Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 1: Mở đầu về Khoa học tự nhiên - Bộ Kết nối tri thức
Bài 6: Đo khối lượng
-
1312 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Một bạn lần lượt rót sữa, nước vào đầy hai cốc giống nhau. Làm thế nào để so sánh chính xác khối lượng của hai cốc?
Để so sánh chính xác khối lượng của hai cốc:
- Dùng cân để đo khối lượng của mỗi cốc.
- Cốc nào có khối lượng lớn hơn thì cốc đó nặng hơn.
Câu 2:
17/07/2024Các thao tác nào dưới đây là sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử? Nêu cách khắc phục để thu được kết quả đo chính xác.
a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.
b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.
c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân.
d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
e) Đọc kết quả khi cân ổn định.
Các thao tác sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử là:
a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.
=> Cách khắc phục: Phải đặt cân trên bề mặt bằng phẳng để cân đo chính xác khối lượng vật.
=> Cách khắc phục: Để các vật có kích thước vừa phải, phù hợp với từng loại cân. Với những vật cồng kềnh ta nên chọn cân có đĩa cân lớn hơn.
d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
=> Để cân đo chính xác khối lượng vật, ta cần để vật cân đối trên đĩa cân (giữa đĩa cân).
Câu 3:
17/07/2024Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong đời sống.
- Tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong đời sống:
Mẹ em mang 1 bao gạo về nhà và bảo em lấy cân của nhà để cân bao gạo này xem người bán hàng có gian lận hay không.
Em hỏi mẹ: Lấy cân bao nhiêu thì cân được ạ?
Mẹ em bảo: Con thử ước lượng bao này bao nhiêu kg thì lấy cân như vậy để đo.
Em nói: Hay là con cứ lấy đại một cái cân nhé mẹ, không vừa thì đổi cân khác?
Mẹ em: Thế thì cho con tập thể dục bằng cách lấy cân ra để cân gạo nhé.
Và em phải lấy 3 cái cân mới cân được chính xác khối lượng bao gạo. Vì khi lấy cân có giới hạn đo (GHĐ) nhỏ hơn khối lượng thật của bao gạo thì kim đồng hồ chỉ quay một vòng và chỉ sai số lượng của bao gạo.
=> Như vậy, em thấy ước lượng được khối lượng của vật rất cần thiết
Câu 4:
20/07/2024Thử dự đoán khối lượng của một bạn khác trong nhóm dựa vào sự so sánh với khối lượng đã biết của cơ thể em
Tùy thuộc vào cách em chọn bạn nào để ước lượng được khối lượng của bạn.
+ Nếu ngoại hình bạn ấy to hơn em thì bạn ấy có khối lượng lớn hơn em.
+ Nếu ngoại hình bạn ấy nhỏ hơn em thì bạn ấy có khối lượng nhỏ hơn em.
Câu 5:
19/07/2024Ước lượng khối lượng của nước chứa đầy trong một chai nhựa. Kiểm tra kết quả ước lượng bằng cách sử dụng cân đồng hồ.
Tùy ước lượng ở mỗi học sinh.
Ví dụ:
- Ước lượng khối lượng của nước chứa đầy trong một chai coca 1,5 lít là 1,5 kg.
- Sau đó đặt chai coca lên cân đồng hồ và đọc kết quả: 1,4 kg.
Câu 6:
17/07/2024Theo em, cần lưu ý điều gì để thu kết quả đo chính xác hơn? Tại sao?
- Để thu được kết quả đo chính xác hơn, cần chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp
- Vì vật có khối lượng nhỏ mà đặt lên chiếc cân có ĐCNN lớn thì kết quả đo sẽ không chính xác.
Do đó, ĐCNN càng nhỏ và phù hợp với khối lượng cần đo sẽ thu được kết quả chính xác hơn.
