Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Giải SGK KHTN 7 Bài 19: các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp có đáp án

Giải SGK KHTN 7 Bài 19: các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp có đáp án

Giải SGK KHTN 7 Bài 19: các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp có đáp án

  • 69 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra đối với cây hoa giấy sau một thời gian (khoảng một tháng). Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng đó.

Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng (ảnh 1)
Xem đáp án

- Dự đoán hiện tượng đối với chậu cây hoa giấy đang trồng ngoài sáng vào trong nhà:

+ Hiện tượng: Cây bị héo, vàng lá, úa lá, còi cọc.

+ Giải thích: Khi vào trong nhà các điều kiện môi trường đều có sự thay đổi nhất định đặc biệt là ánh sáng (cường độ ánh sáng trong nhà yếu hơn rất nhiều ngoài trời) → cây thực hiện quá trình quang hợp yếu hơn so với ngoài sáng → các chất hữu cơ tạo ra ít hơn trong khi các chất hữu cơ trong cây lại bị phân giải dần dần → cây thiếu chất dinh dưỡng.

- Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:

Phương trình tổng quát của quang hợp:

         Nước + Carbon dioxide      Ánh sáng, Diệp lục         Chất hữu cơ +   Oxygen

→ Những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp là:

+ Ánh sáng

+ Nước

+ Carbon dioxide


Câu 2:

Lấy ví dụ những cây ưa ánh sáng mạnh và những cây ưa ánh sáng yếu.

Xem đáp án

- Những cây ưa sáng mạnh: cây bàng, cây phượng, cây đào, cây vải, cây mít,…

- Những cây ưa sáng yếu: cây trầu không, cây lá lốt, cây vạn niên thanh, cây thường xuân, cây lưỡi hổ,…


Câu 3:

Quan sát hình 19.2, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu? Vì sao?
Quan sát hình 19.2, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu (ảnh 1)
Xem đáp án

Trong hình 19.1:

- Cây ưa sáng mạnh là cây bạch đàn vì lá bạch đàn nhỏ, có phiến dày, màu xanh nhạt hơn → để vừa thu được đủ lượng ánh sáng cần thiết vừa giúp lá cây không bị đốt nóng khi cường độ ánh sáng quá mạnh.

- Cây ưa sáng yếu là cây trầu không, vì lá trầu không có phiến lá rộng, mỏng, màu xanh đậm (chứa nhiều lục lạp) → để thu được nhiều ánh sáng nhất có thể trong điều kiện ánh sáng yếu.


Câu 4:

Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

Xem đáp án

Thời gian chiếu sáng có thể ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của cây trồng. Một số cây trồng chỉ sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả trong điều kiện chiếu sáng mạnh và thời gian chiếu sáng đủ (có thể là thời gian chiếu sáng dài hoặc ngắn tùy theo loại cây). Như vậy, việc dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm nhằm cung cấp đủ cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng thích hợp để kích thích quá trình quang hợp tích lũy vật chất trong cây → sẽ giúp cây trưởng và phát triển tốt hơn → thu hoạch sớm hơn và có thể thu hoạch trái vụ (ví dụ: cây thanh long,…).


Câu 5:

Từ kết quả trong bảng 19.1, cho biết ánh sáng mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến quang hợp ở rong đuôi chó như thế nào.

Từ kết quả trong bảng 19.1, cho biết ánh sáng mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến (ảnh 1)
Xem đáp án

Ánh sáng mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến quang hợp ở rong đuôi chó:

- Khi ánh sáng mạnh (khoảng cách từ đèn tới cành rong ngắn) thì cây quang hợp mạnh, giải phóng ra nhiều khí Oxygen (số lượng bọt khí nhiều).

- Khi ánh sáng yếu (khoảng cách từ đèn tới cành rong dài) thì cây quang hợp yếu, giải phóng ra ít khí Oxygen (số lượng bọt khí ít).


Câu 6:

Vì sao nhiều giống cây trồng muốn thu năng suất cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày? Nêu ví dụ.

Xem đáp án

- Nhiều giống cây trồng muốn thu năng suất cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày, vì: Trồng quá dày khiến cây thu nhận được ít ánh sáng hơn → Quá trình quang hợp diễn ra yếu, chất hữu cơ tạo thành ít hơn → Năng suất cây trồng thấp.

