Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 CTST Bài 2. Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số

Giải SGK Toán 8 CTST Bài 2. Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số

Giải SGK Toán 8 CTST Bài 2. Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số

  • 75 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

22/07/2024

Tìm tọa độ của các điểm O, E, F trong Hình 4.

Tìm tọa độ của các điểm O, E, F trong Hình 4. (ảnh 1)
Xem đáp án

Qua E kẻ các đường thẳng vuông góc với hai trục tọa độ, các đường này cắt Ox tại điểm −3 và cắt Oy tại điểm 4. Ta được tọa độ điểm E là (−3; 4).

Qua O kẻ các đường thẳng vuông góc với hai trục tọa độ, các đường này cắt Ox tại điểm 0 và cắt Oy tại điểm 0. Ta được tọa độ điểm O là (0; 0).

Qua F kẻ các đường thẳng vuông góc với hai trục tọa độ, các đường này cắt Ox tại điểm 5 và cắt Oy tại điểm −3. Ta được tọa độ điểm E là (5; −3).


Câu 4:

14/07/2024

Tìm tọa độ vị trí A của con thuyền và B của hòn đảo trong hoạt động khám phá trang 10 Sách giáo khoa Toán lớp 8 Tập 2

Tìm tọa độ vị trí A của con thuyền và B của hòn đảo trong hoạt động khám phá trang 10 Sách giáo khoa Toán lớp 8 Tập 2 (ảnh 1)
Xem đáp án

Qua A kẻ các đường thẳng vuông góc với hai trục tọa độ, các đường này cắt Ox tại 4 và cắt Oy tại 8. Ta được tọa độ A của con thuyền là (4; 8).

Qua B kẻ các đường thẳng vuông góc với hai trục tọa độ, các đường này cắt Ox tại −3 và cắt Oy tại 7. Ta được tọa độ A của con thuyền là (−3; 7).


Câu 6:

17/07/2024

Vẽ một trục hệ tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm C(3; 0), D(0; −2), E(−3; −4).

Xem đáp án

Các điểm C(3; 0), D(0; 2), E(−3; −4) được xác định trên mặt phẳng tọa độ Oxy như sau:

Vẽ một trục hệ tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm C(3; 0), D(0; −2), E(−3; −4). (ảnh 1)

Câu 8:

13/07/2024

Làm thế nào để biểu diễn hàm số y = f(x) trên mặt phẳng tọa độ?

Xem đáp án

Người ta có thể biểu diễn hàm số y = f(x) một cách trực quan bằng cách vẽ các điểm có tọa độ (x; y) trong mặt phẳng tọa độ.


Câu 9:

13/07/2024

Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x) cho bằng bảng sau:

x

−2

−1

0

1

2

y

2

1

0

−1

−2

Xem đáp án

Đồ thị hàm số là tập hợp các điểm có tọa độ A(−2; 2), B(−1; 1), O(0; 0), D(1; −1), E(2; −2) được vẽ trên mặt phẳng tọa độ sau:

Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x) cho bằng bảng sau: x −2 1 0 1 2 y 2 1 0 −1 −2 (ảnh 1)

Câu 11:

15/07/2024

Vẽ một trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A(−2; 0), B(3; 0), C(4; 0). Em có nhận xét gì về các điểm A, B, C?

Xem đáp án

Xác định được các điểm A(−2; 0), B(3; 0), C(4; 0) trên hệ trục tọa độ Oxy như sau:

Vẽ một trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A(−2; 0), B(3; 0), C(4; 0). Em có nhận xét gì về các điểm A, B, C? (ảnh 1)

Nhận xét: các điểm A(−2; 0), B(3; 0), C(4; 0) đều nằm trên trục hoành và có tung độ bằng 0.


Câu 13:

13/07/2024
Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm M(0; −2), N(0; 1), P(0; 4). Em có nhận xét gì về các điểm M, N, P?
Xem đáp án

Xác định được các điểm M(0; −2), N(0; 1), P(0; 4) trên hệ trục tọa độ Oxy như sau:

Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm M(0; −2), N(0; 1), P(0; 4).  Em có nhận xét gì về các điểm M, N, P? (ảnh 1)

Nhận xét ba điểm M, N, P cùng nằm trên trục tung.


Câu 16:

20/07/2024

Vẽ đồ thị hàm số được cho bởi bảng sau:

x

−3

−1

0

1

2

y

−6

−2

0

2

4

Xem đáp án

Đồ thị hàm số là tập hợp các điểm có tọa độ (−3; −6), (−1; −2), (1; 2), (2; 4) được vẽ trên mặt phẳng tọa độ như sau:

Vẽ đồ thị hàm số được cho bởi bảng sau: x −3 −1 0 1 2 y −6 −2 0 2 4 (ảnh 1)

Câu 17:

13/07/2024

Trong những điểm sau, tìm điểm thuộc đồ thị của hàm số y = 4x:

M(−1; −4); M(1; −4); P14;1 .

Xem đáp án

Thay tọa độ điểm M vào hàm số ta có −4 = 4.( −1) suy ra M thuộc đồ thị hàm số y = 4x.

Thay tọa độ điểm N vào hàm số ta có −4   4.1 suy ra N không thuộc đồ thị hàm số

y = 4x.

Thay tọa độ điểm P vào hàm số ta có 1=14.4 suy ra P thuộc đồ thị hàm số y = 4x.


Bắt đầu thi ngay