Giải VTH Tin 7 Bài 16. Thuật toán sắp xếp có đáp án
Giải VTH Tin 7 Bài 16. Thuật toán sắp xếp có đáp án
-
86 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách
A. Chọn phần tử có giá trị bé nhất đặt vào đầu danh sách.
B. Chọn phần tử có giá trị lớn nhất đặt vào đầu danh sách.
C. Hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.
D. Chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo danh sách sắp xếp theo đúng thứ tự.
Gợi ý: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách, so sánh hai phần tử kề nhau, nếu phần tử nào không đúng thứ tự thì đổi chỗ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.
Câu 2:
21/07/2024Gợi ý: Thuật toán sắp xếp chọn sẽ lấy phần tử ở vị trí sắp xếp và so sánh với các phần tử còn lại chưa được sắp xếp, nếu thấy phần tử nào nhỏ hơn thì đổi chỗ với phần tử được chọn, duyệt đến khi hết dãy thì kết quả là phần tử tại vị trí được chọn sẽ là phần tử nhỏ nhất của dãy chưa sắp xếp.
Hết vòng lặp thứ nhất, phân tử nhỏ nhất được đưa vào vị trí đầu tiên .
Kết thúc vòng lặp thứ nhất là các dãy số 1, 4, 3, 5, 2
Vòng lặp Thứ hai: Bắt đầu từ vị trí thứ hai, so sánh phần tử ở vị trí thứ hai với phần tử ở vị trí thứ 3, nếu phần tử ở vị trí thứ 3 nhỏ hơn thì đổi chỗ, tiếp tục so sánh phần tử ở vị trí thứ hai với phần tử ở vị trí thứ tư, thứ năm nếu các phần tử đó nhỏ hơn phần tử đang ở vị trí thứ hai thì đổi chỗ. Cuối vòng lặp thứ hai, phần tử nhỏ thứ hai trong dãy ban đầu được đưa vào vị trí thứ hai.
Vòng lặp thứ ba và vòng lặp thứ tư em thực hiện tương tự.
Trả lời:
Câu 3:
22/07/2024Chọn phương án đúng
Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?
A. Để thay đổi đầu vào của bài toán.
B. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán.
C. Để bài toán dễ giải quyết hơn.
D. Để bài toán khó giải quyết hơn.
Gợi ý: Việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp việc giải bài toán đó dễ dàng hơn đồng thời việc mô tả thuật toán dễ hiểu và dễ thực hiện hơn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp thuật toán dễ hiểu và dễ thực hiện hơn.
Câu 4:
18/07/2024Gợi ý: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp một dãy, mỗi vòng lặp duyệt phần tử từ cuối dãy lên vị trí đầu tiên, so sánh hai phần tử liền kề nhau, nếu không đúng thứ tự thì đổi chỗ. Vậy phần tử đầu tiên được sắp xếp sẽ ở cuối dãy. Nếu yêu cầu sắp xếp theo chiều tăng dần, phần tử cuối dãy được sắp xếp sẽ có giá trị lớn nhất. Thuật toán nổi bọt trình bày trong SGK duyệt phần tử cuối dãy đến đầu dãy, nhưng ta có thể duyệt phần tử theo chiều nào cũng được, nếu duyệt phần tử từ đầu đến cuối dãy thì phần tử nhỏ nhất sẽ được sắp xếp đầu tiên và ở đầu dãy.
Trả lời:
Câu 5:
17/07/2024Gợi ý: Thuật toán sắp xếp chọn sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần sẽ lấy phần tử ở vị trí cần sắp xếp và so sánh với các phần tử còn lại chưa được sắp xếp nếu thấy phần tử nào nhỏ hơn thì đổi chỗ với phần tử ở vị trí cần sắp xếp. Mỗi vòng lặp duyệt từ phần tử ở vị trí cần sắp xếp đến cuối dãy, kết thúc vòng lặp tại vị trí cần sắp xếp sẽ là phần tử nhỏ nhất của dãy chưa sắp xếp. Khác với thuật toán nổi bọt là đổi vị trí của hai phần tử liền kề khi chúng không đúng thứ tự, thuật toán chọn so sánh phần tử ở vị trí sắp xếp với phần tử còn lại chưa sắp xếp và đổi chỗ nếu chúng không đúng thứ tự.