- Ví dụ: cây ngô, cây lúa,… khi trồng với mật độ quá dày thì cây sẽ cao vống lên nhưng thân còi cọc; sản lượng ngô, lúa thu được thấp.


Câu 7:

Vì sao nhiều giống cây cảnh trồng ở chậu để trong nhà vẫn xanh tốt? Nêu ví dụ.

Xem đáp án

- Nhiều giống cây cảnh trồng trong chậu để trong nhà vẫn xanh tốt, vì: Những cây cảnh này có nhu cầu ánh sáng không cao (ưa sáng yếu) nên khi đặt trong nhà vẫn có thể quang hợp được và phát triển xanh tốt.

- Ví dụ: cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ,…


Câu 8:

Đọc thông tin ở bảng 19.2, cho biết ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ.

Đọc thông tin ở bảng 19.2, và cho biết ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp (ảnh 1)
Xem đáp án

Ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ:

- Nồng độ Carbon dioxide càng tăng lên trong giới hạn từ 0,03% → 0,1% thì cường độ quang hợp ở hai cây tăng lên.

- Nhưng khi nồng độ carbon dioxide tăng lên quá cao (0,4%) thì cường độ quang hợp ở cả hai cây đều giảm.


Câu 9:

So sánh cường độ quang hợp của cây đậu xanh và cây bí đỏ ở cùng một hàm lượng carbon dioxide. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?

So sánh cường độ quang hợp của cây đậu xanh và cây bí đỏ ở cùng một hàm lượng (ảnh 1)
Xem đáp án

- So sánh cường độ quang hợp của cây đậu xanh và cây bí đỏ ở cùng một nồng độ carbon dioxide: Ở cùng nồng độ carbon dioxide, cường độ quang hợp của cây đậu xanh luôn thấp hơn cường độ quang hợp của cây bí đỏ.

- Kết luận: Ở cùng một nồng độ carbon dioxide, thì cường độ quang hợp ở mỗi loại cây là khác nhau.


Câu 10:

Nêu ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của cây xanh.

Xem đáp án

- Vai trò của nước trong quá trình quang hợp:

+ Nước là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp ở cây xanh.

+ Nước là thành phần chiếm nhiều nhất trong cây, là “phương tiện” để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây.

+ Nước điều tiết khí khổng đóng mở giúp cho CO2 khuếch tán vào lá đến lục lạp.

+ Nước tham gia điều hòa nhiệt độ của cây giúp quang hợp diễn ra bình thường.

- Từ những vai trò trên cho thấy ảnh hưởng của nước đến quang hợp của cây xanh:

+ Nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây xanh. Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường. Khi cây thiếu nước, cây thiếu nguyên liệu quang hợp đồng thời khí khổng đóng lại, lượng carbon dioxide khuếch tán vào lá cây giảm dẫn tới quang hợp giảm.

+ Nhu cầu nước của thực vật phụ thuộc vào từng loài cây và từng giai đoạn phát triển khác nhau.


Câu 11:

Lấy ví dụ cây có nhu cầu nước khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển.

Xem đáp án

Ví dụ cây có nhu cầu nước khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển:

 - Cây mía: khi mới trồng cần tưới nước thường xuyên, đến khi có đốt thì không cần tưới nước nữa.

- Cây lúa nước: từ khi gieo sạ đến 30 ngày tuổi là giai đoạn đẻ nhánh, nên cây lúa cần nước nhiều;  từ 40 ngày tuổi trở đi, cây lúa chuẩn bị bước vào thời kỳ đòng trổ, cần ít nước hơn giai đoạn đẻ nhánh; khi lúa chín hoàn toàn, cây không cần quá nhiều nước (có thể để chân ruộng trồng khô).


Câu 12:

Kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước ở địa phương.

 

Xem đáp án

Ở địa phương:

 - Cây cần nhiều nước: cây lúa, cây rau muống nước, cây cải, cây rau cần,…

- Cây cần ít nước: cây xương rồng, cây lạc, cây nha đam, cây sen đá,…

Câu 13:

Vì sao trong trồng trọt muốn thu được năng suất cao thì cần tưới đủ nước cho cây trồng?

