Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người có đáp án
Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người có đáp án
-
101 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn nào nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao?
- Một số loại thức ăn em yêu thích như: gà rán, khoai tây chiên, mì cay, bánh kem, bim bim, hoa quả, rau xanh,…
- Nên ăn hoa quả và rau xanh thường xuyên vì chúng là các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ,…; giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh như bệnh tim, huyết áp cao, đường ruột, ung thư,…; giúp kiểm soát cân nặng và cung cấp năng lượng cho cơ thể;…
- Nên hạn chế sử dụng thực phẩm chiên xào và đồ ngọt vì nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch,…
Câu 2:
22/07/2024Quan sát hình 29.1, qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành những chất gì để tế bào và cơ thể có thể hấp thu được?
Qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành các chất mà tế bào và cơ thể có thể hấp thu được là: đường đơn, glycerol và acid béo, amino acid, vitamin, chất khoáng, nước.
Câu 3:
22/07/2024Quan sát hình 29.2:
a) Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh.
a) Thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh:
- Giá trị dinh dưỡng trong 1 chiếc bánh: 20 g - Tổng chất béo: 6 g - Cholesterol: 4 mg - Sodium: 160 mg - Tổng Carbohydrate: 19 g |
- Chất xơ: 1 g - Đường: 5 g - Chất đạm: 2 g - Vitamin D: 0,6 mcg - Calcium: 26 mg |
Câu 4:
23/07/2024b) Thông tin trong bảng có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng?
b) Ý nghĩa của các thông tin trong bảng đối với người tiêu dùng: Giúp người tiêu dùng xác định thành phần dinh dưỡng cụ thể trong thực phẩm, dựa vào đó, để lựa chọn sử dụng các sản phẩm phù hợp.
Câu 5:
22/07/20241. Hãy sưu tầm một số bao bì thực phẩm, trong đó có bao bì của loại thực phẩm em thường ăn và cho biết các thông tin của sản phẩm theo gợi ý trong bảng 29.1.
Bảng 29.1. Thông tin dinh dưỡng của một số loại thực phẩm
Tên sản phẩm |
Năng lượng |
Protein |
Lipid |
Carbohydrate |
Vitamin |
Chất khoáng |
|
|
|
|
|
|
|
1. Thông tin của một số sản phẩm:
Tên sản phẩm |
Năng lượng |
Protein |
Lipid |
Carbohydrate |
Vitamin |
Chất khoáng |
Bánh chocopie (33 g) |
140 |
1 g |
3,5 g |
22 g |
0 |
- Natri: 80 mg - Calcium: 16 mg - Sắt: 1 mg - Kali: 45 mg |
Hạt granola (30 g) |
131 |
4 g |
6,8 g |
13,4 g |
0 |
- Natri: 14,4 mg - Calcium: 17,6 mg - Sắt: 1,1 mg - Kali: 148 mg |
Bim bim (30 g) |
160 |
1,5 g |
10 g |
17 g |
0 |
- Natri: 175 mg |
Câu 6:
15/07/20242. Theo em trong các sản phẩm trên, sản phẩm nào nên ăn thường xuyên, sản phẩm nào nên ăn hạn chế? Vì sao?
2. Theo em, có thể ăn hạt granola thường xuyên và nên hạn chế ăn bim bim và bánh ngọt. Vì trong các loại hạt có chứa lượng dinh dưỡng và khoáng chất cao, có lợi cho sức khỏe; còn trong bim bim và bánh ngọt chứa nhiều muối và đường, không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Câu 7:
13/07/2024Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho bản thân và những người trong gia đình em.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí cần phù hợp với nhu cầu cơ thể (tùy theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động của cơ thể, tình trạng bệnh tật). Căn cứ vào đó, học sinh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho bản thân và những người trong gia đình.
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam/ngày
(Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2016)
Câu 8:
13/07/2024Quan sát bảng 29.2 và 29.3, cho biết:
a) Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng nào?
a) Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng là: Carbohydrate (chất đường bột), protein (chất đạm), lipid (chất béo), vitamin và khoáng chất.
Câu 9:
23/07/2024b) Loại thực phẩm nào cần được ăn nhiều nhất, loại nào ăn ít nhất? Vì sao?
b)
- Loại thực phẩm cần ăn nhiều nhất là ngũ cốc. Vì ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất, chứa ít chất béo và đặc biệt không chứa cholesterol nên vừa đảm bảo nhu cầu của cơ thể vừa không gây hại cho sức khỏe của cơ thể.
- Loại thực phẩm cần ăn ít nhất là đường và muối. Vì đường và muối là loại cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ, nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể.
Câu 10:
16/07/2024Quan sát hình 29.3, nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hóa. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng như thế nào?
Chức năng các cơ quan của hệ tiêu hóa:
|
Cơ quan |
Chức năng |
Ống tiêu hóa |
Khoang miệng |
Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn. |
Hầu (họng) và thực quản |
Tham gia cử động nuốt, cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày. |
|
Dạ dày |
Có tuyến vị tiết dịch vị. Dự trữ, nghiền và đảo trộn thức ăn. |
|
Ruột non |
Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển. Hấp thu các chất dinh dưỡng. |
|
Ruột già |
Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất cặn bã xuống trực tràng. Tạo phân. |
|
Hậu môn |
Thải phân. |
|
Tuyến tiêu hóa |
Tuyến nước bọt |
Tiết nước bọt giúp làm ẩm thức ăn, chứa enzyme amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột. |
Tuyến vị |
Tiết dịch vị chứa HCl và enzyme pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin (tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh. |
|
Gan |
Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hóa lipid. Đào thải độc tố. |
|
Túi mật |
Dự trữ dịch mật. |
|
Tuyến tụy |
Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate. |
|
Tuyến ruột |
Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate. |
- Sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng: Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản. Những chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu và mạch bạch huyết ở ruột non. Những chất không được tiêu hóa và hấp thu được thải ra ngoài qua hậu môn.
