Giải SGK Công nghệ 11 Cánh diều Ôn tập. Chủ đề 3 Công nghệ thức ăn chăn nuôi
Giải SGK Công nghệ 11 Cánh diều Ôn tập. Chủ đề 3 Công nghệ thức ăn chăn nuôi
-
399 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
05/11/2024Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây
* Trả lời:
* Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
+ Nhu cầu duy trì
+ Nhu cầu sản xuất
- Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
+ Khái niệm
+ Nhu cầu năng lượng
+ Nhu cầu protein và amino acid
+ Nhu cầu khoáng
+ Nhu cầu vitamin
- Khẩu phần ăn:
+ Khái niệm
+ Các bước xây dựng khẩu phần ăn
* Các loại thức ăn trong chăn nuôi
- Khái niệm
- Các nhón thức ăn chăn nuôi
+ Thức ăn tinh
+ Thức ăn thô, xanh
+ Thức ăn bổ sung và phụ gia
+ Thức ăn hỗn hợp
* Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi
- Phương thức sản xuất thức ăn chăn nuôi:
+ Sản xuất thức ăn ủ chua
+ Sản xuất thức ăn ủ men
+ Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
- Phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi
* Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi:
- Công nghệ enzyme
+ Tăng cường tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và thức ăn khó tiêu.
+ Tăng hiệu quả lên men trong ủ chua thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại.
- Công nghệ lên men:
+ Chế biến thức ăn lên men tỏng chăn nuôi lợn.
+ Chế biến thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại
- Bảo quản lạnh
+ Sử dụng nhiệt độ thấp.
+ Phòng được lắp đặt hệ thống cảm biến
- Bảo quản bằng silo:
+ Bảo quản nguyên liệu sản xuất thức ăn với số lượng lớn
+ Có hệ thống lọc bụi và kiểm soát nhiệt độ.
* Mở rộng:
Thức ăn chăn nuôi
1. Khái niệm và vai trò của thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn chăn nuôi bao gồm các sản phẩm vật nuôi ăn, uống tươi, sống hoặc đã qua chế biến.
- Thức ăn chăn nuôi chia thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn chăn nuôi chia thành nước và chất khô.
- Chất khô bao gồm nhóm hữu cơ (protein, lipid, carbohydrate, vitamin) và vô cơ (chất khoáng).
3. Vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi
II - Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là lượng chất cần thiết để duy trì sự sống và sản xuất.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào loài, giống, giai đoạn phát triển và khả năng sản xuất của vật nuôi.
- Nhu cầu dinh dưỡng quan trọng để xác định tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho vật nuôi.
- Nhu cầu dinh dưỡng bao gồm duy trì và sản xuất.
III - Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
- Tiêu chuẩn ăn là lượng ăn cung cấp cho vật nuôi trong một ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
- Tiêu chuẩn ăn dựa trên các chỉ số dinh dưỡng.
- Cần thực hiện thí nghiệm đối với từng loài, độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lí và khả năng sản xuất để xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi.
2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn
a) Năng lượng
- Carbohydrate, lipid, protein là các chất cung cấp năng lượng cho vật nuôi.
- Carbohydrate là nguồn chính cung cấp năng lượng cho vật nuôi.
- Năng lượng trong thức ăn được tính bằng Kcal hoặc Joule (J).
b) Protein
- Protein trong thức ăn cung cấp cho vật nuôi để tổng hợp hoạt chất sinh học, tạo mô và sản phẩm chăn nuôi.
- Chỉ số protein được tính dựa trên % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hoặc số gram protein tiêu hoá/1 kg thức ăn.
c) Chất khoáng
- Khoảng đa lượng: các nguyên tố Ca, P, Mg, Na, Cl,... cấu tạo cơ thể, tham gia hoạt động sinh lý. Tính bằng g/con/ngày.
