Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều Bài 1: Người lao động quanh em
Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều Bài 1: Người lao động quanh em
-
91 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024- Nghe hoặc hát bài hát Lớn lên em sẽ làm gì của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp và trả lời câu hỏi
Câu hỏi: Em hãy kể tên những nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát.
- Lời bài hát:
Lớn lên em sẽ làm gì?
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người công nhân,
Đi dựng xây những nhà máy mới,
Những nhà cao lồng lộng giữa trời mây.
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người nông dân,
Lái máy cày trên bao đồng ruộng,
Những cánh đồng thẳng cánh cò bay.
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người lái tầu,
Đưa những con tầu ra Bắc vào Nam.
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người kỹ sư,
Đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước,
Ôi đẹp sao những mơ ước của em.
- Những nghề được nhắc đến trong bài hát là: công nhân, nông dân, kỹ sư.
Câu 2:
22/07/2024Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
a. Em hãy nêu những đóng góp của người lao động trong các tranh trên.
b. Hãy kể thêm đóng góp của một số người lao động khác mà em biết.
- Những đóng góp của người lao động trong các tranh trên là:
1. Nhạc công: mang lại tiếng đàn đến cho người nghe.
2. Bộ đội: bảo vệ đất nước.
3. Nông dân: cung cấp lương thực, thực phẩm.
4. Bác sĩ: khám chữa bệnh cho bệnh nhân
5. Công nhân: cung cấp quần áo, đồ dùng may mặc…
6. Người làm muối: cung cấp muối.
- Một số đóng góp của người lao động khác mà em biết:
+ Cảnh sát giao thông: Chỉ huy xe cộ di chuyển trên các làn đường, giúp giao thông thuận lợi.
+ Bác sĩ: Cứu chữa, kê thuốc giúp các bệnh nhân khỏe mạnh
+ …
Câu 3:
22/07/2024Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Cái gì quý nhất
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.
Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”.
Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì! Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”.
Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thời gian. Thầy giáo thường nói thời gian quý hơn vàng bạc. Có thời gian mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”.
Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.
Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:
– Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thời gian đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thời gian vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thời gian? Đó chính là người lao động, các em ạ! Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có và thời gian cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
(Theo Trịnh Mạnh – Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
a. Bài học quý mà Hùng, Quý và Nam nhận được là gì?
b. Theo em, vì sao phải biết ơn người lao động?
a. Bài học quý mà Hùng, Quý và Nam nhận được là: thứ quý giá nhất trên đời chính là người lao động.
b. Chúng ta phải biết ơn người lao động vì người lao động bỏ rất nhiều mồ hôi, công sức để tạo ra thành quả lao động giúp phục vụ cho đời sống.
Câu 4:
22/07/2024Nhận xét các ý kiến sau:
1. Không đồng tình, bất cứ người lao động nào trong xã hội đều có những đóng góp riêng cho xã hội.
2. Đồng tình, tất cả các sản phẩm lao động đều do sự vất vả, mồ hôi công sức của người lao động tạo ra.
3. Không đồng tình, chúng ta cần phải biết ơn và trân trọng tất cả những người lao động, kể cả khi chúng ta không sử dụng sản phẩm mà họ làm ra.
4. Đồng tình, nhờ có người lao động chúng ta mới có sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ đó cuộc sống và xã hội mới ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn.
Câu 5:
23/07/2024Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? Vì sao?
a. Đồng tình, đầu bếp là người chế biến, nấu ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
b. Không đồng tình, vì dù có đèn giao thông thì đường sá vẫn có thể bị ùn tắc và vai trò của chú công an rất quan trọng.
c. Đồng tình vì Thanh đã có lời nói, việc làm thể hiện sự biết ơn đối với chú bảo vệ.
d. Không đồng tình vì như vậy là không thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự đối với cô bán hàng.
Câu 6:
22/07/2024Xử lí tình huống
a. Tình huống 1.
Một hôm, Nam và Quân chia sẻ với nhau về nghề nghiệp của bố mình. Quân rất tự hào vì bố của Quân là công nhân. Nam cũng rất hãnh diện vì bố mình là nhà báo. Quân thắc mắc: “Nhà báo có đóng góp gì cho xã hội vậy Nam?”.
Nếu là Nam, em sẽ trả lời bạn như thế nào?
Tình huống 2.
Hồng đọc được một bài viết về tấm gương người lao động trên báo Tuổi trẻ. Hồng cảm thấy rất ngưỡng mộ và yêu quý tấm gương này nên chia sẻ với Lan. Lan bảo: “Đây đâu phải là người thân của mình mà mình phải yêu quý, biết ơn. Họ có giúp được gì cho mình đâu.”.
Nếu là Hồng, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Tình huống 1: Nếu em là Nam, em sẽ trả lời: Nhà báo giúp tìm kiếm các thông tin, sau đó xác minh tính xác thực của thông tin và truyền thông tin đến cho mọi người.
- Tình huống 2: Nếu là Hồng, em sẽ trả lời: Không phải là người thân của mình nhưng là tấm gương sáng để chúng ta noi theo, chúng ta nhìn vào để học hỏi và rèn luyện.
Câu 7:
22/07/2024Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát… về người lao động.
Muốn no thì phải chăm làm,
Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Rủ nhau đi cấy, đi cày,
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
Câu 8:
22/07/2024Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về một người lao động quanh em.
- HS tìm hiểu những tấm gương lao động tích cực xung quanh cuộc sống và chia sẻ cho các bạn cùng nghe và học tập.