Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên Giải VTH KHTN 8 KNTT Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Giải VTH KHTN 8 KNTT Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Giải VTH KHTN 8 KNTT Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

  • 119 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Một học sinh cho rằng: “Bóng đèn tiêu thụ dòng điện, do đó cường độ dòng điện sẽ giảm sau khi đi qua bóng đèn”. Em có đồng ý với bạn học sinh đó không? Làm thế nào để kiểm tra ý kiến của mình?

Xem đáp án

Em không đồng ý với bạn học sinh đó, để kiểm tra ta cần làm thí nghiệm đo cường độ dòng điện sử dụng ampe kế mắc với bóng đèn thành một mạch kín (như hình vẽ), khi có dòng điện chạy trong mạch ta sẽ biết được số chỉ ampe kế.


Câu 2:

18/07/2024

Hoàn thành báo cáo thực hành: Đo cường độ dòng điện.

1. Mục đích thí nghiệm …………….

2. Chuẩn bị

Dụng cụ thí nghiệm: …………….

3. Các bước tiến hành

Mô tả các bước tiến hành: …………….

4. Kết quả thí nghiệm

Bảng 25.1. Bảng số liệu đo cường độ dòng điện

Lần đo

I1 (A) vị trí 1

I2 (A) vị trí 2

Pin 1,5 V

 

 

Pin 3 V

 

 

Pin 6 V

 

 

Dựa vào kết quả thí nghiệm, em có nhận xét gì về giá trị cường độ dòng điện tại vị trí 1 và vị trí 2.

Xem đáp án

1. Mục đích thí nghiệm: Đo cường độ dòng điện trong mạch điện đơn giản.

2. Chuẩn bị

Dụng cụ thí nghiệm:

- Ba nguồn điện: 1,5 V; 3 V; 6 V.

- Bóng đèn pin: 6 V – 0,5 A.

- Một ampe kế có giới hạn đo từ 0,5 A trở lên và có độ chia nhỏ nhất là 0,01 A.

- Một công tắc.

- Dây nối.

3. Các bước tiến hành

Mô tả các bước tiến hành:

- Mắc mạch điện với nguồn điện là pin 1,5 V theo sơ đồ Hình 25.1. Khi đó công tắc đang ngắt, mạch hở.

- Đóng công tắc và đo giá trị cường độ dòng điện I1 chạy qua mạch ở vị trí (1) và ghi vào vở theo mẫu Bảng 25.1.

- Lặp lại thí nghiệm để đo cường độ dòng điện I2 tại vị trí (2) và ghi vào vở theo mẫu Bảng 25.1.

- Tiến hành lại thí nghiệm với nguồn điện là pin 3 V và pin 6 V.

4. Kết quả thí nghiệm

Bảng 25.1. Bảng số liệu đo cường độ dòng điện

Lần đo

I1 (A) vị trí 1

I2 (A) vị trí 2

Pin 1,5 V

3 A

3 A

Pin 3 V

6 A

6 A

Pin 6 V

12 A

12 A

Nhận xét: Giá trị cường độ dòng điện tại các vị trí 1, 2 là như nhau.


Câu 3:

16/11/2024

Hoàn thành báo cáo thực hành: Đo hiệu điện thế.

1. Mục đích thí nghiệm …………….

2. Chuẩn bị

Dụng cụ thí nghiệm: …………….

3. Các bước tiến hành

Mô tả các bước tiến hành: …………….

4. Kết quả thí nghiệm

Bảng 25.2. Bảng số liệu đo hiệu điện thế

Lần đo

Unguồn (V)

U (V)

Pin 1,5 V

 

 

Pin 3 V

 

 

Em có nhận xét gì về các giá trị của hiệu điện thế hai đầu bóng đèn và giá trị hiệu điện thế của nguồn?

Xem đáp án

* Trả lời:

1. Mục đích thí nghiệm: Đo hiệu điện thế trong mạch điện đơn giản.

2. Chuẩn bị

Dụng cụ thí nghiệm:

- Ba nguồn điện: 1,5 V; 3 V.

- Bóng đèn pin: 6 V – 0,5 A.

- Một vôn kế có giới hạn đo là 6 V và có độ chia nhỏ nhất là 0,1 V.

- Một công tắc.

- Dây nối.

3. Các bước tiến hành

Mô tả các bước tiến hành:

- Đo giá trị hiệu điện thế của pin 1,5 V và ghi vào vở theo mẫu Bảng 25.2.

- Mắc vôn kế để đo hiệu điện thế hai đầu bóng đèn trong mạch điện theo Hình 25.2. Giá trị này chính là hiệu điện thế giữa hai vị trí (1) và (2) (Hình 25.2). Công tắc bị ngắt và mạch hở. Khi mắc mạch cần lưu ý nối chốt (+) của vôn kế với chốt có dòng điện đi vào bóng đèn; chốt (-) của vôn kế với chốt có dòng điện đi ra khỏi bóng đèn.

- Đóng công tắc, đọc giá trị hiệu điện thế trên bóng đèn U và ghi vào vở theo mẫu Bảng 25.2.

- Thay pin 1,5 V bằng pin 3 V và lặp lại thí nghiệm.

4. Kết quả thí nghiệm

Bảng 25.2. Bảng số liệu đo hiệu điện thế

Lần đo

Unguồn (V)

U (V)

Pin 1,5 V

1,5 V

1,5 V

Pin 3 V

3 V

3 V

Nhận xét: Giá trị của hiệu điện thế hai đầu bóng đèn và giá trị hiệu điện thế của nguồn điện là bằng nhau.

* Mở rộng:

Cường độ dòng điện

- Thí nghiệm đo cường độ dòng điện:

+ Chuẩn bị: Nguồn điện (pin) 3 V, biển trở, ampe kế, bóng đèn 1,5 V, công tắc và dây nối.

+ Tiến hành: Lắp mạch điện như sơ đồ Hình 24.1. Đóng công tắc và dịch chuyển con chạy trên biển trở đến ba vị trí khác nhau. Quan sát độ sáng của bóng đèn và đọc số chỉ trên ampe kế ở từng vị trí của con chạy. Rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa độ sáng của bóng đèn, số chỉ trên ampe kế và mức độ mạnh yếu của dòng điện.

- Đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện:

+ Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I và đo bằng đơn vị ampe (A) hoặc miliampe (mA) với 1 A = 1000 mA.

+ Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện và được kí hiệu là "A".

II. Hiệu điện thế

- Hiệu điện thế (hay còn gọi là điện áp) giữa hai cực của pin hoặc acquy được đo bằng đơn vị vôn (V). Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U và còn có đơn vị đo là milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV):

1 mV = 0,001 V

1 kV = 1000 V

- Đo hiệu điện thế

- Vôn kế là dụng cụ được sử dụng để đo hiệu điện thế. Trong sơ đồ mạch điện, vôn kế được kí hiệu bằng chữ V.

- An toàn điện

Trong thí nghiệm, các nguồn điện được sử dụng cần có hiệu điện thế nhỏ hơn 40 V để đảm bảo an toàn. Khi tiếp xúc với các nguồn điện có hiệu điện thế trên 40 V, dòng điện có thể lên tới trên 70 mA, gây hại đến cơ thể.

Ví dụ, hiệu điện thế mạng điện trong gia đình thường là 220 V, do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện như ổ điện, dây điện không được bọc kín để đảm bảo an toàn tính mạng.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết KHTN 8 Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Giải KHTN 8 Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

 


Bắt đầu thi ngay