Trang chủ Lớp 10 Sinh học Giải SBT Sinh 10 kết nối Bài 5: Chu kì tế bào và phân bào

Giải SBT Sinh 10 kết nối Bài 5: Chu kì tế bào và phân bào

Giải SBT Sinh 10 kết nối Bài 5: Chu kì tế bào và phân bào

  • 38 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân.

B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính với vi ống ở một phía của tâm động.

C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I.

D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B           

A. Sai. Kì đầu là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân.

C. Sai. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì đầu của giảm phân I.

D. Sai. Trong giảm phân, nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước giảm phân I.


Câu 4:

Câu nào dưới đây nói về bệnh ung thư là đúng?

A. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con.

B. Những tác nhân đột biến lí, hóa học có thể gây nên bệnh ung thư.

C. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên không thể chữa được.

D. Virus không thể gây bệnh ung thư.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Hầu hết các bệnh ung thư là do đột biến gene phát sinh trong các tế bào cơ thể nên không di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chỉ khoảng hơn 10% bệnh ung thư là do gene đột biến được truyền từ bố mẹ.

- Khoảng 80% bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.

- Một số loại virus có thể gây ung thư ở người như: Human papillomavirus; Epstein Barr virus; Hepatitis B, C virus; Human immunodeficiency virus (HIV); Human Herpesvirus 8; Human T-lymphotropic virus 1...


Câu 8:

Những phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Kết quả của giảm phân luôn tạo ra 4 loại giao tử.

B. Trao đổi chéo là cơ chế tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất trong giảm phân.

C. Loài nào có số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì qua giảm phân càng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

D. Chỉ những cá thể có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội mới có thể phân chia giảm phân.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C, D

- A. Sai. Có trường hợp có tác nhân đột biến có thể tạo ra ít hơn 4 loại.

- B. Sai. Biến dị tổ hợp được xảy ra theo cơ chế: Do trong quá trình giảm phân, các cặp gen tương ứng phân li độc lập, tổ hợp tự do tạo ra những loại giao tử khác nhau. Do trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên nhiều loại tổ hợp về kiểu gen.


Câu 9:

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Tế bào gốc là tế bào có thể phân chia tạo ra tế bào giống hệ nó và tế bào chuyên hóa.

B. Tế bào gốc phôi là loại tế bào gốc đa tiềm năng.

C. Tế bào gốc chỉ có thể phân lập được từ các phôi sớm.

D. Tế bào gốc có thể truyền từ người này sang người khác mà không bị hệ miễn dịch đào thải.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A            

- A. Đúng.Tế bào gốc là những tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau.

- B. Sai. Tế bào có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành được gọi là tế bào gốc đa tiềm năng, do chúng chỉ có thể phân chia và biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.

- C. Sai. Tế bào gốc có thể phân lập từ nhiều nguồn khác nhau như dịch tủy xương.

- D. Sai. Hệ thống miễn dịch của người có phản ứng đào thải các tế bào ghép.


Câu 11:

Một loài sinh vật vừa có khả năng sinh sản vô tính vừa có khả năng sinh sản hữu tính. Hãy cho biết: Trong điều kiện nào chúng sẽ sinh sản vô tính và trong điều kiện nào chúng sẽ sinh sản hữu tính? Giải thích.

Xem đáp án

Chúng sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính trong điều kiện :

- Chúng sinh sản vô tính nếu điều kiện môi trường sống ổn định, sinh vật có kiểu gene thích nghi tốt với môi trường, giúp tăng khả năng sống sót và thích nghi của các thế hệ con với các điều kiện môi trường. Vì sinh sản vô tính dựa trên hình thức phân bào nguyên phân nên các thế hệ con có kiểu gene giống như thế hệ ban đầu.

- Chúng sinh sản hữu tính khi môi trường sống thay đổi. Sinh sản hữu tính tạo ra đời con có nhiều biến dị tổ hợp, làm tăng tiềm năng thích nghi của đời con (một trong số các tổ hợp gene có thể thích nghi được với điều kiện môi trường), qua đó giúp duy trì nòi giống.


