Hiệp định Giơnevơ năm 1945 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (Có đáp án)
Hiệp định Giơnevơ năm 1945 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (Có đáp án)
-
284 lượt thi
-
36 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
15/10/2024Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm
Đáp án đúng là : A
- Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Thỏa thuận chung cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia: Công nhận và tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.
→ A đúng.B,C,D sai.
* HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG.
1. Hội nghị Giơnevơ
- Xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.
⇒ Tháng 1/1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề triều tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam, ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc với sự tham gia của: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Cộng hòa Nhân dân Trung hoa và các nước có liên quan ở Đông Dương.
- Việt Nam giành được thắng lợi quân sự quyết định ở Điện Biên Phủ, nhưng chưa đủ sức mạnh để kết thúc số phận của Pháp trên cả nước.
- Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường ngoan cố của Pháp và Mĩ ⇒ 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
Kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương
2. Hiệp định Giơnevơ
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương bao gồm các văn bản:
- Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị.
- Một số văn bản phụ khác,...
* Nội dung:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tham chiến thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
* Ý nghĩa:
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ.
- Buộc Pháp phải rút quân về nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Hạn chế:
- Là thắng lợi lớn nhưng, chưa trọn vẹn (Việt Nam tạm thời bị chia cắt, Mĩ không kí hiệp định để tìm cách phá hoại cách mạng Việt Nam,...).
- Thời gian ngừng bắn để chuyển giao khu vực quá lâu (300 ngày), tạo điều kiện cho Mĩ thực hiện âm mưu chống phá.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Câu 2:
16/07/2024Hiệp định Giơnevơ 1954 là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền nào cho các nước Đông Dương?
Đáp án C
Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng
Câu 3:
18/07/2024Sự kiện nào đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954)?
Đáp án B
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc
Câu 4:
22/07/2024Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng sự kiện gì
Đáp án C
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
Câu 5:
23/07/2024Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (1954), ranh giới phân chia khu vực tập kết của quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam là
Đáp án D
Theo quy định của hiệp định Giơnevơ, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc- Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng một khu phi quân sự ở 2 bên giới tuyến
Câu 6:
06/09/2024Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)?
Đáp án đúng là: B
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chông Pháp (1945-1954) mới giải phóng được một nửa đất nước. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) thắng lợi.
B đúng
- A sai vì cuộc kháng chiến đã kết thúc sự thống trị gần 100 năm của Pháp tại Việt Nam, khôi phục lại nền độc lập cho miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève 1954.
- C sai vì chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo ra cú sốc lớn cho hệ thống thuộc địa của Pháp, thúc đẩy quá trình giải phóng thuộc địa trên toàn thế giới và khẳng định phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
- D sai vì chiến thắng của nhân dân Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng và động lực cho các phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều quốc gia thuộc địa khác, khẳng định khả năng đánh bại các cường quốc đế quốc.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) là chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập cho Việt Nam và mở ra một giai đoạn mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến này chỉ giải phóng được miền Bắc và chưa thống nhất hoàn toàn đất nước, vì sau Hiệp định Genève (1954), Việt Nam bị chia cắt thành hai miền: miền Bắc dưới sự lãnh đạo của chính quyền cách mạng, còn miền Nam vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chế độ thân Mỹ. Do đó, ý nghĩa mở ra kỷ nguyên đất nước thống nhất và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ thực sự hoàn thành sau khi miền Nam được giải phóng vào năm 1975. Cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ là bước khởi đầu của tiến trình giải phóng và thống nhất đất nước, chưa hoàn thành trọn vẹn mục tiêu này.
Câu 7:
22/07/2024Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
Đáp án B
Tinh thần đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất toàn dân, toàn quân ta không phải là nguyên nhân khách quan mà là nguyên nhân chủ quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Câu 8:
16/07/2024Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
Đáp án B
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đánh dấu “chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”, mở đầu quá trình sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới
Câu 9:
23/07/2024Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp lý quốc tế nào?
