bóc lột và nghèo đói.
-
Hạn chế phát triển: Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam bị hạn chế bởi chính sách cai trị, kiềm chế của thực dân Pháp, khiến nền kinh tế không thể phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện.
Câu 19:
16/07/2024Đối tượng và mục đích của Pháp trong việc tăng cường đầu tư vào công nghiệp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?
Đáp án C
- Công nghiệp được tăng cường vốn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất.
+ Tư bản Pháp tiếp tục gia tăng tốc độ đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than (năm 1911 diện tích mỏ là 6 vạn ha; năm 1930 là 43 vạn ha, gấp 7 lần). Những năm 20, nhiều công ti khai mỏ mới được thành lập như: Công ti than Hạ Long, Đồng Đăng, Tuyên Quang, Đông Triều, Công ti than và mỏ kim khí Đông Dương… Sản lượng than khai thác tăng qua các năm: năm 1919 đạt 665.000 tấn; năm 1929 đạt 1.972.000 tấn, gấp 3 lần.
+ Về công nghiệp chế biến được Pháp chú ý đầu tư là ngành dệt, vật liệu xây dựng, xay xát, điên nước, nấu đường, chưng cất rượu. Bên canh các công ty, các cơ sở công nghiệp chế biến cũ như nhà máy xi măng Hải Phòng, các nhà máy tơ sợi và dệt ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn; các nhà máy xay xát gạo, chế biến rượu làm đường ở Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Chợ Lớn đề được nâng cấp và mở rộng quy mô sản xuất.
Câu 20:
22/07/2024Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội nào?
Đáp án A
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản đông tay sai. Tuy nhiên, đó là mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất vẫn là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 21:
18/12/2024Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
Đáp án đúng là : C
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp,là cơ bản nhất.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn cơ bản, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp, tay sai (mâu thuẫn dân tộc). Đây là nguyên nhân sâu xa bùng nổ các phong trào đấu tranh trong giai đoạn sau.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Mở rộng:
NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
a. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác:
- Sau Chiến tranh thế giới nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề với hơn 1.4 triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy,.. bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơ-răng.
⇒ Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh khai thác các thuộc địa ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam).
b. Thời gian tiến hành:
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là ở Việt Nam) diễn ra trong những năm 1919 – 1929.
c. Quan điểm của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa:
- Tập trung đầu tư vào những ngành kinh tế: vốn ít, lời nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh; những ngành kinh tế không có khả năng cạnh tranh với kinh tế chính quốc.
- Khai thác nhằm vơ vét, bóc lột, không nhằm phát triển kinh tế thuộc địa.
- Khai thác nhằm mục đích biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.
d. Nội dung khai thác:
- Nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế được quan tâm, đầu tư vốn nhiều nhất.
+ Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền (chủ yếu là đồn điền cao su).
- Công nghiệp:
+ Tập trung chủ yếu vào khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).
+ Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng; mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công và phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của Pháp.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
+ Đánh thuế nặng vào hàng hóa từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) nhập vào Việt Nam.
+ Giảm thuế hoặc miễn thuế với hàng hóa của Pháp.
- Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
e. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đến Việt Nam
* Tác động tích cực:
- Góp phần làm chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam => tạo điều kiện bên trong cho sự xuất hiện và phát triển của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam => góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở một số vùng.
- Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (tiểu tư sản, tư sản dân tộc ...).
* Tác động tiêu cực:
- Tài nguyên vơi cạn.
- Xã hội phân hóa sâu sắc.
- Văn hóa dân tộc bị xói mòn.
- Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.
a. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của Pháp:
- Về chính trị:
+ Thực hiện các chính sách "chia để trị"; chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam.
+ Tăng cường bộ máy quâ sự, cảnh sát, nhà tù, mật thám,...
+ Thực hiện một số cải cách chính trị - hành chính.
- Về văn hóa: thi hành chính sách văn hóa giáo dục nô dịch, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội,…
- Về giáo dục: hạn chế mở trường học; xuất bản các sách báo để tuyên truyền cho chính sách “khai hóa” của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hoà bình, hợp tác với thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước.
b. Hậu quả từ những chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp:
- Gây ra tâm lý tự ti dân tộc.
