Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 7. Các thành tựu văn hóa chủ yếu của trung quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX có đáp án
Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 7. Các thành tựu văn hóa chủ yếu của trung quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX có đáp án
-
64 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Quan sát hình 7.1 - trang 30 SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST), dựa vào kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi:
- Nêu tình hình Nho giáo ở Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
- Cho biết vị trí của Nho giáo trong xã hội Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
- Nêu những hiểu biết của em về Khổng Tử.
Yêu cầu số 1:
- Từ thời Hán, Nho giáo đã được nhà nước phong kiến đề cao (“bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”)
- Từ thời Đường trở đi, việc tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong các sách của Nho giáo làm đề thi.
- Vị trí của Nho giáo ngày càng được củng cố vững chắc trong xã hội Trung Quốc.
Yêu cầu số 2: Vị trí: Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến; giữ vai trò chi phối đời sống tư tưởng trong xã hội.
Yêu cầu số 3:
- Khổng Tử (551 – 479 TCN) là người đề xướng tư tưởng Nho gia.
- Khổng Tử là người có học vấn uyên thâm, ông luôn đề cao đạo đức lên hàng đầu và chủ trương duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức, lễ nghĩa.
Câu 2:
17/07/2024Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Ai là người đặt nền móng cho nền sử học phong kiến Trung Quốc?
A. Lý Thời Trân.
B. Tổ Xung Chi.
C. Tư Mã Thiên.
D. Trương Hành.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 3:
21/07/2024Hoàn thành Phiếu học tập dưới đây về thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc.
Nội dung |
Thành tựu |
Tư tưởng - Tôn giáo |
|
Sử học, văn học |
|
Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ |
|
Nội dung |
Thành tựu |
Tư tưởng - Tôn giáo |
- Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến. - Phật giáo, Đạo giáo,… cũng có vị trí nhất định trong xã hội |
Sử học, văn học |
- Sử học: + Dưới thời phong kiến Trung Quốc có nhiều tác phẩm lịch sử nổi tiếng như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử… + Thời Minh – Thanh còn có những bộ bách khoa đồ sộ, trong đó đáng kể là Vĩnh Lạc đại điển và Tứ khố toàn thư. - Văn học: + Đạt được nhiều thành tựu trên các thể loại: thơ, từ, phú, kịch,… + Thơ Đường được coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc có giá trị về nghệ thuật và hiện thực + Tiểu thuyết chương hồi ra đời từ thời Nguyên và đạt đến đỉnh cao dưới thời Minh – Thanh. |
Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ |
- Kiến trúc: phát triển ở cả 3 loại hình: + Kiến trúc cung điện, ví dụ: Tử Cấm Thành; Cố cung… + Kiến trúc lăng tẩm, ví dụ: Thập Tam Lăng… + Kiến trúc tôn giáo, ví dụ: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm - Điêu khắc: Phong phú về đề tài và chất liệu, tiêu biểu nhất là: tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Phật trên núi Lạc Sơn…. - Hội họa: nổi tiếng là tranh thủy mặc (vẽ bằng mực tàu) |
Câu 4:
22/07/2024Quan sát các hình 7.2, 7.3 - trang 31, 32 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:
- Các hình 7.2 và 7.3 phản ánh sự phát triển của thành tựu văn hóa Trung Quốc trên lĩnh vực nào?
- Nêu các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nhận xét của em về những thành tựu đó.
Yêu cầu số 1: Các hình 7.2 và 7.3 phản ánh sự phát triển của thành tựu văn hóa Trung Quốc trên lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc
Yêu cầu số 2:
- Thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến:
+ Kiến trúc: phát triển ở cả 3 loại hình: kiến trúc cung điện; kiến trúc lăng tẩm; kiến trúc tôn giáo.
+ Điêu khắc: Phong phú về đề tài và chất liệu, tiêu biểu nhất là: tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Phật trên núi Lạc Sơn….
+ Hội họa: nổi tiếng là tranh thủy mặc (vẽ bằng mực tàu)
- Nhận xét: Nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến đạt đến trình độ cao với phong cách độc đáo; có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nghệ thuật của nhiều nước trong khu vực, như: Việt Nam, Nhật Bản,…
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7. Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX có đáp án (212 lượt thi)