Đáp án C
- Hiêp định Sơ bộ được kí kết (6-3-1946), Pháp mới công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
- Phải đến Hiệp định Giơnevơ, Pháp mới công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 10:
23/07/2024Nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
Đáp án A
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì đây chính là ngọn cờ tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để đánh bại kẻ thù xâm lược
Câu 11:
04/09/2024Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) ?
Đáp án đúng là : B
- Toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất, không phải là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
Vì B là nguyên nhân chủ quan.
- A, C, D là những nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta: do tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương; có sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ; có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
→ B đúng.A,C,D sai.
* NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Toàn dân, toàn quân Việt Nam đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
- Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam.
- Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Câu 12:
16/07/2024Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là
Đáp án A
Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi quy định bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan thuận lợi, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là do cách mạng có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Từ việc hòa Tưởng đánh Pháp trước 6/3/1946 đến việc hòa Pháp để đuổi Tường sau 6/3/1946 đến trước 19-12-1946.
- Khi quân Pháp có những hãnh động khiêu khích quá đáng, Đảng ta đã nhanh chóng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến, tổ chức cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đẻ giam chân địch trong thành phố đến viêc tổ chức phản công Pháp trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947 đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, và giành lấy thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ sau chiến dịch Biên giới (1950).
- Đảng cũng tập trung xây dựng hâu phương phát triển về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục, đê ra phương châm của cuốc kháng chiến để thực hiện sao cho đúng.
- Cuối cùng, Đảng ta đã quyết định mở chiến dich Điện Biên Phủ nhằm phá tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp với phương hướng ban đầu là “đánh nhanh thắng nhanh” sau chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”. Thất bại tại chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari
Câu 13:
18/07/2024Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta là sự kết hợp giữa mặt trận
Đáp án D
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) giành thắng lợi là do có sự kết hợp giữa mặt trận quân sự và chính trị:
- Mặt trận quân sự: chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh bại hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao giành thắng lợi.
- Mặt trận chính trị: ta kí với Pháp Hiêp định Giơnevơ (1954), đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, phản ánh thắng lợi trên mặt trận quân sự
Câu 14:
16/07/2024Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
Đáp án D
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là không vi phạm chủ quyền quốc gia.
- Đối với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
- Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương (1954): Việt Nam đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Câu 15:
17/07/2024Đâu không phải là luận điểm để chứng minh hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một bước tiến so với hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946?
Đáp án C
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một bước tiến so với hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 ở chỗ: nó là một văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; được các cường quốc và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng. Trong khi đó hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 mới chỉ công nhận quyền tự do của Việt Nam nằm trong khối liên hiệp Pháp và không có tính ràng buộc nên thực dân Pháp có thể dễ dàng phá hoại hiệp định.
Đáp án C: quyền dân tộc cơ bản mới chỉ được công nhận ở miền Bắc không phải luận điểm chứng minh cho sự tiến bộ của Hiệp định Giơnevơ (1954) so với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946).
Câu 16:
04/09/2024Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
Đáp án đúng là: D
- Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước,không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã công nhận quyền dân tộc cơ bản trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Còn việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, quyền thống nhất không được tôn trọng sau hiệp định là những hạn chế trong quá trình thực thi hiệp định.
D đúng
- A sai vì nó tạo điều kiện cho các lực lượng đối lập củng cố vị trí và ảnh hưởng, kéo dài sự chia cắt đất nước, và gây khó khăn cho tiến trình thống nhất.
- B sai vì nó làm mất đi quyền tự quyết của dân tộc, khiến Việt Nam không thể tự do giải quyết vấn đề thống nhất mà phải chờ đợi sự thỏa thuận từ các cường quốc quốc tế.
- C sai vì nó cho phép đối phương lợi dụng khoảng trống quyền lực và thời gian để củng cố lực lượng, gây mất ổn định và làm phức tạp thêm tình hình.
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có một số hạn chế đáng kể, bao gồm:
-
Chia cắt đất nước: Việt Nam bị chia cắt tạm thời thành hai miền với ranh giới là vĩ tuyến 17. Điều này dẫn đến sự chia cắt lâu dài và tạo tiền đề cho cuộc chiến tranh Việt Nam sau này.