- Trói buộc, kìm hãm nhân dân Việt Nam trong vòng ngu dốt, lạc hậu, làm suy yếu giống nòi.
- Sự du nhập của các luồng văn hóa phương Tây vào Việt Nam dẫn tới tình trạng lai căng về văn hóa, lối sống....
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.
a. Chuyển biến về kinh tế.
- Kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới, song về cơ bản vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
- Sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số khu vực, một số địa phương (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn,...)
b. Chuyển biến về xã hội
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.
* Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Đại địa chủ: cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, đàn áp, bóc lột nhân dân, chống lại cách mạng.
- Trung và tiểu địa chủ: có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
* Giai cấp tư sản:
- Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.
- Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp.
* Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng; có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.
* Giai cấp nông dân: bị áp bức, lóc lột nặng nề nên có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
* Giai cấp công nhân: tăng nhanh về số lượng và ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị, có tinh thần yêu nước, là lực lượng chính và nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Câu 22:
25/08/2024Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc loại mâu thuẫn gì?
Đáp án đúng là: D
Trong xã hội Việt Nam thuộc địa, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai vừa là mâu thuẫn cơ bản, vừa là mâu thuẫn chủ yếu. Đây là mâu thuẫn cần phải giải quyết trước tiên. Vì thế, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) sau đó đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là chống đế quốc trước, chống phong kiến sau.
D đúng
- A, B, C sai vì chỉ mô tả xung đột giữa các lực lượng hoặc nhóm xã hội cụ thể, trong khi mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai liên quan đến toàn bộ dân tộc và nền tảng xã hội, do đó thuộc loại mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu.
Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc loại mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu vì nó phản ánh sự xung đột sâu sắc về quyền lợi dân tộc và chế độ thuộc địa. Sau chiến tranh, các phong trào yêu nước tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ, đòi hỏi quyền độc lập và tự do, điều này càng làm rõ rệt hơn sự đối kháng giữa nhân dân Việt Nam và ách thống trị của thực dân Pháp. Mâu thuẫn này không chỉ liên quan đến các vấn đề chính trị, mà còn chạm đến các vấn đề xã hội và kinh tế, vì vậy nó được coi là cơ bản và chủ yếu trong giai đoạn đó.
Câu 23:
25/10/2024Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Chính sách thống trị của thực dân Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam trong 4 năm chiến tranh đã tác động mạnh đến tình hình xã hội ở Việt Nam, làm cho xã hội tiếp tục có sự phân hóa sâu sắc
*Tìm hiểu thêm: "Tình hình phân hóa xã hội"
- Giai cấp nông dân bần cùng do: sưu cao, thuế nặng, thiên tai, nạn bắt lính…
Lý thuyết Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)
- Giai cấp công nhân đã tăng lên về số lượng.
- Tư sản Việt Nam trong một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị cũng có bước phát triển rõ rệt về số lượng.
- Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kì này vẫn là công nhân và nông dân.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Câu 24:
18/07/2024Mục đích chung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương là
Đáp án D
Cả hai cuộc khai thác thuộc địa thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương đầu thế kỉ XX đều nhằm bù đắp thiệt hại của các cuộc chiến tranh (lần thứ nhất là cuộc xâm lược vũ trang và bình định của thực dân Pháp ở Việt Nam (1858-1896); lần thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và làm giàu cho chính quốc bằng cách vơ vét sức người sức của, đặc biệt là các nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp Pháp
Câu 25:
23/07/2024Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là
Đáp án C
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế của Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (1924-1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam lên khoảng 4 tỉ phrăng. Trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là đồn điền cao su.
Câu 26:
17/07/2024Đâu không phải là điểm giống nhau giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp công nhân ở Việt Nam?
Đáp án D
Đặc điểm chung của giai cấp công nhân trên thế giới là họ là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, sống tập trung và có tinh thần cách mạng triệt để.
Còn về thời gian ra đời, nếu ở các nước tư bản phương Tây giai cấp tư sản ra đời, tiến hành tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân, thợ thủ công biến họ thành những người công nhân làm thuê; thì ở Việt Nam giai cấp công nhân lại ra đời trước giai cấp tư sản do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914).
=> Đáp án D: giai cấp công nhân đều ra đời trước giai cấp tư sản không phải điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế
Câu 27:
17/07/2024Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phong trào yêu nước Việt Nam lại mang những màu sắc mới mà các phong trào trước đây không có được?
