Giải SGK Khoa học 4 KNTT Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
Giải SGK Khoa học 4 KNTT Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
-
51 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
15/07/2024Quan sát hình 1 và cho biết cây lúa có vai trò gì đối với chuỗi thức ăn.
Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng để sống và phát triển. Chúng là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật.
Câu 2:
02/07/2024Quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi:
- Thức ăn của động vật và con người được lấy từ đâu?
- Các bộ phận nào của cây ngô có thể được dùng làm thức ăn cho con người và động vật?
- Thức ăn của động vật và con người được lấy từ thực vật.
- Các bộ phận của cây ngô có thể được dùng làm thức ăn cho con người và động vật:
+ Con người: Bắp ngô.
+ Động vật: Lá cây ngô, thân cây ngô, bắp ngô.
Câu 3:
06/07/2024Quan sát hình 3 và trả lời các câu hỏi:
- “Thức ăn” của cây lúa trong hình là gì?
- Thức ăn của gà và cáo là gì?
- “Thức ăn” của cây lúa trong hình là nước, khí các – bô – nic và chất khoáng
- Thức ăn của gà là bông lúa, thức ăn của cáo là gà.
Câu 4:
22/07/2024Nhận xét về vai trò của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật.
Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng để sống và phát triển. Chúng là nguồn thức ăn của con người và nhiều loài động vật khác.
Câu 5:
19/07/2024Quan sát hình 4 và nêu điểm chung của ba chuỗi thức ăn.
Điểm chung của ba chuỗi thức ăn là đều bắt đầu từ thực vật.
Câu 6:
08/07/2024Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ các chất nào?
Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng.
Câu 7:
02/07/2024Vì sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn?
Thực vật có khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng từ các-bô-níc, nước và chất khoáng dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Nhưng động vật và con người không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng như thực vật mà phải lấy thức ăn từ thực vật và động vật khác.
→ Thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn.
Câu 8:
18/07/2024Hãy vẽ và mô tả một chuỗi thức ăn khác có thực vật đứng đầu chuỗi.
Một số chuỗi thức ăn có thực vật đứng đầu chuỗi:
Rau muống → Sâu → Chim sâu → Rắn.
Lá ngô → Châu chấu → Ếch → Rắn hổ mang.
Câu 9:
21/07/2024Ở cánh đồng trồng khoai tây có một số sinh vật như chuột, rắn,... cùng sinh sống và chúng tạo thành chuỗi thức ăn (Hình 5). Theo em:
- Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ thay đổi như thế nào?
- Nếu số lượng rắn bị giảm mạnh do con người khai thác làm thuốc, làm thức ăn thì điều gì sẽ xảy ra với chuột và khoai tây?
- Hãy nhận xét về vai trò của thực vật, động vật đối với sự cân bằng chuỗi thức ăn.
- Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ giảm dần do không đủ thức ăn cho chuột dẫn đến không có đủ thức ăn cho rắn.
- Nếu số lượng rắn bị giảm mạnh do con người khai thác làm thuốc, làm thức ăn thì số lượng chuột sẽ tăng lên, cắn phá và làm giảm số lượng khoai tây.
- Các sinh vật trong chuỗi thức ăn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, số lượng các sinh vật được duy trì tương đối ổn định tạo thành trạng thái cân bằng của chuỗi thức ăn.
Câu 10:
14/07/2024Quan sát hình 6 và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trong ba hoạt động (1, 2 và 3) của con người, hoạt động nào ít gây tác động đến sinh vật? Hoạt động đánh bắt nào gây tác động xấu, ảnh hưởng lâu dài?
- Hoạt động nào trong ba hoạt động gây mất cân bằng chuỗi thức ăn? Vì sao?
- Hãy đặt tên cho bức tranh.
Các hoạt động trong hình 6:
1 - Câu cá.
2 - Đánh bắt cá bằng xung điện.
3 - Đánh bắt cá bằng thuốc nổ.
- Hoạt động 1 ít gây tác động đến sinh vật. Hoạt động 2, 3 gây tác động xấu, ảnh hưởng lâu dài.
- Hoạt động 2, 3 gây mất cân bằng chuỗi thức ăn vì ngoài đánh bắt cá trưởng thành còn giết hết các cá con và sinh vật khác trong môi trường nước.
- Tên bức tranh: Cách đánh bắt cá.
Câu 11:
15/07/2024Tìm hiểu ý nghĩa của các hoạt động trong hình 7, 8 và 9.
Ý nghĩa của các hoạt động:
Hình 7: Bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của động vật hoang dã.
Hình 8: Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh.
Hình 9: Bảo vệ rùa biển.
→ Các hoạt động đều nhằm duy trì trạng thái cân bằng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Câu 12:
10/07/2024Thảo luận các nội dung sau:
- Thế nào là giữ cân bằng chuỗi thức ăn?
- Đưa ra một số việc làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Trạng thái cân bằng của chuỗi thức ăn là trạng thái số lượng sinh vật của một mắt xích thức ăn trong chuỗi thức ăn luôn duy trì tương đối ổn định.
- Để duy trì trạng thái cân bằng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên, chúng ta cần tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ các động vật hoang dã và môi trường sống.
Câu 13:
18/07/2024Hãy kể về những việc em hoặc người thân, người dân nơi em sống đã làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn.
Một số việc làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn:
+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên ở mức độ phù hợp, đặc biệt là tài nguyên rừng, biển.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ...
+ Trồng và chăm sóc cây xanh.
+ Tuyên truyền vận động bảo vệ các động vật hoang dã và môi trường sống của chúng.
+ Nghiêm cấm hình thức đánh bắt hủy diệt.
Câu 14:
22/07/2024Hãy chia sẻ và vận động gia đình cam kết không sử dụng một số sinh vật như rắn, gấu,... trong tự nhiên làm thức ăn và thuốc.
Học sinh chia sẻ và vận động gia đình cam kết không sử dụng một số sinh vật như rắn, gấu,... trong tự nhiên làm thức ăn và thuốc.
Câu 15:
18/07/2024Giải thích được vì sao số loài sinh vật trong các khu rừng thường nhiều hơn ở các khu đất trống, đồi trọc.
Số loài sinh vật trong các khu rừng thường nhiều hơn ở các khu đất trống, đồi trọc vì khu vực rừng có nhiều thực vật - nguồn thức ăn của động vật. Còn ở khu đất trồng đồi trọc không có thực vật để cung cấp thức ăn cho động vật.