Câu 12:

Lập và hoàn thành bảng so sánh quá trình nguyên phân với quá trình giảm phân theo mẫu sau:

Xem đáp án

       Các đặc điểm khác biệt

Chỉ tiêu so sánh

Nguyên phân

Giảm phân

Khác nhau

Xảy ra ở loại tế bào nào?

Xảy ra ở tế bào soma và tế bào sinh dục sơ khai

Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín

Số lần nhân đôi nhiễm sắc thể

1 lần

2 lần

Số lần phân bào

1 lần

2 lần liên tiếp

Diễn biến của nhiễm sắc thể

- Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn và dính vào sợi thoi phân bào ở tâm động.

- GP1: NST kép co ngắn, đóng xoắn, cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.

- Kì giữa: Các NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.

- GP1: Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo.

- GP2: Các NST kép xếp thành 1 hàng.

- Kì sau: 2 cromatit của mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.

- GP1: Mỗi NST kép của cặp NST tương đồng phân ly về 1 cực của tế bào. Phân li độc lập và tổ hợp tự do.

- GP2: 2 cromatit của mỗi NST kép tách nhau và phân ly về 2 cực.

- Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân tế bào với số lượng 2n như tế bào mẹ.

- Các cặp NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n NST kép ở GP1 và n NST đơn ở GP2 bằng ½ ở tế bào mẹ.

Kết quả

Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội giống nhau và giống hệt tế bào mẹ.

Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội có số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ.

Ý nghĩa

Cho thấy quá trình hình thành và phát triển của các tế bào sinh dưỡng. Nó là kết quả để duy trì bộ NST của loài trong hệ sinh thái.

Cho thấy quá trình tạo tế bào sinh sản, sinh ra biến dị tổ hợp, tạo ra sự phong phú của loài, thích nghi với môi trường sống và tiến hóa.

Giống nhau

- Đều là hình thức phân bào, có 1 lần nhân đôi DNA.

- Đều có kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

- NST đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,…

- Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.

- Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

- Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.


Câu 13:

Vẽ đồ thị thể hiện sự biến thiên hàm lượng DNA từ kì trung gian qua giảm phân I, giảm phân II.

Xem đáp án

Đồ thị thể hiện sự biến thiên hàm lượng DNA từ kì trung gian qua giảm phân I, giảm phân II:

 Media VietJack

Câu 15:

Tần số người mắc bệnh ung thư hiện nay có xu hướng gia tăng. Với những kiến thức đã học, em có thể nêu ra những nguyên nhân và đề xuất giải pháp làm giảm thiểu sự gia tăng tần số người mắc bệnh ung thư.

Xem đáp án

- Nguyên nhân làm gia tăng tần số người mắc bệnh ung thư:

+ Tuổi thọ gia tăng, nên thời gian tiếp xúc với các tác nhân đột biến dài hơn.

+ Ô nhiễm môi trường sống làm phát sinh nhiều tác nhân gây đột biến.

+ Thói quen ăn uống không qua học, như uống nhiều rượu bia, ăn nhiều mỡ động vật, ăn các thức ăn bị mốc, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, cá muối, nướng cháy,…

+ Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, lười tập thể dục thể thao,…

- Đề xuất giải pháp làm giảm thiểu sự gia tăng tần số người mắc bệnh ung thư:

+ Hạn chế tiếp xúc với các nguồn chứa tác nhân gây đột biến ở môi trường bên ngoài như khói thuốc lá, các độc tố của vi sinh vật trong thực phẩm bị mốc, các loại hóa chất,...

+ Tích cực rèn luyện thể thao, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để tầm soát phát hiện sớm khối u, chữa trị triệt để những bệnh viêm nhiễm mãn tính do virus và các loài vi sinh vật.


Câu 16:

Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả cơ chế phát sinh bệnh ung thư.

