Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SBT Vật lí 11 KNTT Bài 21. Tụ điện

Giải SBT Vật lí 11 KNTT Bài 21. Tụ điện

Giải SBT Vật lí 11 KNTT Bài 21. Tụ điện

  • 119 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

15/07/2024

Câu 21.4 SBT Vật lí 11 trang 43. Một tụ điện khởi động cho động cơ có các thông số như Hình 21.1. Đơn vị VAC (hoặc V.ac) là điện áp ứng với dòng điện xoay chiều, còn VDC (hay V.dc) là điện áp ứng với dòng điện một chiều cùng được đọc là vôn. Thông số điện áp 370 VAC được hiểu là

Một tụ điện khởi động cho động cơ có các thông số như Hình 21.1 (ảnh 1)

Hình 21.1. Tụ điện của một động cơ

A. điện áp tối thiểu khi mắc tụ điện vào.

B. điện áp mà tụ điện hoạt động tốt nhất.

C. điện áp xoay chiều hiệu dụng cao nhất để đảm bảo cho tụ hoạt động tốt. Đây không phải là thông số điện áp một chiều.

D. điện áp mà khi mắc tụ điện vào thì điện dung bằng 15μF.

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là C

Thông số điện áp 370 VAC được hiểu là điện áp xoay chiều hiệu dụng cao nhất để đảm bảo cho tụ hoạt động tốt. Đây không phải là thông số điện áp một chiều


Câu 7:

10/07/2024

Câu 21.7 SBT Vật lí 11 trang 44. Chọn mua hai chiếc tụ điện loại A và một chiếc tụ điện loại B trong bài 21.5 về ghép thành bộ như Hình 21.3.

a) Tính điện dung của bộ tụ điện.

b) Sử dụng bộ tụ điện trong Hình 21.3 có thể thay thế cho tụ điện quạt bị hỏng trong Hình 21.2 không? Giải thích lí do.

Chọn mua hai chiếc tụ điện loại A và một chiếc tụ điện loại B trong bài 21.5 về ghép thành bộ như Hình 21.3 (ảnh 1).

Hình 21.3. Bộ tụ điện

Xem đáp án

Lời giải

a) Áp dụng công thức ghép tụ điện nối tiếp và song song để giải bài toán.

Ở đoạn mạch phía dưới Hình 21.3 có tụ CA ghép nối tiếp tụ CB nên:

CAB=CA.CBCA+CB=1,5.31,5 +3 =1μF

Xét cả bộ tụ ta có mạch dưới và mạch trên mắc song song nên điện dung Cb của bộ tụ điện là Cb=CA+CAB=1,5 +1=2,5μF

b) Tuy điện dung của bộ tụ điện trong Hình 21.3 phù hợp với điện dung của tụ điện dùng cho quạt điện trong Hình 21.2 nhưng lại không thể thay thế cho tụ điện này được vì điện áp tối đa của tụ A chỉ là 150V kéo theo bộ tụ điện cũng chỉ sử dụng được ở điện áp tối đa 150V, nhỏ hơn điện áp thực tế mà chiếc quạt điện sử dụng là 220V.


Câu 11:

14/07/2024

Câu 21.11 SBT Vật lí 11 trang 45. Năng lượng của điện trường trong một tụ điện đã tích được điện tích q không phụ thuộc vào

A. điện tích mà tụ điện tích được.                      

B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.

C. thời gian đã thực hiện để tích điện cho tụ điện.                                

D. điện dung của tụ điện.

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là C

W=12CU2=Q22C=12QU. Năng lượng của điện trường trong một tụ điện đã tích được điện tích q không phụ thuộc vào thời gian đã thực hiện để tích điện cho tụ điện được điện tích q không phụ thuộc vào thời gian đã thực hiện để tích điện cho tụ điện


Câu 18:

15/07/2024

Câu 21.18 SBT Vật lí 11 trang 46. Tính năng lượng được giải phóng (hay công phóng điện) khi ta ghép nối hai tụ điện trong bài 21.17 theo cách nối dây dương của tụ điện này với dây âm của tụ điện kia.

Xem đáp án

Khi ta ghép nối hai tụ điện trong Bài 21.17 theo cách nối dây dương của tụ điện này với dây âm của tụ điện kia thì điện tích của bộ tụ điện sau khi ghép nối bằng:

Qsau=Qa -Qb =20.10-6C

Năng lượng trên bộ tụ điện sau khi ghép bằng:

Usau =QsauCsau=CaUa -CbUbCa+Cb=407V

Tính năng lượng được giải phóng (hay công phóng điện) khi ta ghép nối hai tụ điện trong bài 21.17 (ảnh 1)

Câu 20:

20/07/2024

Câu 21.20 SBT Vật lí 11 trang 47. Hình 21.9 bị xoá tên đại lượng trên trục tung. Ba đồ thị mô tả sự biến thiên của ba đại lượng: năng lượng, điện dung, điện tích, khi hiệu điện thế U thay đổi từ 0 đến 40 V. Hãy xác định tên trên trục tung của các đồ thị đó và giải thích.

Hình 21.9 bị xoá tên đại lượng trên trục tung. Ba đồ thị mô tả sự biến thiên của ba đại lượng: năng lượng (ảnh 1)

Hình 21.9. Đồ thị biến thiên của các đại lượng theo hiệu điện thế


Xem đáp án

Lời giải

Điện dung của tụ điện là đại lượng không đổi và không phụ thuộc hiệu điện thế U nên đồ thị song song với trục hoành. Vì vậy trục tung của Hình 21.9a là điện dung C. Điện tích của tụ điện là hàm bậc nhất do tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu bản tụ điện theo công thức Q = CU có đồ thị là đường thẳng. Vì vậy trục tung của Hình 21.9b điện tích Q.

Năng lượng của tụ điện là hàm bậc hai của hiệu điện thế giữa hai bản tụ theo công thức W=CU22, có đồ thị là đường cong parabol. Vì vậy trục tung của Hình 21.9c là năng lượng W.


Bắt đầu thi ngay