-
Không thống nhất thời gian tổng tuyển cử: Mặc dù Hiệp định quy định việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, nhưng không xác định rõ ràng thời gian, tạo cơ hội cho các thế lực chống đối và kéo dài tình trạng chia cắt.
-
Công nhận quyền dân tộc cơ bản không đầy đủ: Quyền dân tộc cơ bản chỉ được công nhận cho một nửa đất nước (miền Bắc), còn miền Nam vẫn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các lực lượng quốc tế và không được hoàn toàn độc lập.
-
Không đảm bảo sự thống nhất: Hiệp định không đưa ra cơ chế đảm bảo việc thực thi tổng tuyển cử, dẫn đến tình trạng bất ổn và kéo dài xung đột.
Những hạn chế này đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thống nhất và độc lập của Việt Nam sau năm 1954.
* Hội nghị Giơnevơ
- Xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.
⇒ Tháng 1/1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề triều tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam, ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc với sự tham gia của: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Cộng hòa Nhân dân Trung hoa và các nước có liên quan ở Đông Dương.
- Việt Nam giành được thắng lợi quân sự quyết định ở Điện Biên Phủ, nhưng chưa đủ sức mạnh để kết thúc số phận của Pháp trên cả nước.
- Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường ngoan cố của Pháp và Mĩ ⇒ 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
2. Hiệp định Giơnevơ
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương bao gồm các văn bản:
- Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị.
- Một số văn bản phụ khác,...
* Nội dung:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tham chiến thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
* Ý nghĩa:
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ.
- Buộc Pháp phải rút quân về nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Hạn chế:
- Là thắng lợi lớn nhưng, chưa trọn vẹn (Việt Nam tạm thời bị chia cắt, Mĩ không kí hiệp định để tìm cách phá hoại cách mạng Việt Nam,...).
- Thời gian ngừng bắn để chuyển giao khu vực quá lâu (300 ngày), tạo điều kiện cho Mĩ thực hiện âm mưu chống phá.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Câu 17:
18/07/2024Luận điểm nào sau đây không chứng minh cho luận điểm: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án D
Hai thành quả mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được đó là độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước trên phạm vi toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) vẫn chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc, miền Nam vẫn còn nằm dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai
Câu 18:
16/07/2024Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là
Đáp án D
Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đều có diểm chung là đều có sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh; nhân dân ta có lòng yêu nước, truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất; ta có hậu phương vững chắc cùng với sự chuẩn bị chu đáo về nhân lực và vật lực và khối đoàn kết toàn dân.
=> Điểm khác biệt: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương cùng chống 1 kẻ thù chung là thực dân Pháp
Câu 19:
20/07/2024Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương không thể phủ định được quan điểm: “Hiệp định Giơnevơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17”?
Đáp án C
“Hiệp định Giơnevơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17” là một quan điểm sai, vì:
- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia
- Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956- tức là phủ định sự tồn tại vĩnh viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam
Câu 20:
20/07/2024Nội dung quan trọng nhất mà các nước đế quốc phải thừa nhận trong hiệp định Giơnevơ là gì?
Đáp án A
Nội dung quan trọng nhất mà các nước đế quốc phải thừa nhận trong hiệp định Giơnevơ là: Các nước tham gia ký hiệp định tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ (các quyền dân tộc cơ bản) của 3 nước Đông Dương
Câu 21:
16/07/2024Có ý kiến cho rằng: “Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia, đường biên giới là vĩ tuyến 17”. Ý kiến đó là
Đáp án B
“Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia, đường biên giới là vĩ tuyến 17” là một quan điểm sai, vì:
- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia.
- Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956 - tức là phủ định sự tồn tại vĩnh viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam
Câu 22:
16/07/2024Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevo năm 1954 là
Đáp án D
Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevo năm 1954 là các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. Đây là mục tiêu hàng đầu của cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược (1945 - 1954).
