Giải SGK Công nghệ 8 KNTT Ôn tập chương 2
Giải SGK Công nghệ 8 KNTT Ôn tập chương 2
-
101 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Trình bày được phương pháp nhận biết một số vật liệu thông dụng và nêu phạm vi ứng dụng của chúng.
Phương pháp nhận biết một số vật liệu thông dụng và phạm vi ứng dụng của chúng.
- Thép: thường có màu trắng sáng, cứng, dẻo và dễ gia công, dễ bị oxy hoá và chuyển sang màu nâu khi bị oxy hoá; dùng làm chi tiết máy, máy công nghiệp nông nghiệp, các vật dụng trong gia đình như khoá cửa.
- Gang: thường có màu xám, cứng, giòn, không thể dát mỏng, chịu mài mòn; dùng làm vỏ động cơ, các vật dụng gia đình như nồi cơm.
Câu 2:
21/07/2024Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại thông dụng?
Dấu hiệu để nhận biết vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại thông dụng:
- Kim loại dễ bị ăn mòn bởi muối, axít, dễ bị ôxi hóa,… dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường hơn so với phi kim loại
- Khối lượng riêng của kim loại thường lớn hơn phi kim loại, tính cứng cao hơn,…
Câu 3:
22/11/2024Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của bộ truyền động đai và xích.
* Trả lời:
* Cấu tạo: gồm 3 bộ phận
- Bánh dẫn
- Bánh bị dẫn
- Dây đai
* Nguyên lí:
- Bánh dẫn 1 quay với tốc độ n1, bánh bị dẫn 2 sẽ quay với tốc độ n2.
- Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì dây đai và bánh đai cũng có thể bị trượt tương đối với nhau nên tỉ số truyền bị thay đổi.
* Ứng dụng
- Trong công nghiệp:
+ Dây chuyền sản xuất tự động (băng tải xích trong nhà máy thực phẩm, ô tô).
+ Các cơ cấu nâng hạ, như cần cẩu, thang máy.
- Trong phương tiện giao thông:
+ Xe đạp, xe máy (truyền động bánh sau bằng xích).
+ Hệ thống truyền động trong các loại máy nông nghiệp.
- Trong cơ khí chế tạo:
+ Hệ thống máy móc trong các xưởng sản xuất.
+ Dẫn động các chi tiết máy có yêu cầu chính xác.
* Mở rộng:
. Truyền chuyển động
- Nguồn chuyển động từ vật dẫn thường được truyền tới các bộ phận khác để thực hiện chức năng hoặc để thay đổi tốc độ của sản phẩm khi máy móc hoạt động.
Các bộ truyền động thông dụng trong cơ khí gồm truyền động ăn khớp và truyền động đai.
a. Cấu tạo
- Bộ truyền động ăn khớp gồm một cặp bánh răng hoặc đĩa xích
- Truyền động bánh răng hoặc truyền động xích ăn khớp với nhau
- Bánh răng hoặc đĩa xích truyền chuyển động cho nhau (Hình 6.3 minh họa)
b. Nguyên lí hoạt động
- Khi bánh dẫn 1 (có Z1 răng) quay với tốc độ n1 (vòng/phút), bánh dẫn 2 (có Z2 răng) quay với tốc độ n2 (vòng/phút)
- Tỉ số truyền (i) được tính theo công thức (1)
- Công thức (2) cho biết bánh có số răng ít hơn sẽ quay nhanh hơn
- Khi i = 1, bộ truyền giữ nguyên tốc độ; i < 1, bộ truyền tăng tốc và khi i> 1, bộ truyền giảm tốc.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 4:
22/07/2024Nêu những điểm giống và khác nhau của cơ cấu tay quay con trượt và cơ cấu tay quay thanh lắc.
- Giống nhau: đều biến đổi chuyển động ban đầu thành các chuyển động khác.
- Khác nhau:
+ Cơ cấu tay quay con trượt: biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.
+ Cơ cấu tay quay thanh lắc: biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.
Câu 5:
18/07/2024Em hãy đếm số răng của đĩa xích và líp xe đạp trong gia đình em, từ đó tính toán tỉ số truyền của bộ truyền xích của xe đạp đó.
Đĩa xích xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng.
Theo công thức:
Suy ra:
Câu 6:
21/07/2024Nêu những đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
- Thợ cơ khí: biết sử dụng công cụ, phụ tùng một cách thành thạo để lắp đặt, chế tạo, vận hành máy móc hoặc sửa chữa, phục hồi, thay thế các bộ phận hư hỏng trên máy móc.
- Kĩ sư thiết kế cơ khí: dùng sự sáng tạo, kiến thức cũng như kỹ năng để tạo ra các bản thiết kế về sản phẩm cơ khí như máy móc, động cơ,... Và các sản phẩm cơ khí đó sẽ được ứng dụng vào các hoạt động sản xuất và phát triển cuộc sống.
Câu 7:
23/07/2024Nêu những kĩ thuật cơ bản khi cưa và đục kim loại.
Những kĩ thuật cơ bản khi cưa và đục kim loại:
- Cưa:
+ Chuẩn bị kĩ càng: lắp lưỡi cưa, lấy dấu, chọn ê tô.
+ Tư thế đứng và thao tác cưa: đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân bố đều hai chân
+ Cầm cưa: tay thuận nắm cán cưa, tay còn lại nắm đầu kia của khung cưa
+ Thao tác: kết hợp 2 tay và cơ thể để đẩy và kéo cưa
- Đục:
+ Cầm đục và búa: tay thuận cầm búa, tay còn lại cầm đục; các ngón tay cầm chặt vừa phải để dễ điều chỉnh
+ Tư thế: giống với tư thế khi cưa
+ Đánh búa: theo thứ tự bắt đầu đục, khi đứt thì đục vuông góc với mặt phẳng nằm ngang, kết thúc đục thì giảm lực đánh búa.