Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 3. Năng lượng trong dao động điều hoà

Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 3. Năng lượng trong dao động điều hoà

Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 3. Năng lượng trong dao động điều hoà

  • 49 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Tiến hành thí nghiệm như mô tả trong Hình 3.1. Đặt một tấm gỗ cố định lên tường, đưa vật nặng của con lắc đơn đến vị trí tiếp xúc với tấm gỗ và thả nhẹ để vật nặng bắt đầu chuyển động không vận tốc ban đầu. Khi dao động, vật nặng có va chạm vào tấm gỗ hay không? Vì sao? Trong quá trình dao động, vật nặng có những dạng năng lượng gì và sự chuyển hoá giữa chúng như thế nào?

Tiến hành thí nghiệm như mô tả trong Hình 3.1. Đặt một tấm gỗ cố định lên tường, đưa vật nặng của con lắc đơn đến vị trí tiếp xúc với tấm gỗ và thả nhẹ để vật nặng bắt đầu chuyển động không vận tốc ban đầu. Khi dao động, vật nặng có va chạm vào tấm gỗ hay không? Vì sao? Trong quá trình dao động, vật nặng có những dạng năng lượng gì và sự chuyển hoá giữa chúng như thế nào? (ảnh 1)
Xem đáp án

Nếu trong quá trình dao động, ta bỏ qua mọi ma sát thì vật nặng sẽ chạm vào tấm gỗ như lúc bắt đầu thả, khi đó coi như chỉ có sự chuyển hoá qua lại giữa động năng và thế năng.

Tuy nhiên về mặt thực tế thì không có trường hợp nào là hoàn toàn lí tưởng, nên sau mỗi chu kì dao động, năng lượng sẽ được chuyển hoá một phần thành năng lượng hao phí (nhiệt năng, năng lượng âm thanh) nên vật nặng không chạm vào tấm gỗ mà càng ngày càng có xu hướng trở về trạng thái cân bằng.


Câu 2:

21/07/2024

Dựa vào công thức (3.2) và Hình 3.2, mô tả sự thay đổi của thế năng trong một chu kì dao động của vật.

Dựa vào công thức (3.2) và Hình 3.2, mô tả sự thay đổi của thế năng trong một chu kì dao động của vật.   (ảnh 1)
Xem đáp án

Công thức (3.2): Wt=12mω2A2cos2ωt+φ0

Đồ thị thế năng – thời gian cũng có dạng hình sin.

Từ đồ thị ta thấy:

Tại thời điểm ban đầu, thế năng cực đại

Tại thời điểm T4, thế năng bằng 0

Tại thời điểm T2, thế năng cực đại

Tại thời điểm 3T4, thế năng bằng 0

Tại thời điểm T, thế năng cực đại.


Câu 3:

15/07/2024

So sánh chu kì, tần số biến thiên của thế năng với chu kì, tần số dao động của vật.

Xem đáp án

Thế năng biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc bằng 2 lần tần số góc của li độ nên khi đó chu kì, tần số biên thiên của thế năng T'=T2;f'=2f.


Câu 5:

13/07/2024

Dựa vào công thức (3.5) và Hình 3.3, mô tả sự thay đổi của động năng trong một chu kì dao động của vật.

Dựa vào công thức (3.5) và Hình 3.3, mô tả sự thay đổi của động năng trong một chu kì dao động của vật.   (ảnh 1)
Xem đáp án

Công thức (3.5): Wd=12mω2A2sin2ωt+φ0

Đồ thị động năng – thời gian cũng có dạng hình sin.

Từ đồ thị ta thấy:

+ Tại thời điểm ban đầu, động năng bằng 0

+ Tại thời điểm T4, động năng cực đại

+ Tại thời điểm T2, động năng bằng 0

+ Tại thời điểm 3T4, động năng cực đại

+ Tại thời điểm T, động năng bằng 0.


Câu 6:

15/07/2024

So sánh pha dao động của thế năng và động năng khi vật dao động điều hoà.

Xem đáp án

Trong quá trình vật dao động, khi động năng cực đại thì thế năng cực tiểu, khoảng thời gian ngắn nhất để chúng có cùng trạng thái là Δt=T4nên độ lệch pha là Δφ=2πT.T4=π2rad. Tức là động năng và thế năng vuông pha với nhau.


Câu 8:

18/07/2024

Quan sát Hình 3.5 và mô tả sự thay đổi của động năng và thế năng khi vật dao động di chuyển từ biên âm đến biên dương.

Quan sát Hình 3.5 và mô tả sự thay đổi của động năng và thế năng khi vật dao động di chuyển từ biên âm đến biên dương.   (ảnh 1)
Xem đáp án

- Khi vật ở vị trí biên âm, thế năng cực đại và đang giảm, động năng bằng 0 và đang tăng.

- Khi vật ở VTCB, thế năng bằng 0 và đang tăng, động năng cực đại và đang giảm.

- Khi vật ở vị trí biên dương, thế năng cực đại, động năng bằng 0.

- Trong quá trình vật di chuyển từ biên âm đến dương thì có 2 thời điểm động năng bằng thế năng (vị trí giao nhau của đồ thị).