Xem đáp án

Cơ chế phát sinh bệnh ung thư:

- Có hai nhóm gene chính mà khi chúng chính mà khi chúng đột biến sẽ khiến con người bị bệnh ung thư. Một nhóm gene được gọi là gene gây ung thư, nếu gen này bị đột biến làm tăng lượng yếu tố sinh trưởng khiến tế bào phân chia một cách bất thường thì gene đột biến lúc đó được gọi là gene ung thư. Nhóm gene thứ hai được gọi là gene ức chế khối u, bình thường sản phẩm các gene này có chức năng kìm hãm các tế bào của cơ thể không phân chia quá mức cần thiết. Khi đột biến, chúng không ngăn chặn được tế bào phân chia quá mức thì khối u sẽ xuất hiện. Khối u được hình thành và chỉ nằm yên ở một vị trí nhất định trong cơ thể thì được gọi là u lành tính. Nếu u lành tính đó lại tiếp tục bị đột biến khiến một số tế bào của khối u bị biến dạng và tách rời khỏi mô chui vào trong mạch màu đi tới các bộ phận khác của cơ thể hình thành nên các khối u mới thì những tế bào khối u đó được gọi là tế bào u ác tính hay ung thư.


Câu 17:

Hãy nêu các tác nhân gây ung thư và cách phòng tránh bệnh ung thư.

Xem đáp án

- Các tác nhân gây ung thư:

+ Tác nhân gây đột biến: như các chất hóa học, rượu bia, thuốc lá, các chất độc hại, các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, tia cực tím,…

+ Tác nhân sinh học: như virus, vi khuẩn.

- Cách phòng tránh bệnh ung thư:

+ Hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân gây đột biến, tránh xa khói thuốc, tia phóng xạ, không nên tiếp xúc quá mức với tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời.

+ Tránh tiếp xúc với các virus gây bệnh ung thư cũng như cần chữa trị triệt để các bệnh do virus.

+ Cần có chế độ ăn uống hợp lý như giảm chất béo động vật, ăn nhiều rau quả, thường xuyên tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng.


Câu 18:

Các biện pháp chữa bệnh ung thư hiện nay là gì?

Xem đáp án

- Các biện pháp chữa bệnh ung thư hiện nay bao gồm:

+ Phẫu thuật cắt bỏ khối u, chiếu xạ hoặc sử dụng hóa chất tiêu diệt các tế bào khối u.

+ Dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u, sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng cùng một số biện pháp khác.


Câu 19:

Tại sao các khối u thường tiêu thụ nhiều glucose hơn các mô bình thường?

Xem đáp án

 - Các khối u thường tiêu thụ glucose hơn các mô bình thường vì:

+ Các tế bào khối u thay đổi sự trao đổi chất của chúng để duy trì sự tăng sinh không kiếm soát và tồn tại, nhưng sự biến đổi này khiến chúng phụ thuộc vào việc cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng và năng lượng. Vì vậy, các tế bào khối u tiêu thụ glucose cao hơn các mô bình thường.


Câu 20:

Khi các nhà khoa học nuôi cấy tế bào sợi bình thường của người trong đĩa Petri trong môi trường nhân tạo thì các tế bào phân chia thành một lớp tế bào cho tới khi phủ kín toàn bộ bề mặt đĩa Petri thì dừng phân bào. Trong khi đó, nếu nuôi cấy các tế bào ung thư thì chúng phân chia thành nhiều lớp chồng lên nhau. Từ kết quả nghiên cứu, họ rút ra kết luận là tế bào bình thường có các thụ thể giúp chúng nhận biết được sự có mặt của tế bào nằm sát bên và khi cảm thấy không còn không gian trống xung quanh thì chúng dừng phân chia tế bào. Nếu giả thuyết này là đúng thì theo em, tế bào ung thư bị đột biến gene làm hỏng bộ phận nào của tế bào? Làm thế nào có thể kiểm chứng được giả thuyết của em?

