Giải SBT Sử 11 KNTT Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và Chiến tranh giải phóng trong lịch sử việt nam (từ thế kỉ ii trước công nguyên đến cuối thế kỉ xix)
Giải SBT Sử 11 KNTT Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và Chiến tranh giải phóng trong lịch sử việt nam (từ thế kỉ ii trước công nguyên đến cuối thế kỉ xix)
-
108 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Ý không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc?
Chọn D
Câu 3:
27/10/2024Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là
Đáp án đúng là: C
Điều này thể hiện sự bình đẳng giới và vai trò quan trọng của phụ nữ trong cuộc chiến đấu giành độc lập. Sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng cùng với các nữ tướng khác không chỉ khẳng định sức mạnh của phái nữ mà còn làm nổi bật tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc.
→ C đúng
- A sai vì nhiều cuộc khởi nghĩa trong lịch sử cũng thu hút sự tham gia của quần chúng. Điều này không phải là đặc trưng riêng của cuộc khởi nghĩa này, mà là một yếu tố phổ biến trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc.
- B sai vì nhiều cuộc khởi nghĩa khác trong lịch sử Việt Nam cũng được sự hỗ trợ của các tù trưởng địa phương để tạo sức mạnh tổng hợp. Đây là một chiến lược phổ biến nhằm xây dựng lực lượng trong các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm.
- D sai vì nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh khác trong lịch sử cũng áp dụng cách tổ chức này để tối ưu hóa khả năng tác chiến và phối hợp lực lượng. Đây là một phương pháp quân sự phổ biến nhằm tăng cường hiệu quả chiến đấu.
* Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
- Thời gian: 40 - 43
- Người lãnh đạo: Hai Bà Trưng
- Chống chính quyền cai trị: Nhà Hán
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua.
+ Năm 43, Mã Viện đem quân tấn công. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (tranh dân gian Đông Hồ)
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Giải SBT Lịch sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Câu 4:
22/07/2024Người lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, lập nên Vương triều Lê sơ là ai?
Chọn C
Câu 5:
17/07/2024Nét nổi bật về tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1418 - 1423 là gì?
Chọn A
Câu 6:
22/07/2024Quyết định nào của Lê Lợi tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Chọn B
Câu 8:
23/07/2024Trận đánh nào buộc quân Minh phải đầu hàng và rút quân về nước trong khởi nghĩa Lam Sơn?
Chọn D
Câu 10:
22/07/2024Đóng góp của phong trào Tây Sơn trong việc tiến quân ra Bắc, lật đổ chính quyền họ Trịnh là gì?
Chọn B
Câu 11:
22/07/2024Ý nào không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc?
Chọn D
Câu 12:
18/07/2024Hãy xác định câu đúng hoặc sai về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và giải 2200 thích ngắn gọn câu sai.
1. Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ vào năm 1407.
2. Núi Chí Linh là nơi Lê Lợi chọn làm căn cứ lâu dài cho cuộc khởi nghĩa.
3. Tại trận Chi Lăng - Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh tan đội quân cứu viện của nhà Minh.
4. Đông Quan (Hà Nội) là nơi Lê Lợi và các hào kiệt tổ chức hội thề, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước.
5. Hội thề Lũng Nhai (Thanh Hoá) đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của nhà Minh trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
6. Bộ chỉ huy khởi nghĩa Lam Sơn là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí,...
7. Quân Minh gặp khó khăn trong nước nên phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
8. Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
9. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu đúng là: 3, 6, 8.
- Những câu sai là: 1, 2, 4, 5, 7
+ Câu số 1 => sửa: Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, đất nước ta bước vào thời kì bị nhà Minh đô hộ, năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ;
+ Câu số 2 => sửa: Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi phải rút quân ba lần lên núi Chí Linh;
+ Câu số 4 => sửa: Đông Quan là nơi tổ chức Hội thề Đông Quan, do Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phía để bàn về kết thúc chiến tranh, quân Minh rút về nước;
+ Câu số 5 => sửa: Năm 1416, Lê Lợi cùng các hào kiệt tổ chức hội thề ở Lũng Nhai nguyện một lòng đánh giặc cứu nước;
+ Câu số 7 => sửa: Nghĩa (quân Lam Sơn liên tiếp giành thắng lợi tại Chi Lăng (Lạng Sơn), Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang) đã khiến quân Minh phải tham gia Hội thề Đông Quan, rút quân về nước;
+ Câu số 9 => sửa: Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã khôi phục nền độc lập dân tộc, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
Câu 13:
22/07/2024Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống (….) trong các đoạn văn sau cho phù hợp về ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn và khởi nghĩa Tây Sơn.