Câu 23:
16/07/2024Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là
Đáp án A
Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định thông qua các cuộc đàm phán song phương trực tiếp. Vì hội nghị Giơnevơ năm 1954 là hội nghị do các nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tổ chức để giải quyết vấn đề Đông Dương và Việt Nam chỉ là nước được mời tham dự hội nghị nên những quyết định của hội nghị không xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam mà xuất phát từ quyền lợi của các nước lớn
Câu 24:
16/07/2024Bài học quan trọng được rút ra từ cuộc đàm phán và kí kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển hiện nay là
Đáp án A
Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã để lại cho chúng ta nhiều bài học lịch sử sâu sắc. Trong công tác ngoại giao, nổi lên bài học về đánh giá chính xác tình hình quốc tế, chiến lược, thái độ của các nước lớn để tìm ra đối sách phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Bài học trong quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay cần thực hiện biện pháp đàm phán hòa bình, tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết các vấn đề xung đột, giữ vững ổn định và phát triển. Giải quyết các vấn đề tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình đã trở thành xu thế của thế giới. Thực tế vấn đề biển Đông của Việt Nam cũng đang trong tiến trình giải quyết bằng biện pháp hòa bình
Câu 25:
16/07/2024Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Giơnevơ (1954) để lại bài học kinh nghiệm gì cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay?
Đáp án D
- Đáp án A loại vì nếu dựa vào các nước lớn thì ta không có tiếng nói, kết quả ngoại giao sẽ bị chi phối hoàn toàn và phục vụ cho lợi ích của các nước lớn chứ không phải vì lợi ích của dân tộc Việt Nam.
- Đáp án B loại vì tình hình quốc tế luôn luôn thay đổi, hoạt động đối ngoại ở bất kì thời kì nào cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc chung là giữ vững quyền dân tộc cơ bản của dân tộc.
- Đáp án C loại vì phải căn cứ vào tình hình thực tế và luật pháp quốc tế. Một hội nghị quốc tế có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhất là quan hệ lợi ích đan xen chồng chéo giữa các nước lớn nên chỉ đưa ra 1 hội nghị quốc tế là chưa phù hợp.
- Đáp án D lựa chọn vì chỉ có tăng cường thực lực thì ta mới có cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại.
Câu 26:
16/07/2024Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng bài học nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
Đáp án D
- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) là cuộc chiến tranh thể hiện rõ tư tưởng chiến tranh nhân dân, nghĩa là có sự đoàn kết của toàn dân chống Pháp. Sức mạnh của nhân dân đã làm nên nhiều chiến thắng to lớn, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Ngày nay, trong bất cứ chính sách, chủ trương nào của nhà nước nếu không có sự đoàn kết toàn dân thì khó có thể thực hiện có kết quả. Đặc biệt, khi vấn đề chủ quyển biển Đông đang đặt ra cấp bách, chúng ta cần đoàn kết toàn dân để nâng cao sức mạnh của toàn dân tộc, đánh bại âm mưu của “kẻ thù”.
Câu 27:
18/07/2024Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ đã để lại cho nhân dân ta những bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay?
Đáp án B
- Cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ là cuộc chiến tranh thể hiện rõ tư tưởng chiến tranh nhân dân, nghĩa là có sự đoàn kết của toàn dân chống Pháp. Sức mạnh của nhân dân đã làm nên nhiều chiến thắng to lớn, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Ngày nay, trong bất cứ chính sách, chủ trương nào của nhà nước nếu không có sự đoàn kết toàn dân thì khó có thể thực hiện có kết quả. Đặc biệt, khi vấn đề chủ quyển biển Đông đang đặt ra cấp bách, chúng ta cần đoàn kết toàn dân để nâng cao sức mạnh của toàn dân tộc, đánh bại âm mưu của “kẻ thù”.
Câu 28:
20/07/2024Hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp 1945 - 1954 là
Đáp án B
Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954:
- Kháng chiến: chống thực dân Pháp xâm lược, từ năm 1950 là chống sự can thiệp của Mĩ. Ta lần lượt giành những thắng lợi quan trọng: Chiến dịch Việt Bắc (1947), Chiến dịch Biên giới (1950), Cuộc tiến công đông – xuân 1953 – 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đưa đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ (1954), kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Kiến quốc: nhằm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, nhằm tạo điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh kết thúc
Câu 29:
16/07/2024Hiệp định Gionever 1954 về Đông Dương quy định lực lượng kháng chiến Lào tập trung ở hai tỉnh
Đáp án C
Hiệp định Giơnevơ quy định lực lượng kháng chiến ở Lào tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì
Câu 30:
16/07/2024Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)?