- Khoảng vi lượng: các nguyên tố Fe, Cu, Co, Mn, Zn,... cấu trúc enzyme, phản ứng sinh hoá. Tính bằng mg/con/ngày.
d) Vitamin
- Vitamin có tác dụng điều hoà quá trình trao đổi chất trong vật nuôi. Nhu cầu vitamin tính bằng mg/kg hoặc ug/kg thức ăn.
- Cần quan tâm đến hàm lượng chất xơ và amino acid thiết yếu khi xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi.
IV - Khẩu phần ăn của vật nuôi thức
- Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp hằng ngày cho vật nuôi, đảm bảo sự sống và sản xuất.
- Tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hoá bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định.
- Khẩu phần ăn bao gồm khẩu phần duy trì và sản xuất.
Ví dụ:
- Tiêu chuẩn ăn của mỗi lợn nái ở giai đoạn hậu bị:
+ Năng lượng: 7,000 Kcal
+ Protein: 308 g
+ Ca: 16 g
+ P: 11 g
+ NaCl: 11 g
- Khẩu phần ăn của mỗi lợn nái gồm:
+ Rau lang: 5 kg
+ Cám loại 2: 1,5 kg
+ Ngô: 0,45 kg
+ Bột cá: 0,1 kg
+ Khô dầu lạc: 0,2 kg.
(Nguồn: Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Dương Huyền và Nguyễn Ngọc Bằng (2020). Giáo trình Nhập môn chăn nuôi, NXB Học viện Nông nghiệp).
2. Nguyên tắc lập khẩu phần và phối trộn thức ăn
- Các nguyên tắc cần đảm bảo khi lập khẩu phần ăn để đảm bảo tiêu hoá tốt và hấp thụ dinh dưỡng cho vật nuôi.
- Phối trộn thức ăn là phương pháp kết hợp nguyên liệu thức ăn để tạo thức ăn hỗn hợp giúp tăng trưởng và giảm chi phí trong chăn nuôi, nâng cao giá trị sản xuất và lợi nhuận.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Giải Công nghệ 11 Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Câu 2:
17/07/2024Hãy nêu khái niệm và ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Nhu cầu dinh dưỡng: là lượng chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong một ngày đêm.
- Ví dụ: Dê cái vắt sữa có khẩu phần duy trì: 1 kg cỏ khô, 1 kg cây họ đậu, 2 kg cây lá khác.
Câu 3:
23/07/2024Hãy giải thích tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
- Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm.
- Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.
Câu 4:
10/07/2024Hãy nêu đặc điểm và vai trò của các nhóm thức ăn cho vật nuôi.
Đặc điểm và vai trò của các nhóm thức ăn cho vật nuôi:
- Thức ăn tinh gồm:
+ Thức ăn giàu năng lượng: là các loại thức ăn có hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 20%. Chúng thích hợp cho lợn và gia cầm, gia súc nhai lại.
+ Thức ăn giàu protein: là các loại thức ăn có hàm lượng protein thô trên 20%, xơ thô dưới 18%. Phù hợp với hầu hết các nhóm vật nuôi.
- Thức ăn thô, xanh gồm:
+ Thức ăn xanh: chứa nhiều nước (80 - 90%), nhiều chất xơ, giàu vitamin (carotene, vitamin nhóm B,...); hàm lượng dinh dưỡng thấp, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao.
+ Thức ăn ủ chua: cung cấp protein, lipid, tinh bột, xơ, khoáng, vitamin và nước cho vật nuôi.
+ Thức ăn thô khô và xác vỏ: tỉ lệ xơ thô trên 18%, ít dinh dưỡng, mật độ năng lượng thấp.
Thức ăn thô, xanh được sử dụng cho nhiều loại vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà,...
- Thức ăn bổ sung và phụ gia:
+ Vai trò của thức ăn bổ sung: hỗ trợ tiêu hóa, phòng bệnh (enzyme, probiotics, thảo dược,...)
+ Vai trò của phụ gia: cải thiện chất lượng sản phẩm, hỗ trợ bảo quản, duy trì chất lượng thức ăn.
