Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 9: Năng lượng - Bộ Kết nối tri thức
Bài 47: Một số dạng năng lượng
-
730 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Em hãy chỉ ra các dạng năng lượng xuất hiện trong những hiện tượng ở hình trên?
- Các dạng năng lượng xuất hiện trong hiện tượng bắn pháo hoa:
+ Năng lượng âm
+ Năng lượng nhiệt
+ Năng lượng ánh sáng
+ năng lượng hóa học
- Các dạng năng lượng xuất hiện trong hiện tượng trời dông bão có tia sét:
+ Năng lượng ánh sáng
+ Năng lượng điện
+ Năng lượng nhiệt
+ Năng lượng gió
+ Năng lượng âm
Câu 2:
19/07/2024Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng. Sắp xếp những thứ tìm thấy theo các dạng năng lượng sử dụng tương ứng (điện, nhiệt, âm thanh, ánh sáng). Nêu những gì đang xảy ra đối với các vật đó?
- Những vật đang sử dụng năng lượng:
+ Năng lượng điện: Máy tính, quạt, điều hòa
+ Năng lượng nhiệt: Bình nước năng lượng Mặt Trời.
+ Năng lượng âm thanh: Loa.
+ Năng lượng ánh sáng: Cây cảnh.
- Những điều đang xảy ra với các vật đó:
+ Máy tính sử dụng năng lượng điện để hoạt động: màn hình máy tính sáng, nhiệt do máy tính tỏa ra…
+ Quạt sử dụng năng lượng điện để hoạt động: cánh quạt đang chạy tạo ra gió, phát ra âm thanh, động cơ quạt tỏa nhiệt….
+ Điều hòa sử dụng năng lượng điện để hoạt động: nhiệt do điều hòa tỏa ra, quạt gió của điều hòa đang chạy và phát ra âm thanh….
+ Loa của máy tính sử dụng năng lượng âm: màng loa dao động tạo ra âm thanh.
+ Cây cảnh sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để quang hợp giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng để phát triển.
Câu 3:
22/07/2024Gọi tên dạng năng lượng chính được sử dụng trong mỗi tình huống sau đây:
a/ Đọc sách ở sân trường: năng lượng được sử dụng chính là năng lượng ánh sáng.
b/ Chơi cầu trượt: năng lượng được sử dụng chính là thế năng.
c/ Bật máy vi tính: năng lượng chính được sử dụng là năng lượng điện.
Câu 4:
19/07/2024Hãy chọn tên dạng năng lượng (ở cột A) phù hợp với phần mô tả (ở cột B)?
Ví dụ 1 - d
1 – d: Hóa năng lưu trữ trong các hóa chất tạo thành vật (trong thực phẩm, pin, nến, diêm, pháo hoa,…).
2 – a: Nhiệt năng tỏa ra từ Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn sợi đốt,…
3 – e: Năng lượng âm được lan truyền từ một nguồn phát âm (dây đàn, mặt trống, màng loa,…).
4 – b: Điện năng tạo ra từ pin, acquy, máy phát điện, pin mặt trời, thủy điện, sét,…
5 – c: Quang năng phát ra từ Mặt Trời, từ các phản ứng hóa học, từ một số loài động vật (đom đóm, sứa biển)….
Câu 5:
21/07/2024Trình bày trước lớp ý kiến của mình về dạng năng lượng dễ vận chuyển, dễ sử dụng và dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
- Dạng năng lượng dễ vận chuyển:
+ Hóa năng: Ta có thể vận chuyển được năng lượng hóa năng qua việc vận chuyển thức ăn, lương thực, thực phẩm; diêm,…
+ Năng lượng nhiệt: Ta có thể vận chuyển được năng lượng nhiệt qua việc vận chuyển các vật: củi, gỗ, xăng, dầu, gas….
- Dạng năng lượng dễ sử dụng:
+ Năng lượng điện: Ta có thể sử dụng dễ dàng năng lượng điện qua việc ta sử dụng ti vi, điều hòa, quạt điện.
+ Năng lượng ánh sáng: Ta có thể sử dụng dễ dàng năng lượng điện qua việc ta sử dụng ánh sáng từ Mặt Trời, bóng đèn…
- Dạng năng lượng dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác:
+ Năng lượng hóa năng: Ta thấy năng lượng điện dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. Ví dụ như: năng lượng hóa năng chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng khi chúng ta quẹt diêm, năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành năng lượng nhiệt khi chúng ta phơi nắng ở ngoài trời,…
Bài thi liên quan
-
Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng
-
9 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng
-
12 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 49: Năng lượng hao phí
-
7 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 50: Năng lượng tái tạo
-
8 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
-
8 câu hỏi
-
30 phút
-