Giải VBT KHTN 8 Cánh Diều Phản ứng hoá học và năng lượng của phản ứng hoá học
Giải VBT KHTN 8 Cánh Diều Phản ứng hoá học và năng lượng của phản ứng hoá học
-
90 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
30/06/2024Những quá trình biến đổi hoá học là:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Những quá trình biến đổi hoá học là:
+ Quá trình cho dung dịch HCl vào bình chứa Zn sinh ra khí H2.
+ Quá trình đốt cháy hydrogen trong bình chứa oxygen tạo thành nước (H2O).
Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất tham gia phản ứng, chất tạo thành sau phản ứng được gọi là chất sản phẩm.
Câu 2:
22/07/2024Xác định chất phản ứng và chất sản phẩm:
a) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
a)
+ Chất tham gia phản ứng là methane và oxygen.
+ Chất sản phẩm là carbon dioxide và nước.
b)
+ Chất tham gia phản ứng là carbon và khí oxygen.
+ Chất sản phẩm là khí carbon dioxide.
Câu 3:
18/07/2024a) Trước phản ứng những nguyên tử liên kết với nhau:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) Sau phản ứng những nguyên tử liên kết với nhau:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
a) Trước phản ứng những nguyên tử liên kết với nhau: 2 nguyên tử H liên kết với nhau; 2 nguyên tử O liên kết với nhau.
b) Sau phản ứng những nguyên tử liên kết với nhau: 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H.
c) Số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng là bằng nhau.
- Các biến đổi hoá học xảy ra khi có sự phá vỡ liên kết trong các chất tham gia phản ứng và sự hình thành các liên kết mới để tạo ra chất sản phẩm.
- Trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi.
Câu 4:
09/07/2024Sự khác biệt về tính chất của nước với hydrogen và oxygen:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Sự khác biệt về tính chất của nước với hydrogen và oxygen: Ở điều kiện thường, nước ở thể lỏng; hydrogen và oxygen ở thể khí.
Câu 5:
19/07/2024- Trạng thái của đường trước và sau khi đun:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra là:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Trạng thái của đường trước và sau khi đun:
+ Trước khi đun: Đường là chất rắn, màu trắng, vị ngọt, không mùi, tan trong nước.
+ Sau khi đun: Thu được chất rắn, màu đen, vị đắng, mùi khét, không tan trong nước.
- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra là: có sự thay đổi màu sắc (từ trắng sang đen); vị (từ ngọt sang đắng); mùi (từ không mùi sang khét); độ tan (từ tan trong nước sang chất mới không tan trong nước).
Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Có sự thay đổi màu sắc, mùi, … của các chất; tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa); …
- Có sự toả nhiệt và phát sáng.
Câu 6:
15/07/2024Những dấu hiệu thường để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra là:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Những dấu hiệu thường để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra là:
+ Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau: có sự thay đổi màu sắc, mùi, … của các chất; tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa); …
+ Ngoài ra, sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 7:
04/07/2024Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra là:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra là: sự thay đổi vị của nước đường (từ vị ngọt sang vị chua).
Câu 8:
22/07/2024Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt
Khái niệm
TH2 trang 17 VBT Khoa học tự nhiên 8:
- Hiện tượng:
……………………………………………………………………………………………
- Cảm nhận khi chạm tay vào thành bình:
……………………………………………………………………………………………
- Hiện tượng: Mẩu than cháy sáng trong bình khí oxygen.
- Cảm nhận khi chạm tay vào thành bình: Chạm tay vào thành bình thấy nóng.
Câu 9:
13/07/2024TH3 trang 17 VBT Khoa học tự nhiên 8:
- Hiện tượng:
……………………………………………………………………………………………
- Cảm nhận khi chạm tay vào thành bình:
……………………………………………………………………………………………
- Hiện tượng: Bột NaHCO3 tan dần, có khí thoát ra.
- Cảm nhận khi chạm tay vào thành bình: Chạm tay vào thành bình thấy lạnh.
Câu 10:
20/07/2024Phản ứng toả nhiệt: ………………………………………………………………………
Phản ứng thu nhiệt: ………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Phản ứng toả nhiệt: Phản ứng ở thí nghiệm 2.
Phản ứng thu nhiệt: Phản ứng ở thí nghiệm 3.
+ Phản ứng toả ra năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng toả nhiệt. Phản ứng toả nhiệt làm nóng môi trường xung quanh.
+ Phản ứng thu vào năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng thu nhiệt. Phản ứng thu nhiệt làm lạnh môi trường xung quanh.
Câu 11:
25/06/2024LT4 trang 18 VBT Khoa học tự nhiên 8:
a) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
a) Phân huỷ đường tạo thành than và nước là phản ứng thu nhiệt.
b) Cồn cháy trong không khí là phản ứng toả nhiệt.
Câu 12:
11/07/2024Ứng dụng của phản ứng toả nhiệt trang 18 VBT Khoa học tự nhiên 8:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng toả nhiệt có ứng dụng chính là cung cấp năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động.
Câu 13:
19/07/2024Một số phản ứng trong tự nhiên có kèm theo sự toả nhiệt hoặc thu nhiệt:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên là phản ứng thu nhiệt:
+ Phản ứng quang hợp (là phản ứng thu năng lượng dưới dạng ánh sáng).
+ Phản ứng nung vôi.
- Một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên là phản ứng toả nhiệt:
+ Phản ứng tạo gỉ sắt.
+ Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể.
Câu 14:
19/07/2024Ghi nhớ trang 18 VBT Khoa học tự nhiên 8:
Ghi nhớ:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
- Một số dấu hiệu thường dùng để nhận biết phản ứng hoá học xảy ra: Có sự thay đổi màu sắc, mùi, … của các chất; tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa); có sự toả nhiệt và phát sáng.
- Phản ứng toả ra năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng toả nhiệt.
- Phản ứng thu vào năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng thu nhiệt.
Câu 15:
15/07/2024Phản ứng hoá học xảy ra khi đốt cháy hoàn toàn khí ethylene (ở điều kiện thích hợp) trong không khí tạo thành khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O) được mô tả theo sơ đồ sau:
Chất phản ứng: khí ethylene (C2H4) và khí oxygen (O2).
Chất sản phẩm: khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O).
Câu 16:
20/07/2024Phản ứng hoá học xảy ra khi đốt cháy hoàn toàn khí ethylene (ở điều kiện thích hợp) trong không khí tạo thành khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O) được mô tả theo sơ đồ sau:
Dự đoán dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp trên.
Dự đoán: Phản ứng toả nhiều nhiệt.
Câu 17:
20/07/2024Phản ứng hoá học xảy ra khi đốt cháy hoàn toàn khí ethylene (ở điều kiện thích hợp) trong không khí tạo thành khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O) được mô tả theo sơ đồ sau:
Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau? Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau. Hãy so sánh số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng.
Liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng:
Trước phản ứng: C liên kết với C; C liên kết với H; O liên kết với O.
Sau phản ứng: C liên kết với O; H liên kết với O.
So sánh: Số nguyên tử O và số nguyên tử H trước và sau phản ứng không thay đổi.