Xem đáp án

- Nếu giả thuyết này đúng, thì tế bào ung thư bị đột biến gene đã bị hỏng bộ phận truyền tin của tế bào. Các tế bào ung thư bị hỏng cơ chế tiếp xúc nên số lượng tế bào đông đúc vẫn không ức chế sự phân bào. Khi đó tế bào vẫn phân chia tạo thành nhiều lớp chồng lên nhau trong khi các tế bào bình thường chỉ phân chia cho tới khi chúng chiếm hết diện tích bề mặt và dừng lại khi tiếp xúc trực tiếp với các tế bào bên cạnh.

- Kiểm chứng giả thuyết:


Câu 21:

Sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu và kì giữa của giảm phân I có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

- Ý nghĩa của sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu và kì giữa của giảm phân I:

+ Sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng.

+ Do đó, tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó là cơ sở để tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể, cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.


Câu 23:

Các nhà khoa học cho rằng, để tế bào vượt qua được điểm kiểm soát nhất định trong chu kì tế bào thì trong tế bào chất phải có chất điều hòa đặc hiệu cho từng điểm kiểm soát. Để kiểm chứng giả thuyết, người ta tiến hành dung hợp tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân với tế bào đang ở giai đoạn G1 của kì trung gian. Kết quả thu được như thế nào thì được coi là ủng hộ giả thuyết?

Xem đáp án

- Tiến hành dung hợp tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân với tế bào đang ở giai đoạn G1 của kì trung gian, kết quả cho thấy tế bào đang ở pha G1 chuyển sang qua M. Kết quả này chứng tỏ các chất có trong tế bào chất của các tế bào ở pha M đã điều khiển tế bào của pha G1 tiến tới pha M.


Câu 24:

Khi DNA của tế bào bị tổn thương sẽ tạo ra tín hiệu làm hoạt hóa protein p53. Protein này hoạt động dẫn đến làm ngừng chu kì tế bào để các enzyme có thể tiến hành sửa chữa những sai sót trong DNA rồi mới cho tế bào đi tiếp sang giai đoạn sau của chu kì tế bào. Nếu các sai sót không thể sửa chữa được, protein p53 sẽ kích hoạt tế bào tự chết theo chương trình. Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào bị đột biến gen p53 khiến không tạo ra hoặc tạo ra protein p53 không có hoạt tính?

Xem đáp án

- Nếu tế bào bị đột biến gen p53 khiến không tạo ra hoặc tạo ra protein p53 không có hoạt tính. Khi đó protein p53 sẽ không thể ngăn chặn được tế bào phân chia quá mức hoặc không kích hoạt được tế bào chết tự nhiên theo chương trình. Tế bào có DNA bị đột biến sẽ tiếp tục phân chia và tích lũy thêm nhiều đột biến khác, làm tăng khả năng phân chia của tế bào dẫn đến sự xuất hiện của khối u.


Câu 25:

Tại sao chu kì tế bào lại cần nhiều điểm kiểm soát?

Xem đáp án

- Điểm kiểm soát chu kì tế bào là thời điểm tại đó tế bào có cơ chế phân tử nhận biết được các tín hiệu hoá học để đưa ra "quyết định" tế bào có được chuyển sang giai đoạn kế tiếp hay không. Ví dụ: Tại điểm kiểm soát M ở cuối kì giữa, tế bào có hệ thống các phân tử đảm bảo nhận biết được tất cả các nhiễm sắc thể đã tập trung đầy đủ về mặt phẳng xích đạo hay chưa? Các vi ống đã được gắn vào hai phía của tâm động nhiễm sắc thể chưa? Chỉ khi nào mọi thứ đã sẵn sàng để các nhiễm sắc tử di chuyển thì tín hiệu hoá học mới được phát ra để các nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực tế bào.

