Giải VBT Lịch sử & Địa lí lớp 4 CD Đền hùng và lễ giỗ tổ hùng vương
Giải VBT Lịch sử & Địa lí lớp 4 CD Đền hùng và lễ giỗ tổ hùng vương
-
50 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày
A. 3-10 âm lịch hằng năm. B. 10-3 dương lịch hằng năm.
C. 10-3 âm lịch hằng năm. D. 3-10 dương lịch hằng năm.
Đáp án đúng là: C
Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm.
Câu 2:
17/07/2024Địa điểm chính tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương là
A. Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). B. Đền Hùng (Phú Thọ).
C. Đền Trần (Nam Định). D. Đền Quán Thánh (Hà Nội).
Đáp án đúng là: B
Địa điểm chính tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương là Đền Hùng (Phú Thọ).
Câu 3:
18/07/2024Cho các đền sau, hãy đặt tên các đền vào đúng vị trí đã được đánh số trong hình 1.
A. Đền Trung. B. Đền Thượng. C. Đền Hạ.
(1) Đền Hạ
(2) Đền Trung
(3) Đền Thượng.
Câu 4:
17/07/2024Cho các hình dưới đây, hãy chọn và tìm hiểu, giới thiệu về một trong các công trình mà em yêu thích.
(*) Tham khảo: Giới thiệu Đền Giếng.
- Tên gọi là đền Giếng do đền có một cái giếng ngọc, tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái Vua Hùng thứ 18) thường soi dung nhan, vấn tóc khi theo cha đi đến vùng này.
- Nguồn nước thiêng của giếng ngọc tuôn chảy từ lòng núi Nghĩa Lĩnh.
- Đền được xây dựng vào thế kỉ XVIII theo dạng hình chữ “công”.
Câu 5:
17/07/2024Mô tả phần lễ trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương theo gợi ý sau:
- Rước kiệu.
- Lễ tế và dâng hương.
- Phần lễ trong lễ giổ tổ Hùng vương bao gồm:
+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, lễ vật,... xuất phát từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua cổng Đền Hùng đến Đền Hạ, Đền Trung rồi dừng lại ở Đền Thượng.
+ Lễ tế và dâng hương: lễ vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng và các vị thần linh. Chủ tế đọc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ các Vua Hùng.
Câu 6:
23/07/2024Đọc câu chuyện dưới đây:
Vào thời Hùng Vương, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Nhưng lên ba tuổi mà cậu bé vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ gọi sứ giả tới đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
(Theo: Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021, tr.52 - 56)
Nhân vật chính là một cậu bé ở làng Gióng.
Câu 7:
23/07/2024Đọc câu chuyện dưới đây:
Vào thời Hùng Vương, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Nhưng lên ba tuổi mà cậu bé vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ gọi sứ giả tới đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
(Theo: Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021, tr.52 - 56)
Nội dung chính của câu chuyện là gì?
Câu 8:
19/07/2024Đọc câu chuyện dưới đây:
Vào thời Hùng Vương, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Nhưng lên ba tuổi mà cậu bé vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ gọi sứ giả tới đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
(Theo: Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021, tr.52 - 56)
Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.
Cảm nghĩ: Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi đất nước lâm nguy thì nhân dân sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng. Thánh Gióng chính là hình tượng người anh hùng tiêu biểu cho lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
Câu 9:
22/07/2024Lễ giỗ Tổ Hùng Vương gợi cho em nghĩ đến truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Hãy cho biết cảm nghĩ của em về truyền thống đó.
- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương gợi cho em nghĩ đến truyền thống “Uống nước nhỡ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
- Cảm nghĩ: uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam; thể hiện sự biết ơn, trận trọng công lao của những thế hệ đi trước…