Câu 9:

23/07/2024

Quan sát Hình 3.5 và 3.6, nhận xét về độ lớn của động năng, thế năng và cơ năng trong quá trình dao động điều hoà của vật.

Quan sát Hình 3.5 và 3.6, nhận xét về độ lớn của động năng, thế năng và cơ năng trong quá trình dao động điều hoà của vật.     (ảnh 1)
Xem đáp án

Độ lớn của động năng và thế năng thay đổi liên tục theo thời gian, khi động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại nhưng cơ năng luôn được bảo toàn.


Câu 10:

20/07/2024

Dựa vào biểu thức (3.2) và (3.5), hãy thiết lập biểu thức (3.7).

Xem đáp án

Công thức (3.2): Wt=12mω2A2cos2ωt+φ0

Công thức (3.5): Wd=12mω2A2sin2ωt+φ0

Cơ năng:

W=Wd+Wt=12mω2A2sin2ωt+φ0+12mω2A2cos2ωt+φ0=12mω2A2

Với sin2ωt+φ0+cos2ωt+φ0=1


Câu 11:

23/07/2024

Xét một vật bắt đầu dao động điều hoà từ vị trí cân bằng, hãy chỉ ra những khoảng thời gian trong một chu kì dao động mà:

a) thế năng tăng dần trong khi động năng giảm dần.

b) thế năng giảm dần trong khi động năng tăng dần.

Xem đáp án

Vật bắt đầu dao động từ vị trí cân bằng, tại vị trí cân bằng động năng cực đại, thế năng bằng 0 và tại vị trí biên thì động năng bằng 0 và thế năng cực đại.

a) Thế năng tăng dần trong khi động năng giảm dần tương ứng với các khoảng thời gian từ 0 đến T4 và T2 đến 3T4.

b) Thế năng giảm dần trong khi động năng tăng dần tương ứng với các khoảng thời gian từ T4đến T23T4đến T.


Câu 12:

19/07/2024

Biết phương trình li độ của một vật có khối lượng 0,2 kg dao động điều hoà là x=5cos20tcm.

a) Tính cơ năng trong quá trình dao động.

b) Viết biểu thức thế năng và động năng.

Xem đáp án

a) Từ phương trình dao động điều hoà xác định được các đại lượng:

+ Biên độ A = 5 cm

+ Tốc độ góc: ω=20rad/s

Cơ năng của vật trong quá trình dao động: W=12mω2A2=12.0,2.202.0,052=0,1J

b) Biểu thức thế năng: Wt=12mω2A2cos2ωt+φ0=0,1cos220t

Biểu thức động năng: Wd=12mω2A2sin2ωt+φ0=0,1sin220t


Câu 13:

16/07/2024

Một hệ dao động điều hoà với chu kì 2 s. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Thời điểm hệ bắt đầu dao động thì động năng và thế năng bằng nhau lần thứ nhất. Hỏi sau bao lâu kể từ khi hệ bắt đầu dao động, động năng và thế năng bằng nhau lần thứ hai?

Xem đáp án
Một hệ dao động điều hoà với chu kì 2 s. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Thời điểm hệ bắt đầu dao động thì động năng và thế năng bằng nhau lần thứ nhất. Hỏi sau bao lâu kể từ khi hệ bắt đầu dao động, động năng và thế năng bằng nhau lần thứ hai? (ảnh 1)

- Dựa vào đồ thị ta có thể thấy những vị trí giao nhau của 2 đồ thị chính là thời điểm cho biết động năng và thế năng bằng nhau. Từ đó ta có thể thấy sau mỗi khoảng thời gian ngắn nhất là T4 thì động năng và thế năng lại bằng nhau.

- Áp dụng vào bài toán, thời điểm hệ bắt đầu dao động thì động năng và thế năng bằng nhau lần thứ nhất, sau khoảng thời gian T4=24=0,5s kể từ khi hệ bắt đầu dao động, động năng và thế năng bằng nhau lần thứ hai.


Câu 14:

13/07/2024

Xét một vật bắt đầu dao động điều hoà từ vị trí cân bằng theo chiều âm của trục toạ độ. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Hãy vẽ phác đồ thị thể hiện sự phụ thuộc vào thời gian của động năng và thế năng trong hai chu kì dao động trên cùng một hệ trục toạ độ. Chỉ ra trên đồ thị những thời điểm mà động năng và thế năng có độ lớn bằng nhau.

Xem đáp án

Thời điểm ban đầu vật bắt đầu dao động điều hoà từ vị trí cân bằng theo chiều âm của trục toạ độ nên động năng cực đại, thế năng cực tiểu.

Đồ thị động năng, thế năng:

Xét một vật bắt đầu dao động điều hoà từ vị trí cân bằng theo chiều âm của trục toạ độ. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Hãy vẽ phác đồ thị thể hiện sự phụ thuộc vào thời gian của động năng và thế năng trong hai chu kì dao động trên cùng một hệ trục toạ độ. Chỉ ra trên đồ thị những thời điểm mà động năng và thế năng có độ lớn bằng nhau. (ảnh 1)

Những điểm trên đồ thị có động năng = thế năng là những điểm giao nhau của đồ thị, tại các thời điểm T4;3T4;5T4;7T4;9T4;...


Bắt đầu thi ngay