- Tế bào có nhiều điểm kiểm soát (sách giáo khoa chỉ đưa ra 3 điểm) để đảm bảo nếu có một sai sót nào ở các điểm kiểm soát trước bị bỏ qua thì điểm kiểm soát sau sẽ còn cơ hội sửa chữa. Càng nhiều điểm kiểm soát thì chu kì tế bào càng được kiểm soát chặt chẽ để tránh những sai sót có thể xảy ra. Mọi sự sai sót trong chu kì tế bào đều có thể để lại hậu quả cho các tế bào con cũng như cho cả cơ thể.


Câu 26:

Khi một tế bào nhận biết thấy sự nhân đôi DNA có nhiều sai sót thì tế bào sẽ dừng lại ở giai đoạn nào trong chu kì tế bào và những hoạt động nào sẽ xảy ra?

Xem đáp án

- Trước khi bước vào nguyên phân, tế bào có hệ thống kiểm soát ở giai đoạn cuối G2, ở đó, hệ thống các phân tử rà soát xem sự nhân đôi DNA đã hoàn tất chưa, các sai sót trong DNA đã được sửa chữa chưa, nếu tất cả đã hoàn tất thì mới phát tín hiệu để tế bào bước vào giai đoạn nguyên phân. Do đó, khi một tế bào nhận biết thấy sự nhân đôi DNA có nhiều sai sót thì tế bào sẽ dừng lại ở kì trung gian.

 

- Những hoạt động có thể xảy ra: Nếu hệ thống kiểm soát nhận thấy DNA còn có sai sót chưa được sửa chữa, thì hệ thống kiểm soát ở cuối giai đoạn G2 sẽ phát tín hiệu dừng chu kì tế bào và kích hoạt hệ thống sửa sai để sửa chữa các sai hỏng. Nếu tế bào hoàn tất được việc sửa chữa DNA thì hệ thống kiểm soát phát tín hiệu tế bào chuyển sang nguyên phân. Nếu hệ thống sửa sai không sửa chữa được thì hệ thống kiểm soát kích hoạt con đường tự chết của tế bào.


Câu 27:

Mô tả cấu trúc của nhiễm sắc thể ở kì giữa. Tại sao hai nhiễm sắc tử cần phải đính với nhau ở tâm động?

Xem đáp án

- Cấu trúc của nhiễm sắc thể ở kì giữa: Nhiễm sắc thể ở kì giữa tồn tại ở trạng thái kép. Mỗi nhiễm sắc thể ở kì giữa gồm hai nhiễm sắc tử (chromatid) giống hệt nhau đính với nhau ở vùng tâm động. Mỗi nhiễm sắc tử chứa một phân tử DNA chạy dọc theo chiều dài của nhiễm sắc thể đơn.

- Hai nhiễm sắc tử cần phải đính với nhau ở tâm động vì: Vùng tâm động của nhiễm sắc thể có chức năng gắn với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào. Việc hai nhiễm sắc tử cần phải đính với nhau ở tâm động đảm bảo sự phân chia đồng đều vật chất di truyền về các cực của tế bào.


Câu 28:

Các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo vào kì giữa có ý nghĩa gì? Nếu các nhiễm sắc thể không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì điều gì sẽ xảy ra khi các nhiễm sắc thể phân li ở kì sau?

Xem đáp án

- Các NST co xoắn cực đại vào kì giữa có ý nghĩa giúp NST dễ dàng xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, đồng thời, NST dễ dàng di chuyển, tránh va chạm dẫn đến đứt gãy NST trong quá trình phân chia NST ở kì sau. Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì các NST sẽ gặp khó khăn trong quá trình phân li NST ở kì sau khiến cho các NST có thể bị va chạm dẫn đến đứt gãy NST hoặc cản trở sự phân li đồng đều của các NST về 2 cực đối diện của tế bào. Điều đó sẽ khiến cho các tế bào con được sinh ra bị đột biến NST, ảnh hưởng đến sự duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào.