Đáp án D
Trong hiệp định Giơnevơ có điều khoản: “Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời” => Mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó cũng chính là hoàn thành nốt cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
=> Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi chưa trọn vẹn vì sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành.
Câu 31:
16/07/2024Sự kiện nào đã buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương
Đáp án D
Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã buộc Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương
Câu 32:
16/07/2024Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 –1954) là
Đáp án D
- Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò to lớn của quần chúng trong chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại.
- Thứ hai, Người nhấn mạnh phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ động trong chiến tranh: Ðộc lập, tự chủ và giữ vững chủ động là hai quan điểm nổi tiếng mà Người đã nêu ra. Từ quan điểm đó, Người xác định sức mạnh của công cuộc giải phóng: "Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng nỗ lực của bản thân anh em."
- Thứ ba, Người khẳng định rằng chiến tranh nhân dân phải có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, có hậu phương vững mạnh. Căn cứ vào mục tiêu và động lực của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại, tư tưởng chiến tranh nhân dân của Người đã đề cập một cách hệ thống các quan điểm về đoàn kết toàn dân, động viên sức mạnh toàn dân đánh giặc; vũ trang toàn dân đi đôi với việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân; phát huy ưu thế của chế độ mới và mọi nguồn lực của quốc gia, tranh thủ các nguồn lực quốc tế... Với hệ thống các quan điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp phát triển mạnh.
=> Chiến tranh nhân dân thể hiện cụ thể trên các khía cạnh:
+ Phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến.
+ Kháng chiến toàn diện.
+ Kháng chiến trường kì.
+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính
Câu 33:
23/07/2024Ý nào sau đây không nằm trong bài học kinh nghiệm quan trọng rút ra từ Hội nghị Giơnevơ?
Đáp án D
Bài học kinh nghiệm rút ra từ Hội nghị Giơnevơ:
- Chiến thắng quân sự có vai trò quyết định đến chiến thắng trên bàn hội nghị.
- Hội nghị nhất định do các bên liên quan trực tiếp chủ động mở.
- Không thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán khi tương quan lực lượng quá chênh lệch
Câu 34:
22/07/2024Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam 1945 - 1954 cho thấy tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình
Đáp án A
- Đáp án B, C, D loại vì hai tư tưởng này có thể dung hòa và cùng tồn tại mà không đối lập nhau. Ví dụ: sau thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945, trước sự chống phá của ngoại xâm và nội phản, Đảng ta đã có đường lối sáng suốt khi nhân nhượng có nguyên tắc và tranh thủ thời gian để kêu gọi sự ủng hộ hòa bình, tránh chiến tranh từ các nước trong đó có cả Chính phủ Pháp. Khi mọi cố gắng trên không có kết quả do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp thì ta buộc phải sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại chúng.
- Đáp án A lựa chọn vì hai tư tưởng này có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Trong đó, tư tưởng nhân đạo hòa bình là cái chủ đạo, bạo lực cách mạng là cái sau cùng và dùng để bảo vệ cái tư tưởng hòa bình nhân đạo ấy.
Câu 35:
16/07/2024Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã khẳng định một trong những quy luật của lịch sử Việt Nam là
Đáp án A
Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã khẳng định một trong những quy luật của lịch sử Việt Nam là kháng chiến và kiến quốc
Câu 36:
19/07/2024Ý kiến nào dưới đây đánh giá không đúng về Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương?
Đáp án B
- Đáp án A là nhận định đúng: Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương, các quyền ấy bao gồm: độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Đáp án B là nhận định không đúng: vì ta đã giành được những thắng lợi to lớn trên mặt trận quân sự nhưng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta lại bị chia cắt thành 2 miền.
- Đáp án C là nhận định đúng: Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi không trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Pháp, bởi sau Hiệp định, nước ta tiếp tục bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời.
- Đáp án D là nhận định đúng: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, so sánh lực lượng ở miền Nam Việt Nam thay đổi không có lợi cho ta, Mĩ tiến vào miền Nam, lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.