Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 8: Lực trong đời sống - Bộ Kết nối tri thức
Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn
-
912 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Theo truyền thuyết, vào một ngày đẹp trời năm 1666, khi Niu-tơn đang ngồi suy nghĩ dưới bóng mát của một cây táo trong vườn, thì thấy một quả táo chín rơi. Theo em, hiện tượng này đã làm ông sinh ý tưởng gì về lực?
Khi thấy quả táo rơi, ông đã đưa ra câu hỏi: Tại sao quả táo luôn rơi xuống mặt đất khi rụng khỏi cành cây, thay vì rơi ngang hoặc bay ngược lên. Khi đó, ông đã nảy sinh ý tưởng về một lực hút của Trái đất với vạn vật.
Câu 2:
17/07/2024Tìm thêm ví dụ về lực hút của Trái Đất.
Ví dụ về lực hút Trái Đất:
- Thả viên phấn từ trên cao rơi xuống đất nhờ lực hút của Trái đất.
- Cuốn sách nằm yên trên bàn do lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách cân bằng với lực nâng của bàn.
- Ném một quả bóng lên cao, ta thấy quả bóng lại rơi xuống đất do có lực hút Trái Đất tác dụng lên quả bóng.
Câu 3:
18/07/2024Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?
- Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.
- Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào.
- Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.
- Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước: chính là lực nâng của nước tác dụng lên chiếc thuyển.
- Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào: chính là lực hút của Trái Đất tác dụng lên chiếc thuyển.
- Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước: chính là lực đẩy của nước tác dụng lên chiếc thuyển.
Câu 4:
19/07/2024Các lực vẽ trong một mặt phẳng đứng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất? Vì sao?
Lực vẽ trong hình c có thể là lực hút của Trái Đất. Vì lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới
Câu 5:
16/07/2024Hãy dự đoán trọng lượng của một vật quanh em, rồi dùng lực kế kiểm tra.
Tùy dự đoán ở mỗi học sinh.
Ví dụ:
- Trọng lượng quyển vở ghi của em là 2 N.
=> Sau khi dự đoán, em dùng lực kế để kiểm tra và thu được kết quả là: 1,8 N
Câu 6:
20/07/2024Trong các nội dung sau đây, nội dung nào phù hợp với khối lượng, với lực hút của Trái Đất, trọng lượng?
a. Có đơn vị đo là niuton.
b. Có đơn vị đo là kilogam.
c. Có phương và chiều.
d. Đo bằng lực kế.
e. Đo bằng cân.
g. Không có phương và chiều.
- Nội dung phù hợp với khối lượng là: b, e, g.
- Nội dung phù hợp với lực hút của Trái Đất là: a, c, d.
Câu 7:
23/07/2024Trái đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?
- Trái đất hút quả táo thì quả táo cũng hút Trái Đất.
- Lực này gọi là lực hấp dẫn.
Câu 8:
22/07/2024Trang phục của các nhà du hành vũ trụ có khối lượng khoảng 50 kg. Tại sao họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng?
Họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng vì trọng lượng trên Mặt Trăng của các nhà du hành vũ trụ (lực hút của Mặt Trăng lên người đó) chỉ bằng khoảng 1/6 trọng lượng của người đó trên Trái Đất.
Câu 9:
16/07/2024Dùng khái niệm lực hấp dẫn, trọng lượng, khối lượng để giải thích một số hiện tượng có liên quan thường gặp trong đời sống
Ném một quả bóng lên cao, ta thấy quả bóng lại rơi xuống mà không phải bay thẳng lên trời:
Thả viên phấn rơi thẳng từ trên cao xuống đất:
Câu 10:
17/07/2024- Liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật:
Hãy dùng lực kế đo trọng lượng của các quả cân khối lượng 100 g, 200 g, 500 g và ghi kết quả vào vở theo mẫu bảng sau:
Từ kết quả đo trên hãy phát biểu mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
Em hoàn thành bảng như sau:
Lần đo | Khối lượng (m) | Trọng lượng (P) |
1 | 100 g | 0,98 N |
2 | 200 g | 1,96 N |
3 | 500 g | 4,9 N |
Từ kết quả đo trên, ta thấy trọng lượng P (đơn vị N) gần bằng 10 lần khối lượng m (đơn vị kg).
Câu 11:
23/07/2024Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?
Trọng lượng của một vật được tính theo công thức: P = 10 m
Trong đó:
+ P là độ lớn của lực hút Trái Đất (N)
+ m là khối lượng vật (kg)
Chọn đáp án A
Câu 12:
23/07/2024Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn
Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn bằng trọng lượng của quyển sách.
Chọn đáp án C
Câu 13:
21/07/2024Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A – Đúng
B – Đúng
C – Đúng
Chọn đáp án D
Câu 14:
16/07/2024Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?
A – Đúng
B – Đúng
C - Trọng lượng tỉ lệ thuận với khối lượng của vật
D – Đúng
Chọn đáp án C
Câu 15:
16/07/2024Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?
A – Thùng hàng di chuyển do lực của người tác dụng.
B – Cành cây chuyển động do lực của gió tác dụng.
C – Quả dừa rơi tự do do lực hút của Trái Đất.
D – Xe đạp chuyển động do lực của chân em bé tác dụng lên bàn đạp.
Chọn đáp án C
Câu 16:
23/07/2024Chỉ có thể nói về trọng lượng của vật nào sau đây?
Người đứng trên mặt đất chịu lực hút của Trái Đất nên có trọng lượng.
Chọn đáp án D
Câu 17:
22/07/2024Đơn vị của trọng lực là gì?
Đơn vị của trọng lực là Niuton (N)
B – Đơn vị khối lượng
C – Đơn vị thể tích
D – Đơn vị chiều dài
Chọn đáp án A
Câu 18:
16/07/2024Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
Chọn đáp án C
Câu 19:
22/07/2024Cho ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg. Khối kim loại nào có trọng lượng lớn nhất?
Ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg nên trọng lượng của chúng đều bằng P = 10 . 1 = 10 (N)
Chọn đáp án D
Câu 20:
22/07/2024Lực nào sau đây không phải là trọng lực?
A – Trọng lực
B – Trọng lực
C – Lực nâng của mặt bàn
D – Trọng lực
Chọn đáp án C
Bài thi liên quan
-
Bài 40: Lực là gì?
-
22 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 41: Biểu diễn lực
-
19 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 42: Biến dạng của lò xo
-
17 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 44: Lực ma sát
-
21 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 45: Lực cản của nước
-
15 câu hỏi
-
30 phút
-