Câu 7:
20/07/2024Do ước lượng không đúng nên một học sinh đã để vật có khối lượng rất lớn lên đĩa cân đồng hồ. Hãy nêu tác hại có thể gây ra cho cân.
Các tác hại có thể gây ra cho cân là:
+ làm mất sự đàn hồi của lò xo ở cân
+ làm kim chỉ thị chỉ sai lệch
+ làm cân bị biến dạng
=> cân không chỉ chính xác và bị hỏng.
Câu 8:
17/07/2024Đo khối lượng vật bằng cân phù hợp.
Ví dụ:
+ Đo cân nặng của em bé sơ sinh dùng cân đồng hồ có GHĐ 5kg.
+ Đo cân nặng của người lớn dùng cân đồng hồ có GHĐ 100kg.
Câu 9:
18/07/2024Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là đơn vị nào sau đây?
Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là đơn vị kilôgam, kí hiệu là kg.
Chọn đáp án A
Câu 10:
17/07/2024Phát biểu nào sau đây là sai?
A – Đúng
B – Đúng
C – Sai, khối lượng là số đo lượng chất của vật
D – Đúng
Chọn đáp án C
Câu 11:
16/07/2024Trong các đơn vị khối lượng sau đây: tấn, tạ, lạng, gam đơn vị nào là đơn vị đo lớn nhất?
Sắp xếp các đơn vị đo khối lượng từ nhỏ đến lớn: gam, lạng, tạ, tấn.
1 lạng = 100 g
1 tạ = 100 kg = 100 000 g
1 tấn = 1000 kg = 1000 000 g
Chọn đáp án A
Câu 12:
17/07/2024Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác là bao nhiêu ta nên dùng cân nào dưới đây là phù hợp nhất?
Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác ta nên dùng cân điện tử vì nó hiển thị số đo và có độ chính xác cao.
A – Thường sử dụng trong phòng thí nghiệm
B – Thường sử dụng ở cơ sở ý tế
C – Thường sử dụng ở các cửa hàng tạp hóa
D – Thường cân các vật có khối lượng lớn
Chọn đáp án C
Câu 13:
19/07/2024Trên vỏ túi nước giặt có ghi 2,1kg. Số liệu đó chỉ:
Trên vỏ túi nước giặt có ghi 2,1kg. Số liệu đó chỉ lượng nước giặt có trong túi.
Chọn đáp án D
Câu 14:
18/07/2024Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?
Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g thì kết quả của vật phải chia hết cho 10g.
Chọn đáp án B
Câu 15:
17/07/2024Cân một túi gạo, kết quả là 2089 g. ĐCNN của cân đã dùng là?
Cân một túi gạo, kết quả là 2089 g, số này chia hết cho 1g.
=> ĐCNN của cân đã dùng là 1g.
Chọn đáp án A
Câu 16:
17/07/2024Có các bước đo khối lượng của vật:
(1) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0
(2) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp
(3) Đặt vật cần cân lên đĩa cân
(4) Đọc và ghi kết quả đo
(5) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân
Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện theo thứ tự các bước như nào là đúng nhất?
Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện các bước như sau:
- Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
- Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
- Đặt vật cần cân lên đĩa cân.
- Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.
- Đọc và ghi kết quả đo.
Chọn đáp án B
Câu 17:
17/07/2024Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:
Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:
- Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng
- Để vật cân bằng trên đĩa cân
- Đọc kết quả khi cân ổn định
Chọn đáp án D
Câu 18:
20/07/2024Đơn vị nào sau đây không dùng để đo khối lượng?
A – Đo thể tích
B – Đo khối lượng
C - Đo khối lượng
D - Đo khối lượng
Chọn đáp án A
Bài thi liên quan
-
Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên
-
18 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 2: An toàn trong phòng thực hành
-
16 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 3: Sử dụng kính lúp
-
15 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học
-
15 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 5: Đo chiều dài
-
18 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 7: Đo thời gian
-
17 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 8: Đo nhiệt độ
-
16 câu hỏi
-
30 phút
-