- Thức ăn hỗn hợp:
+ Thức ăn hỗn hợp cung cấp năng lượng, protein, khoáng, vitamin ở dạng đậm đặc, còn có thể bổ sung thêm kháng sinh và thuốc phòng bệnh.
+ Vai trò của thức ăn hỗn hợp là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi để duy trì sức khỏe và phát triển, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Câu 5:
21/07/2024Hãy so sánh các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu Bảng 1.
Bảng 1. Các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi
Phương pháp sản xuất |
Đặc điểm |
Cách tiến hành |
Nguyên liệu sử dụng |
Thức ăn ủ chua |
|
|
|
Thức ăn ủ men |
|
|
|
Phương pháp sản xuất |
Đặc điểm |
Cách tiến hành |
Nguyên liệu sử dụng |
Thức ăn ủ chua |
- Bảo quản được trong thời gian dài - Thức ăn ủ chua sau 3-4 tuần có màu vàng rơm hoặc màu vàng nâu, mềm, không nhũn nát, mùi chua nhẹ, không mốc, không có mùi lạ. |
- B1: Xử lí nguyên liệu - B2: Phối trộn nguyên liệu - B3: Ủ nguyên liệu |
Thân cây ngô, các loại cỏ hoặc các loại rau xanh có sẵn, đường hoặc rỉ mật đường, muối |
Thức ăn ủ men |
- Giúp thức ăn chuyển sang trạng thái chín sinh học mà không cần nấu. - Thức ăn ủ men có màu sắc đặc trưng phụ thuộc vào nguyên liệu ủ, mùi thơm, chua nhẹ, tươi xốp, mềm ẩm, không mốc |
- B1: Xử lí nguyên liệu - B2: Ủ nguyên liệu
|
Cám gạo, bột ngô, bột sắn, men giống sử dụng chế phẩm men thương mại hoặc sử dụng bánh men rượu gạo |
Câu 6:
23/07/2024Loại vi sinh vật nào dưới đây được sử dụng phổ biến trong lên men thức ăn tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn, … trong chăn nuôi?
A. Nấm men
B. Vi khuẩn lactic
C. Virus
D. Nấm mốc
Đáp án đúng là: B
Loại vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong lên men thức ăn tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn, … trong chăn nuôi là: vi khuẩn lactic.
Câu 7:
10/07/2024Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm bao nhiêu loại và được sản xuất như thế nào? Hãy vẽ sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
* Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm 2 loại:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
- Thức ăn đậm đặc
* Quy trình sản xuất:
- Bước 1: Nhập nguyên liệu và làm sạch.
- Bước 2: Cân, nghiền và phối trộn.
- Bước 3: Hấp chín và ép viên
- Bước 4: Sàng phân loại và đóng bao
* Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp:
Câu 8:
20/07/2024Công nghệ enzyme được ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi như thế nào?
Các loại enzyme tiêu hóa được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi với các mục đích sau:
- Tăng cường tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hoá như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao.
- Tăng hiệu quả lên men trong ủ chua thức ăn thôi, xanh cho gia súc nhai lại.
Câu 9:
22/07/2024Trong công nghệ lên men, các phương pháp lên men nào được ứng dụng trong sản xuất thức ăn cho lợn và gia súc nhai lại?
Trong công nghệ lên men, các phương pháp lên men được ứng dụng trong sản xuất thức ăn cho lợn và gia súc nhai lại:
- Ủ chua
- Phương pháp đường hóa xơ
Câu 10:
16/07/2024Những công nghệ cao nào dưới đây được ứng dụng trong bảo quản thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp?
A. Công nghệ bảo quản lạnh
B. Công nghệ lên men
C. Bảo quản bằng silo
D. Công nghệ enzyme
Những công nghệ cao được ứng dụng trong bảo quản thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp:
- Công nghệ bảo quản lạnh
- Bảo quản bằng silo