Trang chủ Lớp 8 Văn Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Thực hành Tiếng Việt trang 111

Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Thực hành Tiếng Việt trang 111

Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Thực hành Tiếng Việt trang 111

  • 68 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Xác định câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong những câu dưới đây (trích truyện Lão Hạc của Nam Cao). Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết mỗi kiểu câu đó.

a) Ông giáo hút trước đi.

b) Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói.

c) Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi.

d) Hỡi ơi lão Hạc!

e) Thế nó cho bắt à?

g) Chao ôi!

h) Lão đừng lo gì cho cải vườn của lão.

Xem đáp án

a)  Câu khiến - Câu dùng để đề nghị ông giáo hút thuốc trước.

b) Câu kể - Câu kể lại hành động của lão Hạc.

c) Câu kể - Câu là lời trình bày của ông giáo thuật về suy nghĩ trong mình.

d) Câu cảm - Câu có thán từ "Hỡi ơi" và dấu (!).

e) Câu hỏi -  Câu dùng để hỏi thông tin., có dấu (?) cuối câu.

g) Câu cảm - Câu có thán từ "Chao ôi" và dấu (!).

h) Câu khiến - Câu dùng để yêu cầu, câu có chứa từ "đừng".


Câu 3:

22/07/2024

Trong các câu dưới đây, câu nào là câu kể, câu nào là câu khiến? Vì sao?

a) Mời các bà cứ xơi đi cho. (Thạch Lam)

b) Hoàng mời tôi cùng đi với vợ chồng anh đến chơi nhà mấy người ở cùng phố tản cư về. (Nam Cao)

c) Tôi khuyên Trãi nên ở lại trong hang tôi mà chữa bệnh ... (Tô Hoài)

d) Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này. (Vích-to Huy-gô)

Xem đáp án

- Ý a) là câu khiến vì về nghĩa, câu này dùng để yêu cầu (động từ mời ở câu này chỉ hành động cầu khiến của người nói – ở ngôi 1, hướng tới người nghe - ở ngôi 2); về hình thức, câu này có từ đi biểu thị ý cầu khiến (thúc giục).

- Ý b) là câu kể vì về nghĩa, câu này dùng để thuật lại một sự việc đã diễn ra; về hình thức, mặc dù câu này cũng có động từ mời nhưng động từ này không được dùng để biểu thị hành động cầu khiến của người nói (như mời ở câu a). Mặt khác, câu b) không có từ mang ý cầu khiến (như đi ở câu a).

- Ý c) là câu kể vì về nghĩa, câu này dùng để thuật lại một sự việc đã diễn ra; về hình thức, mặc dù câu này cũng có động từ mời nhưng động từ này không được dùng để biểu thị hành động cầu khiến của người nói.

- Ý d) là câu khiến vì về nghĩa, câu này dùng để yêu cầu (động từ mời ở câu này chỉ hành động cầu khiến của người nói – ở ngôi 1, hướng tới người nghe - ở ngôi 2); về hình thức, câu này có từ đi biểu thị ý cầu khiến (khuyên bảo).


Câu 4:

14/07/2024

Tìm thành phần phụ chú trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm hình thức giúp nhận ra mỗi thành phần đó và nêu tác dụng của chúng.

a) Tuy dung lượng không lớn, “Tắt đèn” đã đưa ra đủ mặt những đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội nông thôn khi đó: bọn địa chủ độc ác, keo kiệt, bọn cường hào tham lam, thô lỗ; bọn quan lại dâm ô, bỉ ổi; bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa ... (Nguyễn Hoành Khung)

b) Tác giả của “Chìa khoả vũ trụ của Gioóc-giơ” là hai cha con, Xti-vân Hoóc-kinh và Lu-xi – con gái ông. (Theo Phúc Yên)

e) Những nhân vật trong truyện của ông, người nào cũng ảnh lên vẻ đẹp của tâm hồn: hiền lành, chất phác, đôn hậu ... (Trần Hữu Tá)

d) Nội cũng cười, trông nội vui lắm, cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh. (Nguyễn Ngọc Tư)

Xem đáp án

Câu

Thành phần phụ chú

Dấu hiện hình thức

Tác dụng

a

bọn địa chủ độc ác, keo kiệt; bọn cường hào tham lam, thô lỗ; bọn quan lại dâm ô, bỉ ổi; bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa;...

