Trang chủ Lớp 11 Công nghệ Giải SGK Công Nghệ 11 KNTT Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh vật nuôi

Giải SGK Công Nghệ 11 KNTT Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh vật nuôi

Giải SGK Công Nghệ 11 KNTT Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh vật nuôi

  • 169 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Công nghệ sinh học đã được ứng dụng như thế nào trong phòng, trị bệnh vật nuôi? Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi là gì?

Xem đáp án

* Công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong phòng, trị bệnh vật nuôi:

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi.

* Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi là:

- Tạo kháng thể phòng chống bệnh ở vật nuôi.

- Giảm thiệt hại cho dịch bệnh gây ra, bảo vệ sức khỏe cho con người và tránh ô nhiễm môi trường.


Câu 2:

17/07/2024

Quan sát sơ đồ Hình 15.1, mô tả các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp.

Quan sát sơ đồ Hình 15.1, mô tả các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp. (ảnh 1)
Xem đáp án

Các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp:

- Bước 1: Tạo kháng nguyên.

- Bước 2: Giải phóng và phân lập kháng nguyên.

- Bước 3: Thanh lọc.

- Bước 4: Bổ sung các thành phần khác.


Câu 3:

17/07/2024

Nêu một số ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp.

Xem đáp án

Ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp:

- Độ an toàn cao.

- Kích hoạt tất cả các thành phần của hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể vật nuôi tốt hơn.

- Quy trình sản xuất ít tốn kém và đơn giản hơn, nhanh hơn, có thể sản xuất trên quy mô lớn.


Câu 4:

18/07/2024

Quan sát Hình 15.3 và mô tả quy trình phát hiện sớm virus H5N1 gây bệnh cúm ở gia cầm.

Quan sát Hình 15.3 và mô tả quy trình phát hiện sớm virus H5N1 gây bệnh cúm ở gia cầm. (ảnh 1)
Xem đáp án

Quy trình phát hiện sớm virus H5N1 gây bệnh cúm ở gia cầm:

- Bước 1: Xác định mẫu bệnh phẩm.

- Bước 2: Tách chiết RNA tổng số.

- Bước 3: Tổng hợp cDNA từ RNA.

- Bước 4: Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR.

- Bước 5: Điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên gel agarose.


Câu 5:

17/07/2024

Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh ở vật nuôi.

Xem đáp án

Phương pháp Real-time RT-PCR hiện đang được sử dụng để chẩn đoán xác định ổ dịch cũng như là phương pháp xét nghiệm chính trong giám sát cúm gia cầm tại các chợ gia cầm


Câu 6:

17/07/2024

Mô tả các bước sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi bằng công nghệ sinh học.

Xem đáp án

Các bước sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi bằng công nghệ sinh học:

- Bước 1: Tạo kháng nguyên.

- Bước 2: Giải phóng và phân lập kháng nguyên.

- Bước 3: Thanh lọc.

- Bước 4: Bổ sung các thành phần khác.


Câu 7:

23/07/2024

Trình bày các bước phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi nhờ ứng dụng công nghệ sinh học.

Xem đáp án

Các bước phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi nhờ ứng dụng công nghệ sinh học:

- Bước 1: Xác định mẫu bệnh phẩm.

- Bước 2: Tách chiết RNA tổng số.

- Bước 3: Tổng hợp cDNA từ RNA.

- Bước 4: Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR.

- Bước 5: Điện di kiểm tra sản phẩm PCR.


Câu 8:

22/07/2024

Mô tả các bước sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi bằng công nghệ sinh học.

Xem đáp án

Các bước sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi bằng công nghệ sinh học:

- Bước 1: Tạo kháng nguyên.

- Bước 2: Giải phóng và phân lập kháng nguyên.

- Bước 3: Thanh lọc.

- Bước 4: Bổ sung các thành phần khác.


Câu 9:

21/07/2024

Em hãy tìm hiểu các loại veccine đang được sử dụng trong chăn nuôi ở gia đình, địa phương em. Nêu ưu, nhược điểm khi sử dụng các loại vaccine đó.

Xem đáp án

- Vacxin sống:

+ Ưu điểm: thường gây miễn dịch sớm (3 – 4 ngày sau khi tiêm) thời gian miễn dịch tương đối dài.

+ Nhược điểm: dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm.

- Vacxin chết:

+ Ưu điểm: vacxin an toàn, ổn định

+ Nhược điểm: chỉ đáp ứng khả năng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc lại nhiều lần, hiệu lực thường kém và thời gian sử dụng ngắn.


Bắt đầu thi ngay