- Các nhiễm sắc thể tập trung ở mặt phẳng xích đạo vào kì giữa để chuẩn bị cho sự di chuyển của các nhiễm sắc tử về hai cực tế bào ở kì sau. Sau đó, tại mặt phẳng xích đạo sẽ hình thành vách ngăn (ở tế bào thực vật) hoặc thắt eo (ở tế bào động vật) để phân chia tế bào, nhờ vậy, hai tế bào con được tạo ra có kích thước bằng nhau. Như vậy, vị trí mà các nhiễm sắc thể xếp hàng trước khi phân li về hai cực cũng chính là vị trí sẽ xảy ra việc phân chia tế bào chất tạo ra hai tế bào con. Ngoài ra, các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nhằm giúp tâm động của các NST kép dễ dàng được gắn đồng đều với các vi ống của thoi phân bào ở cả 2 phía. Nếu các nhiễm sắc thể không tập trung vào mặt phẳng ở giữa tế bảo mà lại tập trung lệch về một phía thì khi phân chia tế bào chất sẽ tạo ra một tế bào con có kích thước lớn và một tế bào con có kích thước nhỏ hơn. Điều này có thể thấy ở các tế bào nấm men phân chia bằng hình thức nảy chồi.


Câu 29:

Điều gì sẽ xảy ra khi hai chromatid của một nhiễm sắc thể nào đó không tách nhau ra ở kì sau của nguyên phân?
Xem đáp án

- Ở kì giữa của nguyên phân, mỗi nhiễm sắc thể gồm hai chromatid đính với nhau ở tâm động. Hai phía của tâm động được gắn với các thoi phân bào giúp các chromatid có thể di chuyển về hai cực tế bào ở kì sau.

- Nếu vì một lí do nào đó, hai chromatid của một nhiễm sắc thể không tách nhau ra và sự gắn thoi phân bào vào nhiễm sắc thể một cách không bình thường thì cả nhiễm sắc thể kép có thể di chuyển về một cực của tế bảo. Hệ quả dẫn đến một tế bào con có thừa một nhiễm sắc thể, trong khi tế bào còn lại thiếu một nhiễm sắc thể (đột biến lệch bội).


Câu 30:

Nếu tế bào đang phân chia được xử lí bằng hoá chất colchicine có chức năng ức chế sự hình thành vi ống trong hệ thống thoi phân bào thì hậu quả sẽ như thế nào?

Xem đáp án

Vi ống có chức năng giúp các nhiễm sắc tử di chuyển về hai cực của tế bào. Khi vi ống không được hình thành hoặc hình thành không chính xác thì sự di chuyển của các nhiễm sắc tử sẽ không xảy ra hoặc xảy ra một cách bất thường. Ở kì giữa, các nhiễm sắc thể đã được nhân đôi nhưng thoi phân bào không được hình thành nên nhiều khả năng các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển về hai cực của tế bào dẫn đến tế bào chất không được phân chia thành hai tế bào con. Kết quả của quá trình nguyên phân chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi so với tế bào lưỡng bội.


Câu 31:

Tại sao người ta lại nói ung thư là loại bệnh di truyền đặc biệt?

Xem đáp án

Bệnh di truyền thường được hiểu là bệnh phát sinh do có sự rối loạn (đột biến) trong bộ máy di truyền và thường được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ung thư là loại bệnh di truyền đặc biệt vì:

- Mặc dù đều có nguyên nhân là xuất hiện các đột biến nhưng tế bào phải tích luỹ nhiều đột biến mới làm phát sinh khối u (bệnh ung thư), trong khi đó, các bệnh di truyền khác thường chỉ do một hay một vài đột biến gây nên.

- Hơn nữa, bệnh ung thư mặc dù do đột biến gây nên nhưng hầu hết không được di truyền lại cho thế hệ sau vì các đột biến xảy ra và tích luỹ trong tế bào soma mà rất ít khi xảy ra trong tế bào sinh dục. Chỉ có khoảng 10% bệnh ung thư có thể di truyền cho đời sau.


Câu 32:

Giảm phân làm phát sinh các biến dị tổ hợp như thế nào?