Xem đáp án

Trong trồng trọt muốn thu được năng suất cao thì cần tưới đủ nước cho cây vì:

- Quang hợp tạo ra chất hữu cơ nên quang hợp đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định năng suất của cây trồng.

 

- Nước vừa là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp vừa là yếu tố quyết định khả năng trao đổi khí qua khí khổng, khả năng vận chuyển các chất trong cây. Do đó, nước có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.

Tưới đủ nước giúp cây quang hợp hiệu quả → Cây sinh trưởng phát triển tốt, tạo thành nhiều chất hữu cơ giúp thu được năng suất cao.


Câu 14:

Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật.

Xem đáp án

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật:

- Quang hợp ở cây xanh diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20 – 30oC.

- Khi nhiệt độ giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bình thường của các phản ứng trong quang hợp → đều khiến quá trình quang hợp giảm hoặc ngừng lại.


Câu 15:

Đọc thông tin bảng 19.3, cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua. Cây quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ nào?

Đọc thông tin bảng 19.3, cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua.  (ảnh 1)
Xem đáp án

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua: Ở các nhiệt độ khác nhau, cường độ quang hợp của cây cà chua sẽ khác nhau.

- Cà chua quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ 21oC.

- Khi nhiệt độ thấp (13oC) cây quang hợp yếu.

- Khi nhiệt độ quá cao (35oC), quá trình quang hợp bị ngưng trệ.


Câu 16:

Có phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng lên theo không?

Có phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng lên theo không? (ảnh 1)
Xem đáp án

Không phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng. Nếu nhiệt độ tăng cao quá sẽ khiến cho các hạt diệp lục bị phân hủy, các enzyme xúc tác cho các phản ứng quang hợp bị biến tính → quá trình quang hợp bị ngưng trệ.


Câu 17:

Vì sao trong thực tiễn người ta cần chống nóng và chống rét cho cây trồng? Nêu ví dụ biện pháp chống nóng, chống rét cho cây.
Xem đáp án

- Phải chống nóng và chống rét cho cây vì các biện pháp chống nóng, chóng rét cho cây có tác dụng tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho quá trình quang hợp, cây sẽ tạo được nhiều chất hữu cơ, giúp cây lớn nhanh và sinh trưởng tốt.

- Ví dụ biện pháp chóng nóng, chống rét cho cây:

+ Ví dụ biện pháp chống nóng cho cây: tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát; làm mái che, giàn che,…

+ Ví dụ biện pháp chống rét cho cây: ủ ấm gốc cây, bón thêm phân lân và phân kali,…


Câu 18:

Người trồng cây ăn quả, rau và hoa trong nhà kính tìm cách cải thiện hiệu quả quang hợp của cây bằng cách sử dụng đèn LED với màu sắc và cường độ ánh sáng phù hợp với từng loài. Giải thích tại sao.

Xem đáp án
Mỗi loài cây sẽ có nhu cầu về ánh sáng khác nhau để thực hiện quá trình quang hợp. Đèn LED trồng cây sẽ thiết kế có ánh sáng tỏa ra có bước sóng đúng với bước sóng ánh sáng quang phổ của cây giúp cây quang hợp, nhờ vậy cây sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng mặt trời.

Câu 19:

Cho biết hậu quả của việc cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn.

Xem đáp án

Hậu quả của việc cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn:

- Gây ra hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất, làm giảm lượng nước ngầm,…

- Gây mất nơi sinh sống, nơi sinh sản của sinh vật,...

- Làm mất đi nguồn thức ăn của nhiều loài động vật.

- Diện tích rừng giảm thì lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính (nhiệt độ Trái Đất tăng lên) kéo theo đó là một loạt các hệ lụy về biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, sóng thần,… đe dọa trực tiếp đến đời sống của con người và các sinh vật khác.


Câu 20:

Quan sát hình 19.4 và đọc thông tin mục II, cho biết:

a) Vai trò của cây xanh, các vai trò này do đâu mà có.