Đáp án C
Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội Việt Nam có sự chuyển biến với sự ra đời của hai giai cấp mới là tư sản và tiểu tư sản. Xã hội Việt Nam đã có đầy đủ những giai cấp của một xã hội hiện đại. Những giai cấp mới tiếp thu những hệ tư tưởng mới (tư sản, vô sản) đã làm cho phong trào yêu nước ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất mang những màu sắc mới mà các phong trào trước đây không có được. Hơn nữa, tư tưởng dân chủ tư sản đã thực sự du nhập sâu vào Việt Nam và bắt đầu thành lập tổ chức mạnh nhất đó là: Việt Nam Quốc dân đảng. Song song với nó là sự phát triển của khuynh hướng vô sản và sự họa động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đưa đến ra đời của ba tổ chức cộng sản, chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản sau đó
Câu 28:
22/07/2024Lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) có điểm gì khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929)?
Đáp án C
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất của thực dân Pháp là giao thông vận tải. Do hệ thống cơ sở hạ tầng ở Đông Dương quá lạc hậu, không thể đáp ứng cho nhu cầu khai thác. Còn trong khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), lĩnh vực nhận được đầu tư nhiều nhất là nông nghiệp, đặc biệt là các đồn điền trồng cao su.
Câu 29:
21/07/2024Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của các nước nào khi nhập vào thị trường Đông Dương?
Đáp án B
Để độc chiếm thị trường Việt Nam, khiến kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế chính quốc, Pháp đã đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của nước ngoài khi nhập vào thị trường Đông Dương, đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc và Nhật Bản
Câu 30:
19/07/2024Điểm khác nhau trong cơ cấu vốn đầu tư của thực dân Pháp giữa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) là
Đáp án A
Trong cơ cấu vốn của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), vốn đầu tư chủ yếu thuộc về tư bản tư nhân. Do thời kì này hệ thống cơ sở hạ tầng ở Đông Dương đã được đầu tư hoàn thiện, tình hình chính trị tương đối ổn định. Đây là điểm khác so với cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914).
Câu 31:
17/07/2024Điểm giống nhau cơ bản giữa giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa là
Đáp án C
Điểm giống nhau cơ bản của giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây và giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa là họ đều là giai cấp tư hữu về tư liệu sản xuất, bóc lột giai cấp công nhân bằng giá trị thặng dư.
Ở các nước phương Tây, giai cấp tư sản ra đời sớm gắn liền với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giai cấp bóc lột và có thế lực về kinh tế. Còn ở các nước thuộc địa, giai cấp tư sản ra đời muộn gắn liền với các cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, là giai cấp bị bóc lột và thế lực kinh tế nhỏ yếu
Câu 32:
01/09/2024Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của tư sản dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX?
Đáp án đúng là: D
Họ không có sức mạnh đủ để dẫn dắt cách mạng và không ảnh hưởng lớn đến chính trị.
D đúng
- A sai vì tư sản dân tộc Việt Nam thực tế ra đời sau giai cấp công nhân, và họ chủ yếu nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị, không phải là có thế lực kinh tế lớn.
- B sai vì tư sản dân tộc Việt Nam ra đời sau giai cấp công nhân, yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị, không phải là có thế lực lớn như vậy.
- C sai vì họ thực sự yếu về cả kinh tế lẫn địa vị chính trị, và không có vai trò chính trị nổi bật.
Khác với giai cấp tư sản ở nhiều nước trên thế giới – ra đời trước giai cấp công nhân và có thế lực kinh tế cũng như địa vị chính trị mạnh. Tư sản dân tộc Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (giai cấp công nhân ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần một). Tư sản dân tộc Việt Nam ra đời muộn còn bị thực dân Pháp chèn ép nên nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị. Chính vì thế, các cuộc đấu tranh của tư sản dân tộc tuy có sôi nổi nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi về kinh tế thì lại nhượng bộ chúng.
Câu 33:
22/07/2024Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để?
Đáp án B
Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để nhất:
- Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, lại bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ TBCN đã chỉ cho họ thấy, họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ TBCN. Bởi đấu tranh nếu mất công nhân chỉ mất đi chiếc áo rách còn nếu được sẽ là cả giang san.
