Giải SGK Khoa học 4 CTST Bài 21. Nấm có hại và cách bảo quản thực phẩm
Giải SGK Khoa học 4 CTST Bài 21. Nấm có hại và cách bảo quản thực phẩm
-
95 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Trả lời:
+ Khi chúng ta ăn phải cơm ở hình 1 sẽ bị ngộ độc, đau bụng vì cơm ở hình 1 đã bị nấm mốc.
Câu 2:
21/07/2024Quan sát, đọc thông tin trong các hình dưới đây và trả lời câu hỏi:
+ Nấm độc có tác hại gì?
+ Vì sao chúng ta không ăn nấm lạ?
Trả lời:
+ Nấm độc gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đối với con người như: Đau bụng, khó thở, nôn, đau đầu, tiêu chảy, hôn mê, thậm chí là tử vong. Không những vậy, chất độc trong nấm độc nếu tích lũy lâu dài có thể dẫn đến suy thận, ung thư gan,...
+ Chúng ta không nên ăn các loại nấm lạ bởi chúng ta không thể xác định được đó là nấm độc hay không, nếu ăn phải nấm độc thì sẽ rất nguy hiểm đến cơ thể.Câu 3:
20/07/2024Cùng thảo luận
+ Vì sao chúng ta không ăn nấm lạ và thực phẩm nấm mốc?
+ Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc do nấm lạ gây ra?
Trả lời:
+ Chúng ta không nên ăn nấm lạ và các thực phẩm nấm mốc bởi chúng rất nguy hiểm, đem lại nhiều tác hại đến sức khỏe con người.
+ Để phòng tránh ngộ độc do nấm lạ gây ra chúng ta cần lựa chọn những loại nấm ăn rõ nguồn gốc, không ăn nấm lạ và các thực phẩm đã quá hạn sử dụng, có màu và mùi lạ,...
Câu 4:
17/07/2024Quan sát hình mô tả thí nghiệm dưới đây và trả lời các câu hỏi:
+ Trong điều kiện nào nấm mốc phát triển mạnh nhất?
+ Những nguyên nhân nào gây hỏng bánh mì trong các thí nghiệm này?
+ Theo em, khi sử dụng thực phẩm chúng ta cần chú ý điều gì?
Trả lời:
+ Nấm mốc phát triển mạnh nhất trong điều kiện môi trường ẩm.
+ Nguyên nhân gây hỏng bánh mì trong những thí nghiệm này là do nhiệt độ và độ ẩm.
+ Theo em, khi sử dụng thực phẩm chúng ta cần chú ý bảo quản thực phẩm ở nơi có nhiệt độ thích hợp và tránh tiếp xúc với hơi ẩm.
Câu 5:
17/07/2024+ Kể tên một số cách bảo quản thực phẩm trong các hình dưới đây.
+ Vì sao những thực phẩm nàu lâu hỏng hơn?
Trả lời:
Những cách bảo quản thực phẩm trong các hình trên là:
+ Hình 8: Bảo quản lạnh.
+ Hình 9: Hút chân không.
+ Hình 10: Ướp muối, đường.
+ Hình 11: Đóng hộp.
+ Hình 12: Hun khói.
+ Hình 13: Phơi, sấy khô.
Những thực phẩm được bảo quản theo các cách trên thường lâu hỏng hơn vì chúng không tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ, không khí và độ ẩm bên ngoài môi trường.
Câu 6:
22/07/2024Cùng thảo luận
+ Hãy kể tên một số cách bảo quản thực phẩm phổ biến ở gia đình và địa phương em.
+ Chúng ta cần làm gì để bảo quản thực phẩm?
Trả lời:
Một số cách bảo quản thực phẩm phổ biến ở gia đình và địa phương em là:
+ Bảo quản lạnh.
+ Đóng hộp.
+ Hút chân không.
+ Phơi, sấy khô.
+ Hun khói.
+ ...
Chúng ta cần để thực phẩm ở những nơi thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao để thực phẩm được giữ lâu hơn, không bị nhiễm nấm mốc.
Câu 7:
17/07/2024Trò chơi: “Thực phẩm – Bảo quản”
Hãy cùng bạn tìm các cách bảo quản những thực phẩm dưới đây sao cho mỗi thực phẩm có nhiều cách bảo quản.
Trả lời:
+ Học sinh có thể tham khảo bảng sau:
Thực phẩm |
Cách bảo quản |
Thịt lợn |
Hun khói, hút chân không, bảo quản lạnh, đóng hộp. |
Cá |
Phơi khô, đóng hộp, hút chân không, bảo quản lạnh. |
Tôm |
Sấy khô, hút chân không, bảo quản lạnh, đóng hộp. |
Su hào |
Ướp muối, phơi khô, đóng hộp, bảo quản lạnh, hút chân không. |
Dâu tây |
Hút chân không, sấy khô, ướp đường, bảo quản lạnh, đóng hộp. |
Lạc, vừng |
Sấy khô, đóng hộp, bảo quản lạnh, hút chân không. |
Cùi dừa |
Ướp đường, hút chân không, bảo quản lạnh, sấy khô, đóng hộp. |
Khoai tây |
Hút chân không, bảo quản lạnh, đóng hộp. |
Hạt sen |
Phơi khô, bảo quản lạnh, đóng hộp, hút chân không, sấy khô. |
Rau cải |
Ướp muối, hút chân không, đóng hộp, bảo quản lạnh. |