Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SBT Vật lý 11 KNTT Sóng điện từ

Giải SBT Vật lý 11 KNTT Sóng điện từ

Giải SBT Vật lý 11 KNTT Sóng điện từ

  • 109 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 9:

18/07/2024

Thang của sóng điện từ được biễu diễn theo bước sóng tăng dần như Hình 11.1.

Hình 11.1 Mô tả ngắn gọn một ứng dụng của tia X trong thực tiễn. (ảnh 1)

Mô tả ngắn gọn một ứng dụng của tia \(X\) trong thực tiễn.

Xem đáp án

Tia X bước sóng ngắn có khả năng đâm xuyên mạnh nên được ứng dụng trong việc chụp X quang chẩn đoán hình ảnh trong y học.


Câu 10:

19/07/2024

Thang của sóng điện từ được biễu diễn theo bước sóng tăng dần như Hình 11.1.

Hình 11.1 Chỉ ra hai đặc điểm khác nhau giữa sóng điện từ và sóng âm (ảnh 1)

Chỉ ra hai đặc điểm khác nhau giữa sóng điện từ và sóng âm.

Xem đáp án

Hai đặc điểm khác nhau giữa sóng âm và sóng điện từ:

- Sóng điện từ là sóng ngang, sóng âm là sóng dọc.

- Sóng điện từ truyền được trong chân không, sóng âm không truyền được trong chân không.


Câu 13:

21/07/2024

Một vệ tinh địa tĩnh ở độ cao 36 600 km so với một đài phát hình trên mặt đất, nằm trên đường thẳng nối vệ tinh và tâm Trái Đất. Coi Trái Đất là một hình cầu có bán kính \(6400{\rm{\;km}}\). Vệ tinh nhận sóng truyền hình từ đài phát rồi phát lại tức thời tín hiệu đó về Trái Đất. Biết tốc độ truyền sóng \({\rm{c}} = {3.10^8}{\rm{\;m}}/{\rm{s}}\). Tính khoảng thời gian lớn nhất mà sóng truyền hình đi từ đài phát đến Trái Đất.

Xem đáp án

Thời gian lớn nhất mà sóng truyền hình đi từ đài phát đến Trái Đất chính là thời gian sóng đi từ đài phát đến vệ tinh sau đó từ vệ tinh truyền về Trái Đất theo phương tiếp tuyến với Trái Đất (Hình 11.1G).

Một vệ tinh địa tĩnh ở độ cao 36 600 km so với một đài phát hình trên mặt đất, nằm  (ảnh 1)

Khoảng cách lớn nhất đó là:

\[d\; = QM + 36600\; = \sqrt {{{(36600 + 6400)}^2} - {{6400}^2}} + 36600 \approx 79121{\rm{\;km}}\]

Khoảng thời gian lớn nhất mà sóng truyền hình đi từ đài phát đến vệ tinh rồi quay lại Trái Đất là: \({\rm{t}} = \frac{{\rm{d}}}{{\rm{c}}} = \frac{{79121000}}{{3 \cdot {{10}^8}}} \approx 0,26{\rm{\;s}}{\rm{.\;}}\)


Câu 14:

21/07/2024

Một anten radar phát ra những sóng điện từ đến vật đang chuyển động về phía radar. Thời gian từ lúc anten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ từ vật trở lại là \(80\mu {\rm{s}}\). Sau hai phút, đo lần thứ hai, thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là \(76\mu {\rm{s}}\). Tính tốc độ trung bình của vật. Coi tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng \(3 \cdot {10^8}{\rm{\;m}}/{\rm{s}}\).

Xem đáp án

Lần 1: \({d_1} = \frac{{c{t_1}}}{2} = \frac{{3 \cdot {{10}^8} \cdot 80 \cdot {{10}^{ - 6}}}}{2} = 12000{\rm{\;m}}\).

Lần 2: \({{\rm{d}}_2} = \frac{{{\rm{c}}{{\rm{t}}_2}}}{2} = \frac{{3 \cdot {{10}^8} \cdot 76 \cdot {{10}^{ - 6}}}}{2} = 11400{\rm{\;m}}\).

\( \Rightarrow \overline v = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{\rm{\Delta }}t}} = \frac{{12000 - 11400}}{2} = 300{\rm{\;m/s}}\).


Câu 15:

10/07/2024

Giả sử một vệ tinh truyền thông đang đứng yên so với mặt đất ở một độ cao xác định trong mặt phẳng xích đạo Trái Đất, đường thẳng nối vệ tinh với tâm Trái Đất đi qua kinh tuyến số 0 hoặc kinh tuyến gốc. Coi Trái Đất như một quả cầu bán kính \(6400{\rm{\;km}}\), khối lượng là \({6.10^{24}}{\rm{\;kg}}\) và chu kì quay quanh trục của nó là \(24{\rm{\;h}}\), hằng số hấp dẫn \({\rm{G}} = 6,67 \cdot {10^{ - 11}}{\rm{\;N}} \cdot {{\rm{m}}^2}/{\rm{k}}{{\rm{g}}^2}\). Sóng cực ngắn \({\rm{f}} > 30{\rm{MHz}}\) phát từ vệ tinh truyền thẳng đến các điểm nằm trên xích đạo Trái Đất trong khoảng kinh độ nào?

Xem đáp án

Quỹ đạo của vệ tinh quanh Trái Đất được mô tả như Hình 11.2Ga.

Giả sử một vệ tinh truyền thông đang đứng yên so với mặt đất ở một độ cao xác định  (ảnh 1)

Vì vệ tinh địa tĩnh đứng yên so với Trái Đất, lực hấp dẫn là lực hướng tâm, nên ta có:

\({F_{hd}} = {F_{ht}} \Leftrightarrow G\frac{{Mm}}{{{r^2}}} = m{\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)^2}r\)   

\(\; \Rightarrow r = \sqrt[3]{{GM{{\left( {\frac{T}{{2\pi }}} \right)}^2}}} = \sqrt[3]{{6,67 \cdot {{10}^{ - 11}} \cdot 6 \cdot {{10}^{24}}{{\left( {\frac{{24 \cdot 60 \cdot 60}}{{2\pi }}} \right)}^2}}} \approx 42,3 \cdot {10^6}{\rm{\;m}}.\)

Vùng phủ sóng nằm trong miền giữa hai tiếp tuyến kẻ từ vệ tinh tới Trái Đất.

Do vậy, ta xác định được: \({\rm{cos}}\varphi = \frac{{\rm{R}}}{{\rm{r}}} \approx \frac{1}{7} \Rightarrow \varphi \approx 81^\circ {20^{\rm{'}}}\) : Từ \(81^\circ {20^{\rm{'}}}\) kinh độ tây đến kinh độ đông.


Bắt đầu thi ngay