Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SBT Vật lí 11 CTST Bài 14. Tụ điện

Giải SBT Vật lí 11 CTST Bài 14. Tụ điện

Giải SBT Vật lí 11 CTST Bài 14. Tụ điện

  • 58 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 6:

22/07/2024

Các thông số được ghi trên các tụ điện trong Hình 14.1 cho biết điều gì?

Các thông số được ghi trên các tụ điện trong Hình 14.1 cho biết điều gì? (ảnh 1)
Xem đáp án

Vì trên vỏ tụ điện thường sẽ ghi giá trị điện dung và hiệu điện thế giới hạn của tụ nên ta có bảng sau:

 

Điện dung (μF)

Hiệu điện thế giới hạn (V)

Tụ điện 1

1000

10

Tụ điện 2

0,1

10


Câu 7:

22/07/2024

Có nhận định cho rằng: "Để giảm điện dung của một tụ điện bất kì thì ta chỉ cần tăng hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện đó". Em hãy cho biết nhận định trên là đúng hay sai. Vì sao?

Xem đáp án

Nhận định trên là sai vì điện dung của một tụ điện chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện mà không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ.


Câu 8:

22/07/2024

Nối hai bản của tụ điện 1 với hai cực của một nguồn điện không đổi thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U và điện tích của tụ là Q. Ngắt tụ điện 1 khỏi nguồn, sau đó nối hai bản của tụ điện 1 với hai bản của tụ điện 2 giống hệt tụ điện 1. Hãy cho biết hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện 1 thay đổi như thế nào nếu ban đầu tụ điện 2 không tích điện.

Xem đáp án

Vì hai tụ điện giống hệt nhau nên khi mắc hai bản của tụ điện 1 với hai bản của tụ điện 2 thì điện tích từ tụ điện 1 sẽ chuyển dời qua tụ điện 2 đến khi điện tích hai tụ bằng nhau. Do đó, điện tích của tụ điện 1 sẽ giảm đi một nửa, dẫn đến hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện 1 sẽ giảm đi một nửa do điện dung không thay đổi.


Câu 10:

22/07/2024

Điện dung của một tụ điện phẳng thay đổi như thế nào nếu tăng diện tích của hai bản tụ nhưng phần diện tích đối diện S giữa hai bản vẫn được giữ không đổi?

Xem đáp án

Điện dung không thay đổi vì điện dung của tụ điện phẳng phụ thuộc vào phần diện tích đối diện S giữa hai bản chứ không phụ thuộc diện tích mỗi bản tụ điện.


Câu 12:

23/07/2024

Trong một số bàn phím máy tính, mỗi nút bấm được gắn với một tụ điện phẳng hai bản song song (có mô hình minh hoạ như Hình 14.2).

Trong một số bàn phím máy tính, mỗi nút bấm được gắn với một tụ điện phẳng hai bản song song (ảnh 1)

Khi giá trị điện dung của tụ điện thay đổi, máy tính sẽ ghi nhận tín hiệu tương ứng với kí tự trên bàn phím. Bản kim loại phía trên của tụ được gắn chặt với nút bấm và có thể di chuyển mỗi khi nhấn nút. Tụ điện nói trên được nối với mạch điện ngoài nên hiệu điện thế giữa hai bản tụ được duy trì ở một giá trị không đổi U=5 V. Trước khi gõ phím, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2 mm, khi đó tụ điện có điện dung là 0,81 pF. Biết rằng điện dung của tụ tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ. Khi gõ nút bấm đi xuống một đoạn 1,5 mm thì điện tích của tụ điện sẽ tăng hay giảm một lượng bao nhiêu?

Xem đáp án

Điện tích của tụ điện trước khi gõ là: Q1=C1U1=0,81101254,051012C.

Gọi điện dung của tụ điện sau khi gõ là C2. Vì điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ nên:

C2C1=d1d2C2=C1d1d2=0,81221,5=3,24pF

Điện tích của tụ điện sau khi gõ là: Q2=C2U2=3,24101251,621011C.

Điện tích của tụ điện tăng một lượng:

ΔQ=Q2Q1=1,6210114,0510121,221011C


Bắt đầu thi ngay