Xem đáp án

Biến dị tổ hợp là loại biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ. Giảm phân làm phát sinh các biến dị tổ hợp bằng cách tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau nhờ sự trao đổi chéo tại kì đầu I và sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì sau I:

- Trong kì đầu I của giảm phân, các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp với nhau và có thể xảy ra trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc tử không chị em (trao đổi chéo) dẫn đến trình tự gene trên nhiễm sắc thể thay đổi làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

- Do sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể trong kì sau của giảm phân I nên các tế bào con nhận được các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau → xuất hiện biến dị tổ hợp.


Câu 33:

Bạn có một cây cam cho quả rất ngọt và sai quả. Nếu muốn nhân rộng giống cam của mình, bạn chọn phương pháp chiết cành hay nhân giống bằng hạt lấy từ quả của cây cam này? Giải thích.

Xem đáp án

- Nếu muốn nhân rộng giống cam của mình mà vẫn giữ được phẩm chất và năng suất quả như cây mẹ thì cần chọn phương pháp chiết cành thay vì nhân giống bằng hạt.

- Giải thích:

+ Biện pháp chiết cành là kiểu nhân giống vô tính dựa trên cơ sở phân bào nguyên phân. Do vậy, các cây con có vật chất di truyền (bộ nhiễm sắc thể) giống hệt như cây mẹ.

+ Hạt là sản phẩm của quá trình giảm phân và thụ tinh nên các cây con sinh ra từ cây mẹ có thể có các kiểu gene khác nhau và khác với bố mẹ ở một số gene. Do vậy, mục đích duy trì kiểu gene tốt của cây mẹ sẽ không được đảm bảo bằng hình thức nhân giống kiểu chiết cành.


Câu 34:

Một số loài cây như tre, sau vài chục năm sinh sản vô tính, các cây tre lại ra hoa kết hạt. Hãy cho biết sự kết hợp cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ở cùng một loài như vậy đem lại lợi ích gì.

Xem đáp án

- Sinh sản vô tính dựa trên hình thức phân bào nguyên phân nên các cây con có kiểu gene giống như cây mẹ. Nếu môi trường sống ổn định, cây con sẽ có kiểu gene thích nghi tốt với môi trường, giúp tăng khả năng sống sót. Đồng thời, sinh sản vô tính cũng giúp nhân nhanh số lượng cây con trong thời gian ngắn đảm bảo sự phát triển của loài.

- Sinh sản hữu tính tạo ra đời con có nhiều biến dị tổ hợp. Do vậy, làm tăng tiềm năng thích nghi ở đời con khi môi trường sống thay đổi (một trong số các tổ hợp gene có thể thích nghi được môi trường sống mới), qua đó, giúp duy trì nòi giống.

→ Kết hợp cả hai hình thức sinh sản giúp cho tre thích nghi hơn trong các điều kiện môi trường khác nhau. Khi môi trường ổn định, chúng sinh sản vô tính, khi môi trường bất lợi chúng sinh sản hữu tính.


Câu 35:

Việc trồng các giống cây nuôi cấy mô trên một diện tích rộng có thể đem lại lợi ích kinh tế rất lớn nhưng cũng đem lại rủi ro cao. Tại sao?

Xem đáp án

Việc trồng các giống cây nuôi cấy mô trên một diện tích rộng có thể đem lại lợi ích kinh tế rất lớn nhưng cũng đem lại rủi ro cao vì:

- Các cây nuôi cấy mô có kiểu gene giống hệt nhau nên khi trồng trên diện tích lớn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao vì chất lượng đồng đều, thu hoạch đồng loạt với số lượng lớn.

- Tuy nhiên, kiểu gene đồng nhất cũng chính là nhược điểm vì khi điều kiện môi trường biến đổi bất thường, không phù hợp với cây thì toàn bộ các cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí là chết dẫn đến mất mùa trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của người trồng.


Bắt đầu thi ngay