3.1. Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc ...(1), có tính chất ...(2) rộng rãi. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã chấm dứt thời kì đô hộ của ...(3), khôi phục nền ...(4), đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
3.2. Phong trào Tây Sơn từ một ..(1) đã phát triển thành ...(2) rộng lớn, lập nên những chiến công hiển hách. Phong trào đã lật đổ các chính quyền phong kiến ...(3)..., xoá bỏ tình trạng ...(4) Đồng thời, phong trào còn đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc nền ...(5) và ...(6) của Tổ quốc.
♦ Yêu cầu 3.1
Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc (1) chiến tranh giải phóng dân tộc, có tính chất (2) nhân dân rộng rãi. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã chấm dứt thời kì đô hộ của (3) nhà Minh, khôi phục nền (4) độc lập dân tộc, đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
♦ Yêu cầu 3.2
Phong trào Tây Sơn từ một (1) cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành (2) phong trào dân tộc rộng lớn, lập nên những chiến công hiển hách. Phong trào đã lật đổ các chính quyền phong kiến (3) Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng (4) chia cắt đất nước Đồng thời, phong trào còn đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc nền (5) độc lập dân tộc và (6) chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu 14:
15/07/2024Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
4.1. Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc.
4.2. Phong trào Tây Sơn
♦ Yêu cầu 4.1
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1-d |
2-c |
3 - b |
4-a |
♦ Yêu cầu 4.2
1-c |
2-a |
3-g |
4-e |
5-b |
6-d |
7-h |
|
Câu 15:
23/07/2024Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê về nội dung chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu diễn ra từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX.
Tên cuộc khởi nghĩa |
Thời gian |
Địa điểm |
Người lãnh đạo |
Trận đánh lớn |
Kết quả |
1 |
|
|
|
|
|
Khởi nghĩa |
Thời gian |
Địa điểm |
Người lãnh đạo |
Trận đánh lớn |
Kết quả |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
40 - 43 |
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam |
Trưng Trắc; Trưng Nhị |
Hát Môn; Luy Lâu; Mê Linh,… |
- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn. - Bị nhà Hán đàn áp. |
Khởi nghĩa Bà Triệu |
248 |
Cửu Chân |
Triệu Thị Trinh |
Núi Nưa; Núi Tùng,… |
- Khởi nghĩa bị đàn áp. |
Khởi nghĩa Lý Bí |
542 - 603 |
Giao Châu |
Lý Bí; Triệu Quang Phục |
Dạ Trạch, … |
- Giành được chính quyền trong khoảng 60 năm. - Bị nhà Tùy đàn áp. |
Khởi nghĩa Phùng Hưng |
776 - 791 |
Tống Bình |
Phùng Hưng |
Tống Bình,… |
- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn. - Bị nhà Đường đàn áp. |
1418 đến 1427 |
Đại Ngu |
Lê Lợi; Nguyễn Trãi,… |
Tốt Động - Chúc Động; Chi Lăng - Xương Giang,… |
- Lật đổ ách thống trị của nhà Minh; giành lại độc lập dân tộc - Đưa đến sự ra đời của nhà Lê. |
|
Phong trào Tây Sơn |
Cuối thế kỉ XVIII |
Đại Việt |
Nguyễn Nhạc; Nguyễn Huệ; Nguyễn Lữ |
Rạch Gầm - Xoài Mút; Ngọc Hồi - Đống Đa,… |
- Lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước; - Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc. |
Câu 17:
22/07/2024Lập và hoàn thành bảng thể hiện mối liên hệ giữa các câu thơ trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi với một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427).
Câu thơ trong bài Bình Ngô đại cáo |
Sự kiện lịch sử trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) |
|
|
|
|
Có thể thống kê một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) có mối liên hệ với các câu thơ trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Câu thơ trong bài Bình Ngô đại cáo |
Sự kiện lịch sử trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) |
Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình |
Xây dựng căn cứ địa Lam Sơn |
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay |
Trận Bồ Đằng (Nghệ An) năm 1424 Trận Trà Lân (Nghệ An) năm 1424 |
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tạnh trôi vạn dặm Tốt Động thây chất đầy nội, nhờ để ngàn năm |
Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động (1427)
|
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hai lăm, bá tước Lương Minh chiến bại tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn” |
Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (1428)
|
Câu 18:
22/07/2024Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 400 - 500 chữ) nói về những bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Có thể kể đến một số bài học như:
+ Bài học về vận động, tập hợp lực lượng là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định. Việc vận động, tập hợp lực lượng được thực hiện qua khẩu hiệu, lời kêu gọi, qua chính sách chiêu mộ nhân tài,... Quá trình vận động, tập hợp quần chúng nhân dân cũng thể hiện tính chất dân tộc và chính nghĩa của các cuộc đấu tranh giành lại độc lập hoặc chống ách áp bức bóc lột.
+ Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc...
+ Bài học về nghệ thuật quân sự nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...
- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hoá; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (375 lượt thi)