Câu 11:
19/07/2024Ở cơ quan nào, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa tiêu hóa hóa học?
Thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa được tiêu hóa hóa học trong các cơ quan là: miệng, dạ dày.
- Trong khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nhai nghiền và một phần tinh bột được tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase trong nước bọt.
- Trong dạ dày, thức ăn được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nghiền, đảo trộn và protein được tiêu hóa hóa học nhờ enzyme pepsin trong dịch vị.
Câu 12:
19/07/2024Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Thực phẩm ôi thiu, bị nấm mốc.
- Thực phẩm chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng.
- Thực phẩm bị nhiễm các kim loại nặng như chì, thủy ngân,…
- Thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên như cá nóc, nấm có độc, lá ngón,…
Câu 13:
22/07/2024Nêu thêm một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến.
Một số biện pháp khác trong giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến:
Các khâu |
Biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm |
Khâu sản xuất |
- Sử dụng nguồn nước tưới, thức ăn đảm bảo vệ sinh. - Sử dụng các dụng cụ, thiết bị sạch sẽ, hợp vệ sinh trong sản xuất. -… |
Khâu vận chuyển và bảo quản |
- Đảm bảo phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm; dễ làm sạch; chống được sự ô nhiễm, kể cả khói, bụi và lây nhiễm giữa các thực phẩm với nhau;… - Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. -… |
Khâu sử dụng và chế biến |
- Rửa tay với nước ấm và xà phòng trước khi nấu ăn tầm 20 phút. - Nếu như tóc bạn dài bạn hãy đeo mũ chùm đầu, băng kín những vết thương ở trên tay. - Giữ cho khu chế biến thức ăn gọn gàng và sạch sẽ. -… |
Câu 14:
22/07/2024Nêu tên, nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa.
Tên, nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa:
Tên bệnh |
Nguyên nhân |
Biện pháp phòng |
Ngộ độc thực phẩm |
- Do sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm hóa học, các thực phẩm biến chất, ôi iu hoặc có sẵn độc tố,… |
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí. - Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. - Vệ sinh răng miệng đúng cách. - Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn. - Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. - Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn. - Hạn chế sử dụng chất kích thích. - Vệ sinh răng miệng đúng cách. - Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp. |
Tiêu chảy |
- Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột,… |
|
Giun sán |
- Do môi trường sống ô nhiễm; thói quen ăn thực phẩm sống, rửa chưa sạch; nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng,… |
|
Sâu răng |
- Do vi khuẩn tấn công, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn vặt, sử dụng thực phẩm nhiều đường,… |
|
Táo bón |
- Do chế độ ăn uống không hợp lí (uống ít nước, thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo,…); do mắc các bệnh lí; sử dụng một số loại thuốc;… |
|
Viêm dạ dày |
- Do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, tâm lí căng thẳng,… |
Câu 15:
13/07/2024Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ mắc bệnh sâu răng tại trường em đang học theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.
- Học sinh tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh sâu răng tại trường em đang theo học.
- Câu trả lời tham khảo:
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH SÂU RĂNG
TRONG TRƯỜNG HỌC
1. Kết quả điều tra
STT |
Tên lớp/ chủ hộ |
Tổng số người trong lớp/ gia đình |
Số người mắc bệnh sâu răng |
1 |
Lớp 8A |
36 |
1 |
2 |
Lớp 8B |
35 |
1 |
3 |
Lớp 9B |
33 |
0 |
4 |
Lớp 7A |
34 |
2 |
5 |
Lớp 6C |
32 |
3 |
Tổng |
170 |
7 |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh sâu răng
- Tỉ lệ mắc bệnh sâu răng là: 7/170 = 4,1%.
- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh sâu răng: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc bệnh sâu răng khá cao, có 7 người mắc trên tổng số 170 người được điều tra. Tỉ lệ sâu răng ở các lớp 6, 7 có xu hướng cao hơn các lớp 8, 9.
3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh sâu răng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, lấy sạch mảng bám trên răng.
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: hạn chế ăn đồ nóng, lạnh đột ngột; giảm đồ ăn ngọt; tăng cường ăn rau, củ, quả.
- Khám răng định kì 4 – 6 tháng 1 lần.
Câu 16:
18/07/2024Trình bày các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm gia đình em thường sử dụng. Trong đó, phương pháp nào an toàn? Phương pháp nào có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm? Vì sao?
- Các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm gia đình em thường sử dụng:
+ Bảo quản bằng cách phơi khô, làm lạnh, đông lạnh, muối chua,…
+ Chế biến thực phẩm bằng cách: ăn tái, ăn sống (rau sống, tiết canh, gỏi sống,…); làm chín thức ăn (luộc, hấp, nướng, rán…);…
- Trong các phương pháp trên, phương pháp an toàn là phơi khô, làm lạnh, đông lạnh, làm chín thực phẩm. Chế biến thực phẩm bằng cách ăn tái, sống có thể gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm do chúng có thể chứa vi khuẩn và các kí sinh trùng.
Câu 17:
18/07/2024Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa?
Những biện pháp mà em và người thân trong gia đình thường thực hiện để bảo vệ đường tiêu hóa:
- Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh, uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ngọt, đồ uống có ga.
- Tập trung khi ăn, ăn chậm, nhai kĩ; tạo không khí thoải mái khi ăn.
- Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua,…
- Luyện tập thể dục, thể thao hợp lí, vừa sức.