 

Được đặt sau dấu hai chấm

 Dùng để giải thích làm rõ nghĩa cho cụm danh từ (những đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội nông thôn khi đó) đứng trước.

b

con gái ông.

Được đặt sau dấu gạch ngang

Dùng để giải thích làm rõ nghĩa cho danh từ (Lu-xi) đứng trước.

c

hiền lành, chất phác, đôn hậu... 

Được đặt sau dấu hai chấm

Dùng để giải thích làm rõ nghĩa cho cụm danh từ (vẻ đẹp của tâm hồn) đứng trước.

d

cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh;... 

Được đặt sau dấu phẩy.

Giải thích làm rõ nghĩa cho cụm từ (trông nội vui lắm) đứng trước.


Câu 5:

19/07/2024

Thế nào là viết bài giới thiệu một cuốn sách?

Xem đáp án

Viết bài giới thiệu một cuốn sách là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về cuốn sách đó như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa... của cuốn sách.


Câu 7:

14/07/2024

Có những lưu ý nào khi viết bài giới thiệu một cuốn sách?

Xem đáp án

Những lưu ý khi viết bài giới thiệu một cuốn sách:

- Lựa chọn cuốn sách muốn giới thiệu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

- Đọc kĩ cuốn sách cần giới thiệu để xác định các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật, giá trị, ý nghĩa của cuốn sách.

- Tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan đến cuốn sách, ví dụ: tác giả, hoàn cảnh ra đời, đánh giá của bạn đọc về cuốn sách,...

- Lựa chọn trật tự sắp xếp, trình bày các thông tin trong bài giới thiệu.

- Lựa chọn sử dụng hình ảnh, sơ đồ,... kết hợp với chữ viết để giới thiệu thông tin; có thể viết tay hoặc trình bày trên máy vi tính.


Câu 8:

22/07/2024

Dựa vào phần tìm ý được hướng dẫn cho đề bài trong SGK (trang 118), hãy lập dàn ý cho đề bài đó.

Xem đáp án

- Mở bài:

+ Nêu tên cuốn sách và lí do giới thiệu cuốn sách.

- Thân bài:

+ Giới thiệu thông tin chung về cuốn sách: tác giả, thể loại, thông tin về xuất bản,...

+ Giới thiệu nội dung của cuốn sách: tóm tắt nội dung, để tải, chủ đề.

+ Giới thiệu hình thức của cuốn sách: bố cục, cách trình bày, nét đặc sắc về hình thức, sự phối hợp kênh hình và kênh chữ.....

- Kết bài:

+ Giới thiệu giá trị, ý nghĩa của cuốn sách; giá trị nội dung và nghệ thuật, thông điệp, bài học,... từ cuốn sách.

+ Đánh giá, khái quát chung về cuốn sách, khích lệ mọi người lựa chọn để đọc cuốn sách.


Câu 9:

22/07/2024

Luyện viết tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết cho một trong hai đề sau:

(1) Hãy viết bài giới thiệu một cuốn sách văn học hoặc khoa học mà em thấy có ý nghĩa với bản thân.

(2) Trang web trường em có chuyên mục “Mỗi tháng một cuốn sách hay”. Giả sử là người viết bài cho chuyên mục này, em hãy lựa chọn và giới thiệu một cuốn sách hay đến thầy cô và bạn bè trong trường.

Xem đáp án

Bài viết tham khảo

Các bạn thân mến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta”. Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách mỗi con người. Để có thể hiểu biết về lịch sử Việt Nam, “Việt Nam Sử Lược” của tác giả Trần Trọng Kim sẽ rất hữu ích cho người đọc.

"Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim là một tác phẩm lịch sử quan trọng của Việt Nam. "Việt Nam Sử Lược" xuất bản lần đầu vào năm 1920. Đây là một tác phẩm được biên soạn dựa trên nhiều nghiên cứu trước đó, như "Nam Sử Tiểu Học" và "Sơ Học An Nam Sử Lược" từ những năm 1914-1917. Cuốn sách này đánh dấu sự ra đời của bộ thông sử viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, theo phương pháp hiện đại.

"Việt Nam Sử Lược" là một trong những tác phẩm đầu tiên tại Việt Nam thoát ly khỏi lối chép sử biên niên truyền thống của Trung Quốc. Thay vì chỉ liệt kê các sự kiện riêng lẻ, Trần Trọng Kim biên soạn tác phẩm này như một câu chuyện liên tục và hấp dẫn, thể hiện mối liên hệ nhân quả và biện chứng giữa các sự kiện theo dòng thời gian.

Trong tác phẩm này, không chỉ tập trung vào việc ghi chép hành vi và hoạt động của vua chúa và quan lại, "Việt Nam Sử Lược" cũng quan tâm đến đời sống thực tế của dân chúng, sinh hoạt xã hội, phong tục, tín ngưỡng và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống xã hội Việt Nam. Tất cả được thể hiện với một thái độ điềm tĩnh, khách quan và công bằng, đúng như một sử gia đáng tin cậy.

"Việt Nam Sử Lược" đã lâu đã được coi là một kiệt tác trong lĩnh vực sử học Việt Nam và là cuốn sách lịch sử Việt Nam để đời của học giả Trần Trọng Kim. Được viết dễ hiểu, sinh động và hấp dẫn, cuốn sách này là một tài liệu quý báu về lịch sử và văn hóa Việt Nam và vẫn luôn được xem là một trong những cuốn sách lịch sử quan trọng nhất trong nền văn học Việt Nam.


Câu 11:

14/07/2024

Lựa chọn một phn trong dàn ý đã thực hiện theo hướng dẫn của SGK (trang 119) để tập thuyết trình.

Xem đáp án

Bài thuyết trình tham khảo: Giới thiệu về cuốn sách Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế - Adam Khoo

Điều quan trọng nhất với một người đọc sách chính là tìm được cuốn sách bổ ích và cần thiết cho nhu cầu của bạn. Và một trong những cuốn sách tôi muốn giới thiệu đến ở đây đó là cuốn sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” của tác giả người Singapore Adam Khoo và được dịch sang tiếng Việt bởi Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy. Cuốn sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” được đúc kết từ rất nhiều năm kinh nghiệm của Adam Khoo. Adam muốn chia sẻ những phương pháp và kỹ năng mà anh đã áp dụng từ năm 13 tuổi, trên con đường đi đến thành công trong học vấn và sự nghiệp. Từ một đứa trẻ được coi là “vô dụng”, “bất tài”, “học kém” Adam đã vươn lên và trở thành một triệu phú trẻ và giàu có nhất Singapore. Nó cũng giống như tên cuốn sách, đó là những bí quyết để dẫn đến thành công mà anh chia sẻ qua

từng trang sách, từng chương cũng như từng đề mục. Đầu tiên tác giả đã đưa ra một loạt những biểu hiện trước khi anh đến với thành công. Nó có thể được tóm gọn bằng những từ như “ngu si” "đần độn” (chương I). Nhưng lần lượt qua những trang sách sau bạn phải thật sự ngạc nhiên khi tác giả đã tự tạo ra cho mình một bước ngoặc lớn để thay đổi cuộc đời, số phận. Bằng những bước đi cơ bản từ dễ đến khó, Adam đã thực sự bắt tay vào hành động với mục tiêu phía trước. Lần lượt qua những trang sách này các bạn sẽ nhận biết được chân dung của một triệu phú trẻ đã phải vượt qua thử thách kiên trì như thế nào để có được ngày hôm nay. Càng đọc tôi càng thấy nó thực sự cuốn hút, muốn đọc thật nhanh để tìm ra những bí quyết mà Adam đã đúc kết được.


Bắt đầu thi ngay