Trả lời:
Câu 6:
17/07/2024Hướng dẫn: Bảng điểm thường có dạng như bảng sau.
Em cần tách phần điểm thành các dãy số. Sau đó tiến hành sắp xếp dãy số này theo thứ tự giảm dần.
a) Các vòng lặp thực hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp điểm theo thứ tự giảm dần: Mỗi vòng lặp sẽ duyệt các phần tử từ cuối danh sách, so sánh với phần tử trước đó nếu phần tử trước nhỏ hơn thì đổi chỗ.
b) Các vòng lặp thực hiện thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp điểm theo thứ tự giảm dần: Mỗi vòng lặp sẽ duyệt phần tử từ vị trí cần sắp xếp đến cuối dãy, nếu phần tử nào lớn hơn sẽ đổi chỗ với phần tử tại vị trí cần sắp xếp. Sau đó mỗi vòng lặp phần tử lớn nhất trong khoảng từ vị trí sắp xếp đến cuối dãy sẽ được đưa vào vị trí sắp xếp.
Sau khi sắp xếp điểm theo thứ tự giảm dần em điền tên các bạn tương ứng với điểm để được bạn đã sắp xếp như sau:
Trả lời:
Các em tham khảo hướng dẫn bên trên và ví dụ minh họa sau để hoàn thành yêu cầu bài tập.
Bảng điểm
Sắp xếp:
Đầu ra:
Câu 7:
20/07/2024Gợi ý: Kết quả sắp xếp sẽ là Hoa, Nam, Tuyết, Hải, Hồng.
Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ bạn đứng ở vị trí cần sắp xếp đến cuối hàng, nếu bạn nào nhỏ hơn sẽ đổi chỗ với bạn tại vị trí cần sắp xếp. Sau mỗi vòng lặp bạn nhỏ nhất từ vị trí sắp xếp đến cuối hàng sẽ được di chuyển vào vị trí sắp xếp.
Ở vòng lặp lần thứ nhất, bạn Hoa sẽ được sắp xếp vào vị đầu tiên.
Ở vòng lặp thứ hai, bạn Nam sẽ được sắp xếp vào vị trí thứ hai.
Ở vòng lặp thứ ba, bạn Tuyết sẽ được sắp xếp vào vị trí thứ ba.
Ở vòng lặp thứ tư, bạn Hải sẽ được sắp xếp vào vị trí thứ tư, bạn Hồng sẽ ở vị trí cuối hàng.
Trả lời:
Vòng lặp thứ nhất: Bạn Nam sẽ đổi chỗ cho bạn Hoa. Kết thúc vòng lặp thứ nhất thứ tự sắp xếp sẽ là Hoa, Hải, Nam, Tuyết, Hồng.
Vòng lặp thứ hai: Bạn Hải sẽ đổi chỗ cho bạn Nam. Kết thúc vòng lặp thứ hai thứ tự sắp xếp sẽ là Hoa, Nam, Hải, Tuyết, Hồng.
Vòng lặp thứ ba: Bạn Hải sẽ đổi chỗ cho bạn Tuyết. Kết thúc vòng lặp thứ ba thứ tự sắp xếp sẽ là Hoa, Nam, Tuyết, Hải, Hồng.
Vòng lặp thứ tư: Bạn Hải và Hồng đều đã đúng vị trí. Kết thúc vòng lặp thứ tư thứ tự sắp xếp sẽ là Hoa, Nam, Tuyết, Hải, Hồng.
Thứ tự sau khi sắp xếp sẽ là: Hoa, Nam, Tuyết, Hải, Hồng.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 16. Thuật toán sắp xếp có đáp án (341 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 16. Thuật toán sắp xếp (Phần 2) có đáp án (202 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự có đáp án (781 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 15. Thuật toán tìm kiếm nhị phân có đáp án (463 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự (Phần 2) có đáp án (295 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 15. Thuật toán tìm kiếm nhị phân (Phần 2) có đáp án (253 lượt thi)