Xem đáp án

a)

- Vai trò của cây xanh :

+ Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh,… cho con người

+ Tổng hợp chất hữu cơ → cung cấp thức ăn và năng lượng cho các sinh vật khác.

+ Hấp thụ khí Carbon dioxide giúp điều hòa khí hậu đồng thời nhả ra khí Oxygen cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật khác.

+ Là nơi sống cho sinh vật khác.

+ Thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong không khí.

+ Chống ngập lụt, xói mòn, sạt lở đất,…

- Các vai trò này bắt nguồn từ đặc điểm và hoạt động sinh lí của thực vật như quá trình quang hợp hay rễ cây bám giữ đất,…


Câu 21:

b) Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
b) Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh. (ảnh 1)
Xem đáp án

Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh:

- Góp phần làm giảm các thảm hoạ lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,…

- Cung cấp đủ nguyên, nhiên liệu cho quá trình sản xuất trong đời sống.

- Cung cấp đủ thức ăn cho các sinh vật.

- Đảm bảo cung cấp nơi sống, nơi sinh sản cho các sinh vật khác.

- Cung cấp đủ khí oxygen cho sự sống.

- Góp phần điều hòa khí hậu, giảm hiệu ứng nhà kính.


Câu 22:

Viết một đoạn văn ngắn về phong trào trồng và bảo vệ cây xanh.
Xem đáp án

        Sau Tết vừa rồi, trường em có phát động ngày lễ trồng cây cho toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường. Cô giáo chủ nhiệm đã phổ biển trước cho chúng em một tuần để mỗi bạn chuẩn bị một cây giống nhỏ, một chiếc xẻng để mang đến trường. Trong ngày lễ, các bạn học sinh đến rất đông, các thầy cô cũng mang rất nhiều cây giống tới. Sau đó, thầy cô tập trung học sinh thành hàng và dẫn chúng em ra vườn sau của trường. Ở đây, đất đã được phân thành ô nhỏ và được đào hố sẵn.Thầy cô hướng dẫn cho chúng em cách đặt cây vào hố và lấp đất, tưới cây. Mọi người đều rất hăng hái với công việc, tuy ban đầu còn bỡ ngỡ nhưng sau đó mọi thứ cũng đã thành thục hơn. Thầy cô nói số cây được trồng ở đây đến khi lớn hơn sẽ được vận chuyển ra các đường cao tốc và các khu dân cư trong thành phố giúp thành phố thêm xanh hơn, không khí trong lòng hơn. Đây đúng là một buổi hoạt động ý nghĩa và khó quên.


Câu 23:

Em phải làm gì để góp phần trồng thêm nhiều cây xanh và bảo vệ cây xanh?

Xem đáp án

Để góp phần trồng thêm nhiều cây xanh, em cần:

- Hưởng ứng các phong trào trồng cây gây rừng.

- Tuyên truyền mọi người không chặt phá cây cối, chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi.

- Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia trồng cây.


Câu 24:

Dựa vào phương trình quang hợp, giải thích vai trò của cây xanh trong tự nhiên.

Xem đáp án

- Phương trình quang hợp:

Nước + Carbon dioxide      Ánh sáng, Diệp lục         Chất hữu cơ +   Oxygen

- Từ phương trình quang hợp giải thích vai trò của cây xanh trong tự nhiên:

+ Cây xanh hấp thụ khí Carbon dioxide, nhả ra khí Oxygen → làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp điều hòa khí hậu, cung cấp Oxygen cho sự sống.

+ Hệ rễ cây cắm sâu dưới đất để lấy nước và các khoáng chất cung cấp cho quá trình quang hợp → Góp phần làm giảm các thảm hoạ lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,…

+ Cây xanh tạo ra chất hữu cơ → Cung cấp thức ăn cho các sinh vật.

+ Cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ → Giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.


Câu 25:

Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ:

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Xem đáp án

- Bác khuyên mọi người khi hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ mang lại lợi ích rất lớn với môi trường, con người, góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

- Đặc biệt, mùa xuân có thời tiết ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Như vậy, đây chính là thời điểm thuận lợi nhất để tiến hành trồng cây.

→ Từ hai câu thơ của Bác Hồ cho thấy Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đất nước nói chung và mỗi người nói riêng.


Bắt đầu thi ngay