- Trong quá trình xây dựng CNXH, giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy, họ cũng kiên định trong công cuộc cải tạo XHCN, kiên quyết đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Câu 34:
19/12/2024Liên minh công - nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì
Đáp án đúng là : C
- Liên minh công - nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì Chịu bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng to lớn
Công nhân và nông dân đều là hai giai cấp chịu sự bóc lột nặng nề của đế quốc và phong kiến. Số lượng của giai cấp nông dân vốn đã đông nên là lực lực lượng to lớn của cách mạng. Công nhân đến năm 1929 là 22 vạn người. Hơn nữa, công nhân và nông dân lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, công nhân vốn chủ yếu có nguồn gốc từ nông dân. Hai giai cấp này dễ dàng tiếp thu tư tưởng vô sản nên có tinh thần mạng to lớn.
=> Liên minh hai giai cấp công - nông sẽ tạo nên sức mạnh hùng hậu, làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc thống nhất, là nhân tố có tính chiến lược cho cách mạng Việt Nam.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Mở rộng:
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Hoàn cảnh: Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc)
b. Những quyết định quan trọng:
- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo.
* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930.
- Đường lối chiến lược: làm cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đánh đế quốc.
- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.
- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Cách mạng Đông Dườn là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
⇒ Hạn chế của cương lĩnh:
- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
2. Ý nghĩa lịch sử và bài hoạc kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
a. Ý nghĩa lịch sử.
- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
- Khối liên minh công – nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
- Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
b. Bài học kinh nghiệm
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm về:
+ Công tác tư tưởng.
+ Xây dựng khối liên minh công nông, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Lãnh đạo quần chúng giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931
Câu 35:
17/07/2024Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới vì
Đáp án C
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn, kĩ thuật và nhân lực (dù hạn chế) do yêu cầu của quá trình mở rộng khai thác => Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đông Dương đã có bước phát triển mới
Câu 36:
17/07/2024Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam
Đáp án B
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, có các giai cấp là: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản với chỉ hình hình các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng về thế lực, hình thành hai giai cấp mới
Câu 37:
18/07/2024Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm:
Đáp án B
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới. Tuy nhiên, sự chuyển biến kinh tế chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp
Câu 38:
05/11/2024Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do là nước thắng trận nên Pháp không phải bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
A, C, D đều là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương
*Tìm hiểu thêm: "Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp."
a. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác:
- Sau Chiến tranh thế giới nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề với hơn 1.4 triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy,.. bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơ-răng.
⇒ Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh khai thác các thuộc địa ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam).
b. Thời gian tiến hành:
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là ở Việt Nam) diễn ra trong những năm 1919 – 1929.
c. Quan điểm của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa:
- Tập trung đầu tư vào những ngành kinh tế: vốn ít, lời nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh; những ngành kinh tế không có khả năng cạnh tranh với kinh tế chính quốc.
- Khai thác nhằm vơ vét, bóc lột, không nhằm phát triển kinh tế thuộc địa.
- Khai thác nhằm mục đích biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Câu 39:
17/07/2024Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?
Đáp án A
- Đáp án A: Cách mạng tháng 10 Nga lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, cổ vũ các dân tôc trên thế giới đấu tranh giải phóng dân tộc. Dư âm của nó còn tồn tại đến sa chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Đối với Viêt Nam cũng vậy.
- Đáp án B: sự kiện thể hiện quyết tâm của nhân dân An Nam và muốn giải phóng dân tộc, chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân mình.
- Đáp án C: Những việc làm của Nguyễn Ái Quốc trong đại hội Tua thể hiện Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
- Đáp án D: sự kiện khiến pháp tiến hành cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Câu 40:
21/07/2024Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
Đáp án C
Đáp án A, B loại trừ. Đáp án D: việc chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp không thể xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến được.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nhằm mục đích bù đắp thiệt hại của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và làm giàu cho chính quốc
Câu 41:
17/07/2024Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam
Đáp án D
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến nên nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào chính quốc
Câu 42:
17/07/2024Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam
Đáp án A
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
Câu 43:
14/11/2024Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương đã dẫn tới sự tiếp tục phân hóa của giai cấp nào trong xã hội Việt Nam?
Đáp án đúng là : B
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương đã dẫn tới sự tiếp tục phân hóa của giai cấp địa chủ và nông dân.
