Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Giải SBT Sử 8 KNTT Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng Ngoài thế kỉ 19

Giải SBT Sử 8 KNTT Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng Ngoài thế kỉ 19

Giải SBT Sử 8 KNTT Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng Ngoài thế kỉ 19

  • 86 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 11:

Hãy lựa chọn những nội dung phù hợp để hoàn thiện sơ đồ dưới đây về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Hãy lựa chọn những nội dung phù hợp để hoàn thiện sơ đồ dưới đây về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. (ảnh 1)
Xem đáp án

Điền các thông tin theo thứ tự sau:

(1) Hoàng Công Chất;

(2) 30 năm;

(3) Nguyễn Hữu Cầu;

(4) 10 năm;

(5) Nguyễn Danh Phương;

(6) 11 năm.


Câu 13:

Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây: khủng hoảng sâu sắc, khốn cùng, Đàng Ngoài, Nguyễn Danh Phương, thúc đẩy, thất bại, các tầng lớp nhân dân, khuyến khích khai hoang, lún sâu, phong trào Tây Sơn

Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở ...(1)... đã nổ ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do ...(2)..., Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,... lãnh đạo. Phong trào nông dân bùng nổ trong bối cảnh chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào ...(3)... Đời sống nhân dân khó khăn, ...(4)... về mọi mặt đã ...(5)... họ đứng lên đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa đã thu hút ... (6)... tham gia và kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều ...(7)... Do tác động của phong trào, chúa Trịnh buộc phải thực hiện một số chính sách tiến bộ như: ...(8)..., đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,... Phong trào nông dân Đàng Ngoài cũng giáng : đòn mạnh mẽ làm cho chính quyền Lê - Trịnh ... (9)... vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện. Nhờ đó, ...(10)... có cơ hội thuận lợi để từ Đàng Trong phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

Xem đáp án

Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đã nổ ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,... lãnh đạo. Phong trào nông dân bùng nổ trong bối cảnh chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đời sống nhân dân khó khăn, khốn cùng về mọi mặt đã thúc đẩy họ đứng lên đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa đã thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia và kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều thất bại. Do tác động của phong trào, chúa Trịnh buộc phải thực hiện một số chính sách tiến bộ như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,... Phong trào nông dân Đàng Ngoài cũng giáng : đòn mạnh mẽ làm cho chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện. Nhờ đó, phong trào Tây Sơn có cơ hội thuận lợi để từ Đàng Trong phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.


Câu 14:

Hãy hoàn thiện sơ đồ (theo mẫu dưới đây) về một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Hãy hoàn thiện sơ đồ (theo mẫu dưới đây) về một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.  (ảnh 1)
Xem đáp án

HS điền các thông tin sau vào sơ đồ:

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất

+ Thời gian: 1739 – 1769

+ Địa bàn chính: Mường Thanh (Điện Biên)

+ Phạm vi: vùng Tây Bắc

+ Kết quả: thất bại

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương

+ Thời gian: 1740 – 1751

+ Địa bàn chính: Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

+ Phạm vi: Sơn Tây, Tuyên Quang.

+ Kết quả: thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu

+ Thời gian: 1741 - 1751

+ Địa bàn chính: Đồ Sơn, Văn Đồn...

+ Phạm vi: Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

+ Kết quả: thất bại


Câu 15:

Từ kết quả hoàn thiện sơ đồ trên, hãy nêu nhận xét về điểm chung và nổi bật của các cuộc khởi nghĩa đó. Em có ấn tượng với cuộc khởi nghĩa nào nhất? Vì sao?

Xem đáp án

- Nhận xét: Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa: tuy kéo dài hàng chục năm song cuối cùng đều thất bại. Điểm nổi bật:

+ Cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất kéo dài nhất trong 3 cuộc khởi nghĩa, không chỉ chống lại chính quyền phong kiến mà còn góp phần bảo vệ vùng biên giới, giúp dân ổn định cuộc sống.

+ Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương phát triển mạnh, uy thế lên cao.

+ Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu gây cho quân của chúa Trịnh nhiều khốn đốn.

- Em ấn tượng nhất với cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, vì: cuộc khởi nghĩa này không chỉ chống lại ách áp bức, bóc lột của chính quyền Lê – Trịnh, mà còn đuổi giặc Phẻ (năm 1754) giải phóng Mường Then (Mường Thanh) lập nên các bản mường.


Câu 16:

Đoạn tư liệu dưới đây giúp em biết thông tin gì về phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả nêu ra trong tư liệu? Vì sao?

Tư liệu: Hiện tượng nông dân lưu vong phổ biến là kết quả sự phá sản của nền kinh tế nông nghiệp nói riêng, của nền kinh tế tiểu nông nói chung, chứng tỏ sản xuất nông nghiệp đã bị phá hoại nghiêm trọng. Tình hình đó càng làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Người nông dân chỉ còn một con đường thoát duy nhất là chống lại nhà nước quân chủ chuyên chế mà đại biểu là Triều đình Lê - Trịnh và bộ máy quan liêu tham nhũng, mục nát.

 (Theo Nguyễn Phan Quang, Phong trào nông dân Việt Nam thế kỉ XVIII (ở Đàng Ngoài), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr. 21)

Xem đáp án

- Tư liệu đề cập đến thực trạng sa sút của nền kinh tế nông nghiệp và đời sống đói khổ của người nông dân,... Điều đó đã thúc đẩy họ đứng dậy đấu tranh chống triều đình phong kiến và bộ máy quan lại tham nhũng, mục nát.

- Đồng tình với tác giả khi cho rằng mâu thuẫn xã hội gay gắt và người nông dân chỉ còn một con đường duy nhất là đứng lên đấu tranh chống lại chính quyền Lê - Trịnh. Đó cũng là quy luật tất yếu trong lịch sử: có áp bức có đấu tranh.


Câu 17:

Hãy chọn một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII mà em yêu thích nhất và lập thẻ nhớ về nhân vật đó theo gợi ý dưới đây.

Hãy chọn một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII mà em yêu thích nhất và lập thẻ nhớ về nhân vật đó theo gợi ý dưới đây.   (ảnh 1)
Xem đáp án

(*) Tham khảo:

- Tên nhân vật: Hoàng Công Chất

- Năm sinh: 1706

- Năm mất: 1767

- Tóm tắt tiểu sử:

+ Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ, tỉnh Thái Bình, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư.

+ Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại chính quyền Lê – Trịnh, cứu giúp dân nghèo.

- Vai trò/ đóng góp của nhân vật:

+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân (ở vùng Tây Bắc) chống lại chính quyền Lê – Trịnh.

+ Đánh đuổi giặc Phẻ, giải phóng Mường Then (Mường Thanh), bảo vệ miền biên giới của Tổ quốc.

- Điểm em yêu thích từ nhân vật: lòng yêu nước, thương dân.

- Dấu ấn của nhân vật đến hiện nay:

+ Di tích Thành Bản Phủ (Điện Biên)

+ Đường Hoàng Công Chất (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).


Bắt đầu thi ngay