Giải SGK Lịch sử 11 Cánh diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Giải SGK Lịch sử 11 Cánh diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
-
107 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
01/10/2024Vậy chủ nghĩa tư bản được xác lập, mở rộng phát triển như thế nào?
* Trả lời:
- Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản
+ Ở châu Âu sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu.
+ Trong thập kỉ 50 - 70 của thế kỉ XX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi, dẫn đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản:
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài. Cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.
+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn phát triển mới (còn được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại).
* Mở rộng:
Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
- Trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mỹ, như: Đấu tranh thống đất nước ở Italia (1859 - 1870); Cải cách nông nô ở Nga (1861); Nội chiến Mỹ (1861 - 1865); Đấu tranh thống nhất đất nước ở Đức (1864 - 1871)…. Nhờ đó, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia này.
- Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.
2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác.
- Đối với các nước đế quốc, thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt:
Thuộc địa là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công;
+ Thuộc địa là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ;
+ Thuộc địa là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.
=> Nhận thức được tầm quan trọng của thuộc địa, sau khi tìm thấy những vùng đất mới, các cường quốc phương Tây đã nhanh chóng tìm cách đánh chiếm và biến thành thuộc địa của mình.
- Trong gần bốn thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
♦ Ở châu Á: đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).
+ Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.
+ Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
+ Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
♦ Ở châu Phi:
+ Vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi.
+ Đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành.
♦ Khu vực Mỹ Latinh:
+ Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
+ Đến đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trưởng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.
b) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
=> Chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.
b) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
=> Chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.
- Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.
♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:
+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Giải Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 2:
25/11/2024Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
* Trả lời:
- Trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mỹ, như: Đấu tranh thống đất nước ở Italia (1859 - 1870); Cải cách nông nô ở Nga (1861); Nội chiến Mỹ (1861 - 1865); Đấu tranh thống nhất đất nước ở Đức (1864 - 1871)…. Nhờ đó, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia này.
- Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.
* Mở rộng:
Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
- Trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mỹ, như: Đấu tranh thống đất nước ở Italia (1859 - 1870); Cải cách nông nô ở Nga (1861); Nội chiến Mỹ (1861 - 1865); Đấu tranh thống nhất đất nước ở Đức (1864 - 1871)…. Nhờ đó, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia này.
- Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.
2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác.
- Đối với các nước đế quốc, thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Thuộc địa là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công;
+ Thuộc địa là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ;
+ Thuộc địa là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.
=> Nhận thức được tầm quan trọng của thuộc địa, sau khi tìm thấy những vùng đất mới, các cường quốc phương Tây đã nhanh chóng tìm cách đánh chiếm và biến thành thuộc địa của mình.
- Trong gần bốn thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
♦ Ở châu Á: đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).
+ Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.
+ Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
+ Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
♦ Ở châu Phi:
+ Vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi.
+ Đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành.
♦ Khu vực Mỹ Latinh:
+ Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
+ Đến đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trưởng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.
b) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
=> Chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.
- Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.
♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:
+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Giải Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 3:
20/07/2024Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây. Thuộc địa có vai trò như thế nào đối với các nước đế quốc?
♦ Yêu cầu số 1: Quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây:
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác.
- Trong gần bốn thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
+ Ở châu Á: đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).
▪ Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.
▪ Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
▪ Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
+ Ở châu Phi: vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi. Đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành.
+ Ở khu vực Mỹ Latinh:
▪ Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
▪ Đến đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trưởng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.
♦ Yêu cầu số 2: Vai trò của thuộc địa đối với các nước đế quốc:
- Đối với các nước đế quốc, thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công;
+ Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ;
+ Là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.
Câu 4:
16/07/2024Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.
+ Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
Câu 5:
14/07/2024Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 4, trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Nêu các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
♦ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.
♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:
+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Câu 6:
16/07/2024Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay. Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới với những đặc điểm mới so với năm đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc mà Lênin đã nêu lên ở đầu thế kỉ XX.
- Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:
+ Độc quyền nhà nước.
+ Có sức sản xuất phát triển cao.
+ Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
+ Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.
Câu 7:
03/12/2024Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
* Trả lời:
- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.
+ Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.
+ Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.
+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.
- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.
+ Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.
+ Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường.
* Mở rộng:
Chủ nghĩa tư bản hiện đại
a) Khái niệm
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới với những đặc điểm mới so với năm đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc mà Lênin đã nêu lên ở đầu thế kỉ XX.
- Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, là:
+ Độc quyền nhà nước.
+ Có sức sản xuất phát triển cao.
+ Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
+ Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.
b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại
* Tiềm năng
- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, cơ sở pháp chế, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,... Sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn đối với sự phát triển của thế giới.
- Một số tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.
+ Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.
+ Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.
+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.
* Thách thức
- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện ở bản chất của chế độ, những mâu thuẫn nội tại: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....
- Một số thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.
+ Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.
+ Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Giải Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 8:
16/11/2024Trình bày suy nghĩ của em về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
* Trả lời:
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển. Những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, khoa học - công nghệ, cơ sở pháp chế, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,... Sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn đối với sự phát triển của thế giới.
- Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, như: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....
* Mở rộng:
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa
- Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới việc tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài:
+ Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
+ Trong số các nước đế quốc, nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất (khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp) được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.
b) Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Trong thế kỉ XIX, sau các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ, chủ nghĩa tư bản tiếp tục quá trình phát triển và mở rộng ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
+ Nửa đầu thế kỉ XIX, tại hàng loạt các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ Latinh đã bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập, đưa đến sự thành lập các quốc gia tư sản mới.
+ Ở châu Á, cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu từ năm 1868, đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa. Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi (1911) đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia lớn nhất, đông dân nhất châu Á.
- Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.
c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
- Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.
- Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến sự hình thành của các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau, như: cácten, xanhđica ở Đức và Pháp, tơrớt ở Mỹ.
- Sự phát triển của các tổ chức độc quyền tạo ra cơ sở vật chất cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Trong giai đoạn này, các tổ chức tư bản độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
2: Chủ nghĩa tư bản hiện đại
a) Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là:
+ Sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.
+ Chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ, có lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất, đồng thời không ngừng điều chỉnh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại
- Tiềm năng
+ Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển,....
+ Chủ nghĩa tư bản đã có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước tư bản phát triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
- Thách thức: Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
+ Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Ví dụ như: tình trạng khủng bố, phân biệt chủng tộc,…
+ Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Giải Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 10:
14/07/2024Nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Đặc điểm mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:
+ Độc quyền nhà nước.
+ Có sức sản xuất phát triển cao.
+ Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
+ Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.
Câu 11:
21/07/2024Chọn và phân tích một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.
(*) Tham khảo: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến đời sống kinh tế - xã hội thế giới
- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế
+ Góp phần chuyển dịch nền kinh tế toàn cầu sang nền kinh tế tri thức.
+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: tăng trưởng mạnh ở các ngành công nghiệp dựa vào đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao hay thương mại điện tử,...; giảm tăng trưởng ở các ngành sản xuất dựa vào khai thác lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Thay đổi phương thức sản xuất theo hướng sản xuất thông minh, góp phần làm giảm chi phí và tiết kiệm thời gian sản xuất dẫn đến hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của doanh nghiệp.
+ Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời và theo hướng cá nhân hoá để phù hợp với từng người tiêu dùng riêng lẻ.
+ Nhiều mô hình kinh tế mới đã ra đời, như: mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số.
- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xã hội
+ Về chất lượng cuộc sống: Cách mạng công nghiệp 4.0 làm tăng năng suất lao động xã hội, từ đó cải thiện đời sống người dân. Thu nhập của người dân được nâng cao; các dịch vụ tiện ích phục vụ cho đời sống ngày càng đầy đủ và tiện nghi; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí,... cũng được phát triển, hiện đại hóa, đa dạng.
+ Về văn hóa: Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,... giúp mọi người tiếp cận lượng thông tin khổng lồ của toàn nhân loại. Các phương tiện truyền thông giúp lan toả các hoạt động văn hóa.
+ Về việc làm: Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những thay đổi lớn về việc làm. Các ngành nghề đòi hỏi đổi mới sáng tạo ngày càng cao; đồng thời giảm thiểu các công việc thủ công có tính chất lặp đi, lặp lại. Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hóa đã được thay thế một phần hoặc hoàn toàn nên đòi hỏi năng lực, trình độ của người lao động phải được nâng cao.
+ Làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo: trong Cách mạng công nghiệp 4.0, lao động làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo sẽ có thu nhập cao, trong khi lao động phổ thông sẽ có thu nhập thấp.
+ Các vấn đề về an ninh xã hội: Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện để các quốc gia ứng phó và xử lí hiệu quả hơn với nhiều thách thức về an ninh, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sự gia tăng kết nối thông qua internet cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin cá nhân.