Vì giai cấp địa chủ và nông dân tiếp tục bị phân hóa trong cuộc khai thác lần 2: Địa chủ phân hóa thành đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ; 1 bộ phận của giai cấp nông dân tiếp tục bị phân hóa thành công nhân.
- Đáp án A loại vì giai cấp công nhân không tiếp tục bị phân hóa trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2.
- Đáp án C, D loại vì đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 thì giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản mới chính thức hình thành (ở cuộc khai thác thuộc địa lần 1 thì tư sản, tiểu tư sản mới chỉ là tầng lớp) mà câu hỏi đưa ra có cụm từ là “dẫn tới sự tiếp tục phân hóa của giai cấp” tức là trước đó đã phải hình thành giai cấp rồi và đến cuộc khai thác thuộc địa lần 2 thì tiếp tục bị phân hóa
* Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
a. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác:
- Sau Chiến tranh thế giới nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề với hơn 1.4 triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy,.. bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơ-răng.
⇒ Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh khai thác các thuộc địa ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam).
b. Thời gian tiến hành:
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là ở Việt Nam) diễn ra trong những năm 1919 – 1929.
c. Quan điểm của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa:
- Tập trung đầu tư vào những ngành kinh tế: vốn ít, lời nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh; những ngành kinh tế không có khả năng cạnh tranh với kinh tế chính quốc.
- Khai thác nhằm vơ vét, bóc lột, không nhằm phát triển kinh tế thuộc địa.
- Khai thác nhằm mục đích biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.
d. Nội dung khai thác:
- Nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế được quan tâm, đầu tư vốn nhiều nhất.
+ Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền (chủ yếu là đồn điền cao su).
- Công nghiệp:
+ Tập trung chủ yếu vào khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).
+ Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng; mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công và phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của Pháp.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
+ Đánh thuế nặng vào hàng hóa từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) nhập vào Việt Nam.
+ Giảm thuế hoặc miễn thuế với hàng hóa của Pháp.
- Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
e. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đến Việt Nam
* Tác động tích cực:
- Góp phần làm chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam => tạo điều kiện bên trong cho sự xuất hiện và phát triển của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam => góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở một số vùng.
Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (tiểu tư sản, tư sản dân tộc ...).
* Tác động tiêu cực:
- Tài nguyên vơi cạn.
- Xã hội phân hóa sâu sắc.
- Văn hóa dân tộc bị xói mòn.
- Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.
a. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của Pháp:
- Về chính trị:
+ Thực hiện các chính sách "chia để trị"; chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam.
+ Tăng cường bộ máy quâ sự, cảnh sát, nhà tù, mật thám,...
+ Thực hiện một số cải cách chính trị - hành chính.
- Về văn hóa: thi hành chính sách văn hóa giáo dục nô dịch, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội,…
- Về giáo dục: hạn chế mở trường học; xuất bản các sách báo để tuyên truyền cho chính sách “khai hóa” của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hoà bình, hợp tác với thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước.
b. Hậu quả từ những chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp:
- Gây ra tâm lý tự ti dân tộc.
- Trói buộc, kìm hãm nhân dân Việt Nam trong vòng ngu dốt, lạc hậu, làm suy yếu giống nòi.
- Sự du nhập của các luồng văn hóa phương Tây vào Việt Nam dẫn tới tình trạng lai căng về văn hóa, lối sống....
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.
a. Chuyển biến về kinh tế.
- Kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới, song về cơ bản vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
- Sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số khu vực, một số địa phương (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn,...)
b. Chuyển biến về xã hội
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.
* Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Đại địa chủ: cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, đàn áp, bóc lột nhân dân, chống lại cách mạng.
- Trung và tiểu địa chủ: có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
* Giai cấp tư sản:
- Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.
- Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp.
* Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng; có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.
* Giai cấp nông dân: bị áp bức, lóc lột nặng nề nên có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
* Giai cấp công nhân: tăng nhanh về số lượng và ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị, có tinh thần yêu nước, là lực lượng chính và nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Câu 44:
16/07/2024Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là
Đáp án C
Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là: Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, khai mỏ, giao thông vận tải, thuế.
Câu 45:
16/07/2024Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.
Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?
Đáp án B
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới