Giải VBT KHTN 8 Cánh diều Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Giải VBT KHTN 8 Cánh diều Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái
-
59 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Từ hình 38.1 SGK:
- Nơi sống của các sinh vật trong hình là:……………………………………
Từ đó, rút ra môi trường sống của các sinh vật gồm:………………………..
- Những sinh vật có cùng loại môi trường sống là:………………………….
Từ hình 38.1 SGK:
- Nơi sống của các sinh vật trong hình là: con sùng đất, con giun - trong lòng đất; con bò - trên mặt đất; con sâu - trong thân cây; cây đước - đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ; cây gỗ, cỏ,… - trên mặt đất; cá - trong nước; vi khuẩn đường ruột - trong đường ruột của người.
Từ đó, rút ra môi trường sống của các sinh vật gồm: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.
- Những sinh vật có cùng loại môi trường sống là:
+ Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.
+ Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.
+ Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.
+ Môi trường dưới nước: Cá.
Câu 2:
17/07/2024Các loại môi trường sống của sinh vật và ví dụ một số sinh vật sống trong mỗi loại môi trường đó.
Môi trường sống |
Sinh vật |
|
|
|
|
|
|
|
|
Các loại môi trường sống của sinh vật và ví dụ một số sinh vật sống trong mỗi loại môi trường đó.
Môi trường sống |
Sinh vật |
Môi trường trên cạn |
Trâu, bò, gà, mèo, hươu, hổ, ngựa, gấu, châu chấu, cây bàng, cây dương xỉ, cây đào, cây táo,… |
Môi trường dưới nước |
Cá mè, cá chép, bạch tuộc, mực, tôm, cá voi, san hô, cây rong đuôi chó,… |
Môi trường trong đất |
Giun đất, sùng đất, chuột chù, sên ma,… |
Môi trường sinh vật |
Giun đũa, giun kim, sán dây, sán lá gan, rận, chấy,… |
Câu 3:
13/07/2024Từ hình 38.2 SGK cho thấy:
- Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là:…………………………………………
- Trong các nhân tố đó:
+ Nhân tố vô sinh là:…………………….
+ Nhân tố hữu sinh là:…………………..
Từ hình 38.2 SGK cho thấy:
- Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là: ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, con người, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất.
- Trong các nhân tố đó:
+ Nhân tố vô sinh là: ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm.
+ Nhân tố hữu sinh là: con người, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất.
Câu 4:
18/07/2024Phân biệt nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh:…………………………….
Ví dụ:……………………………………………………….
- Phân biệt nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh:
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường; các nhân tố này tác động đến đặc điểm hình thái, chức năng sinh lí và tập tính của sinh vật.
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố sống tác động đến sinh vật; các nhân tố này tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường (quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hoặc đối địch).
- Ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,… là các nhân tố vô sinh tác động đến cây xanh; cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm;…
Câu 5:
22/07/2024Từ hình 38.3 SGK cho thấy:
- Đặc điểm thích nghi của gấu với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực là:……………
- Đặc điểm thích nghi của xương rồng với điều kiện khô hạn ở sa mạc là:…………
Từ hình 38.3 SGK cho thấy:
- Đặc điểm thích nghi của gấu với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực là: có bộ lông và lớp mỡ dày, không có lông mi, bộ lông màu trắng, có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.
- Đặc điểm thích nghi của xương rồng với điều kiện khô hạn ở sa mạc là: lá biến đổi thành gai, thân mọng nước, rễ nông và lan rộng.
Câu 6:
15/07/2024Từ hình 38.4 cho thấy cá rô phi có thể:
- Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ:…………………………………………...
- Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ:…………………………..
- Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ:…………………………………….
Từ hình 38.4 cho thấy cá rô phi có thể:
- Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ: 5,6 oC – 42 oC.
- Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ: 20 oC – 35 oC.
- Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ: 30 oC.
Câu 7:
13/07/2024Ưu điểm của cây trồng trong nhà lưới hoặc trong nhà kính là:…………………………….
Ưu điểm của cây trồng trong nhà lưới hoặc trong nhà kính là: hạn chế được sự tác động xấu của các nhân tố sinh thái từ môi trường tự nhiên; đồng thời, có thể chủ động điều chỉnh các nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… để giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.
Câu 8:
16/07/2024Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo đúng thời vụ thường đạt năng suất cao vì:……………………….
Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo đúng thời vụ thường đạt năng suất cao vì: Khi trồng cây đúng thời vụ, cây trồng sẽ có các nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… phù hợp, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.
Câu 9:
13/07/2024Lấy ví dụ nhân tố sinh thái vô sinh tác động đến hình thái của sinh vật.
Ví dụ nhân tố sinh thái vô sinh tác động đến hình thái của sinh vật: Thực vật sống ở những nơi có ánh sáng mạnh, lá cây thường có phiến lá nhỏ, cứng, màu xanh nhạt, lá mọc xiên. Thực vật sống ở những nơi có ánh sáng yếu (ví dụ dưới tán cây), lá cây thường có phiến lá rộng, mỏng, màu xanh đậm, lá nằm ngang,…
Câu 10:
23/07/2024Lấy ví dụ chứng minh con người là nhân tố sinh thái đặc biệt.
Ví dụ chứng minh con người là nhân tố sinh thái đặc biệt: Con người có thể chặt phá rừng làm biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật khác nhưng cũng có thể chủ động trồng và bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường sống và đa dạng sinh học.
Câu 11:
13/07/2024Con người có thể vận dụng kiến thức về giới hạn sinh thái để làm được điều nào sau đây?
(1) Lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương.
(2) Tạo giống vật nuôi, cây trồng mới.
(3) Tạo điều kiện sống thuận lợi cho giống vật nuôi và cây trồng, từ đó tăng năng suất.
(4) Lựa chọn được giống cây trồng phù hợp với các mùa trong năm.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Đáp án đúng là: D
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không tồn tại được. Do đó, con người có thể vận dụng kiến thức về giới hạn sinh thái để:
(1) Lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương.
(3) Tạo điều kiện sống thuận lợi cho giống vật nuôi và cây trồng, từ đó tăng năng suất.
(4) Lựa chọn được giống cây trồng phù hợp với các mùa trong năm.